Tài liệu Phú yên : Vùng đất của những giá trị lịch sử - văn hóa phong phú và đặc sắc .

Thảo luận trong 'Lịch Sử' bắt đầu bởi Thúy Viết Bài, 5/12/13.

  1. Thúy Viết Bài

    Thành viên vàng

    Bài viết:
    198,891
    Được thích:
    167
    Điểm thành tích:
    0
    Xu:
    0Xu
    Phú yên : Vùng đất của những giá trị lịch sử - văn hóa phong phú và đặc sắc .

    Phú Yên là một trong các địa phương có nhiều danh thắng, di tích nổi tiếng. Trong đó, huyện Tuy An với sự đa dạng về địa hình, địa mạo và giàu truyền thống yêu nước, đã tạo nên nhiều danh thắng, di tích lịch sử, văn hóa được công nhận cấp quốc gia. Đó là: đầm Ô Loan, địa đạo Gò Thì Thùng, chùa cổ Từ Quang, gành Đá Đĩa, thành An Thổ, mộ và đền thờ Lê Thành Phương, vụ thảm sát Ngân Sơn - Chí Thạnh.


    Sở Văn hóa, Thể thao, Du lịch tỉnh Phú Yên cho biết: Thành An Thổ (thôn An Thổ, xã An Dân) được xây dựng vào đầu thập niên 30 của thế kỷ XIX, dưới triều vua Minh Mạng. Đây là trung tâm chính trị, kinh tế, văn hóa của tỉnh Phú Yên từ năm 1836 đến năm 1889 và phủ Tuy An từ năm 1899 đến cuối thập niên 30 của thế kỷ XX. Tòa thành có hình vuông, độ dài mỗi cạnh là 300 m. Thành có 4 cửa, gọi là cửa tiền, cửa hậu, cửa hữu, cửa tả, tương ứng với 4 mặt Đông, Tây, Nam. Bắc. Bên ngoài thành có hệ thống hào nước bao bọc. Trung tâm thành là nơi đặt các công sở của bộ máy chính quyền phong kiến đương thời. Thành An Thổ là nơi lưu dấu sự kiện lịch sử quan trọng trong phong trào Cần Vương chống Pháp ở Phú Yên dưới sự chỉ huy của thủ lĩnh Lê Thành Phương cuối thế kỷ XIX. Đặc biệt, thành An Thổ là nơi sinh ra đồng chí Trần Phú, Tổng Bí thư đầu tiên của Đảng Cộng sản Việt Nam. Địa điểm này gắn với tuổi thơ của đồng chí Trần Phú từ năm 1904 đến năm 1907. Bộ VHTT (nay là Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch) đã công nhận thành An Thổ là di tích khảo cổ cấp quốc gia. Hướng đến kỷ niệm 400 năm Phú Yên, Năm Du lịch quốc gia duyên hải Nam Trung Bộ - Tây Nguyên 2011, tỉnh đang tiến hành trùng tu, tôn tạo, xây dựng nhà lưu niệm tại thành An Thổ với số vốn đầu tư lên đến 15 tỉ đồng. Rồi đây, thành An Thổ sẽ trở thành một điểm đến lịch sử - văn hóa hấp dẫn cho khách tham quan.

    Nếu như vụ thảm sát Ngân Sơn - Chí Thạnh ghi dấu tội ác dã man của thực dân Pháp đối với đồng bào yêu nước ngày 7/9/1954 thì địa đạo Gò Thì Thùng ở xã An Xuân là một biểu hiện sáng ngời về tinh thần đấu tranh của quân dân Phú Yên nói chung, quân dân Tuy An nói riêng thời kháng chiến chống Mỹ cứu nước. Được khởi công xây dựng vào ngày 10/5/1964 và hoàn tất vào tháng 8/1965, địa đạo Gò Thì Thùng có chiều dài gần 2km và 10km giao thông hào, tạo thành một mặt trận kiên cố, là cơ sở vững chắc cho bộ đội ta và dân quân du kích địa phương bố phòng đánh địch, đánh tan nhiều cuộc hành quân của địch trong chiến tranh cục bộ, làm nên những chiến công vang dội vào mùa khô năm 1966. Tỉnh Phú Yên đang có kế hoạch xây dựng địa đạo Gò Thì Thùng trở thành điểm đến trong chương trình hướng tới kỷ niệm 400 năm Phú Yên và Năm Du lịch quốc gia duyên hải Nam Trung Bộ - Tây Nguyên 2011, đồng thời, nâng cấp lễ hội đua ngựa truyền thống Gò Thì Thùng lên tầm tỉnh và khu vực.

    Từ trung tâm TP.Tuy Hòa, đi về hướng Bắc khoảng 20km, là làng Mỹ Phú, xã An Hiệp, nơi có đền thờ Thống soái quân vụ đại thần Lê Thành Phương, người chí sĩ yêu nước dựng cờ Cần Vương. Đền thờ Lê Thành Phương được xây trên một trảng đất cao theo kiến trúc cổ, hướng ra cánh đồng. Năm 1996, mộ và đền thờ ông được Nhà nước công nhận di tích lịch sử cấp quốc gia. Để tưởng nhớ công lao, khí tiết vị anh hùng dân tộc, hàng năm, cứ vào ngày 28 tháng giêng, chính quyền và nhân dân Phú Yên tổ chức lễ dâng hương và mở hội với nhiều trò chơi dân gian thu hút đông đảo người tham dự, tưởng vọng. Trong dân gian đã lưu truyền câu ca dao nói về ông:
     

    Các file đính kèm:

Đang tải...