Thạc Sĩ Phú Yên dưới thời các chúa Nguyễn (1578 - 1773)

Thảo luận trong 'Lịch Sử' bắt đầu bởi Thúy Viết Bài, 5/12/13.

  1. Thúy Viết Bài

    Thành viên vàng

    Bài viết:
    198,891
    Được thích:
    170
    Điểm thành tích:
    0
    Xu:
    0Xu
    MUC LUC

    MỞ ĐẦU
    1. Lý do chọn đề tài . 1
    2. Mục đích nghiên cứu 2
    3. Lịch sử nghiên cứu vấn đề 2
    4. Đối tượng và giới hạn nghiên cứu . 6
    5. Nguồn tư liệu và phương pháp nghiên cứu 7
    6. Kết quả đóng góp của luận văn . 8
    7. Bố cục luận văn . 8

    CHƯƠNG 1
    PHÚ YÊN TRONG BUỔI ĐẦU MỞ ĐẤT LẬP LÀNG THỜI
    CHÚA NGUYỄN HOÀNG (1558 – 1613)
    1.1. Phú Yên trước thời chúa Nguyễn Hoàng 9
    1.1.1. Phú Yên trước thời vương quốc Chăm pa . 9
    1.1.2. Phú Yên thời Lê (1471 – 1578) 18
    1.2. Quá trình mở đất lập làng dưới thời Nguyễn Hoàng . 21
    1.2.1. Những vùng đất ban đầu . 21
    1.2.2. Thành lập làng xã 22
    1.2.3. Lương Văn Chánh trong công cuộc khai phá đất Phú Yên . 25
    1.2.3.1. Vài nét về tiểu sử Lương Văn Chánh 25
    1.2.3.2. Vai trò của Lương Văn Chánh trên đất Phú Yên . 28

    CHƯƠNG 2
    TÌNH HÌNH KINH TẾ VÀ TỔ CHỨC BỘ MÁY CAI TRỊ
    DƯỚI THỜI CÁC CHÚA NGUYỄN (1578 – 1773)
    2.1. Kinh tế 34
    2.1.1.Tình hình ruộng đất và kinh tế nông nghiệp 34
    21.1.1. Chính sách ruộng đất của các chúa Nguyễn . 34
    2.1.1.2. Chế độ tô thuế nông nghiệp và đời sống nông dân . 43
    2.1.2.Lâm nghiệp 47
    2.1.2.1. Tình hình lâm nghiệp 47
    2.1.2.2. Thuế má và đời sống cư dân miền núi . 49
    2.1.3.Ngư nghiệp 51
    2.1.3.1. Tình hình ngư trường, ngư dân và ngư cụ 51
    2.1.3.2. Thuế má và đời sống của ngư dân 53
    2.1.4.Thủ công nghiệp 54
    2.1.4.1. Ngành nghề và các làng nghề truyền thống 54
    2.1.4.2. Thuế má và đời sống cư dân các làng nghề . 56
    2.1.5.Giao thông 58
    2.1.5.1. Giao thông đường bộ 58
    2.1.5.2. Giao thông đường thuỷ . 59
    2.1.5.3. Thuế giao thông . 61
    2.1.6.Thương mại 62
    2.1.6.1. Buôn bán trong nước 62
    2.1.6.2. Buôn bán với nước ngoài . 64
    2.1.6.3. Thuế má và đời sống thương nhân 66
    2.2. Tổ chức bộ máy cai trị thời các chúa Nguyễn . 67
    2.2.1. Tổ chức bộ máy các cấp 67
    2.2.1.1. Tổ chức bộ máy cấp phủ . 67
    2.2.1.2. Tổ chức bộ máy cấp huyện . 70
    2.2.1.3. Tổ chức bộ máy cấp xã . 71
    2.2.2. Tổ chức tự trị (các dòng họ) 72
    2.2.3. Quan hệ Phú Yên với Thuỷ Xá và Hoả Xá . 75



    CHƯƠNG 3
    TÌNH HÌNH XÃ HỘI VÀ SINH HOẠT VĂN HOÁ CỦA PHÚ YÊN
    DƯỚI THỜI CÁC CHÚA NGUYỄN
    3.1. Tình hình xã hội . 79
    3.1.1. Dân cư và dân số 79
    3.1.1.1. Nguồn gốc dân cư . 79
    3.1.1.2. Tình hình dân số . 82
    3.1.2. Chính sách xã hội . 84
    3.1.2.1. Chế độ thuế khoá 84
    3.1.2.2. Các chính sách khác . 86
    3.1.3. Đấu tranh xã hội . 87
    3.1.3.1. Những cuộc nổi dậy của người Chămpa 87
    3.1.3.2. Khởi nghĩa của nông dân chống chúa Nguyễn . 87
    3.2. Sinh hoạt văn hoá . 89
    3.2.1. Ăn – Mặc - Ở . 89
    3.2.1.1. Aên . 89
    3.2.1.2. Mặc . 91
    3.2.1.3. Ở . 94
    3.2.2. Phong tục tập quán . 96
    3.2.2.1. Hôn nhân 96
    3.2.2.2. Tang chế . 97
    3.2.3. Tiếng nói 99
    3.2.4. Lễ hội 102
    3.2.4.1. Lễ tết Nguyên Đán 102
    3.2.4.2. Hội đánh bài chòi 103
    3.2.4.3. Lễ cầu ngư 105
    3.2.4.4. Lễ cúng bến nước 106
    3.2.4.5. Lễ đâm trâu xoay cột 107
    3.2.5. Tín ngưỡng Tôn giáo . 107
    3.2.5.1. Tín ngưỡng thờ cúng tổ tiên . 107
    3.2.5.2. Tín ngưỡng cộng đồng 108
    3.2.5.3. Tín ngưỡng Phật giáo 112
    3.2.5.4. Tín ngưỡng Thiên chúa giáo 114
    3.2.6. Văn học nghệ thuật, kiến trúc – điêu khắc 115
    3.2.6.1. Văn học nghệ thuật . 115
    3.2.6.2. Kiến trúc - điêu khắc . 119
    3.2.7. Giáo dục thi cử . 124
    3.2.8. Di tích lịch sử . 126
    3.2.8.1. Mộ và đền thờ Lương Văn Chánh 126
    3.2.8.2. Di tích dinh Trấn biên . 128
    KẾT LUẬN 132
    TÀI LIỆU THAM KHẢO 136
    BẢNG CHÚ DẪN PHỤ LỤC
    PHỤ LỤC


    MỞ ĐẦU
    1. Lý do chọn đềtài
    * Ý nghĩa khoa học:
    Xác định đúng quá trình hình thành và phát triển của dân tộc là một trong những vấn đề lớn có nhiều ý nghĩa khoa học và thực tiễn của lịch sử Việt Nam. Vấn đề này từ lâu đã được giới sử học quan tâm nghiên cứu.
    Dưới thời các Chúa Nguyễn, Phú Yên được coi là vùng đất mở đầu cho sự nghiệp khai phá xứ Đàng Trong vào cuối thế kỉ XVI đến nửa đầu thế kỉ XVII.
    Tuy nhiên, từ trước tới nay, Phú Yên chưa được giới nghiên cứu quan tâm một cách đúng mực. Hầu như chưa có một công trình khoa học nào đặt vấn đề nghiên cứu Phú Yên một cách toàn diện và thấu đáo, đặc biệt ở giai đoạn thế kỉ XVI, XVII và XVIII - giai đoạn mở mang xứ Đàng Trong của các Chúa Nguyễn.
    Thực hiện luận văn này nhằm góp phần tái hiện lại vùng đất Phú Yên trong các thế kỉ XVI, XVII, XVIII.
    Luận văn cũng góp phần thẩm định hệ thống các tư liệu khoa học nghiên cứu về vùng đất Phú Yên, từ đó đưa ra những nhận định và quan điểm đúng đắn về vùng đất này.
    * Ý nghĩa thực tiễn
    Thông qua "Phú Yên dưới thời các chúa Nguyễn (1578 - 1773)", góp phần bảo tồn những di tích, di vật có liên quan đến thời các chúa Nguyễn.
    Thông qua các tư liệu đó, giúp chúng ta hiểu rõ hơn bức tranh về Phú Yên từ thế kỉ XVI đến nửa đầu thế kỉ XVIII.
    Cung cấp những luận cứ khoa học cho việc hoạch định phát triển vùng đất Phú Yên, phù hợp với tiềm năng và giá trị lịch sử hiện có của Phú Yên.
    Phát hiện những giá trị tinh thần và vật chất của vùng đất này nhằm phát huy tiềm năng du lịch, tạo cơ hội cho Phú Yên phát triển trong hiện tại và tương lai.
    Hình thành nền tảng cơ bản cho giáo trình địa phương học trong nhà trường.
    Làm tư liệu tra cứu cho nhiều đối tượng.
    Với ý nghĩa khoa học và ý nghĩa thực tiễn đó, chúng tôi mạnh dạn chọn đề tài Phú Yên dưới thời các chúa Nguyễn (1578 - 1773)”
    2. Mục đích nghiên cứu
    Với “Phú Yên dưới thời các Chúa Nguyễn (1578 – 1773)”, luận văn sẽ dựng lại bức tranh tổng thể của Phú Yên trên các mặt kinh tế - xã hội - chính trị từ năm 1578 đến năm 1773.
    Qua việc giải quyết các vấn đề trên, luận văn nhằm làm nổi bật vai trò và vị trí của Phú Yên trong quá trình mở mang xứ Đàng Trong dưới thời các chúa Nguyễn (1578 - 1773).
    Cung cấp thêm nguồn tư liệu lịch sử cho những người muốn tìm hiểu về Phú Yên. Gìn giữ, bảo tồn các di tích lịch sử, góp phần vào việc phát triển ngành du lịch của Phú Yên.
     

    Các file đính kèm:

Đang tải...