Tiểu Luận Phụ nữ Việt Nam với áp lực sinh con trai nối dõi trong gia đình

Thảo luận trong 'Xã Hội Học' bắt đầu bởi Thúy Viết Bài, 5/12/13.

  1. Thúy Viết Bài

    Thành viên vàng

    Bài viết:
    198,891
    Được thích:
    173
    Điểm thành tích:
    0
    Xu:
    0Xu
    Bài tiểu luận cuối kỳ
    Môn : Xã hội học gia đình
    Đề tài : Phụ nữ Việt Nam với áp lực sinh con trai nối dõi trong gia đình.

    1. Một vài suy nghĩ về tính bức xúc của vấn đề trong xã hội.
    Phụ nữ và áp lực sinh con trai nối dõi trong gia đình thực chất là một vấn đề không mới trong cuộc sống gia đình người Việt. Nó tồn tại trong xã hội Việt Nam từ rất lâu rồi và cho đến tận bây giờ ( xã hội hiện đại ) thì áp lực sinh con trai luôn là trách nhiệm, là nỗi lo sợ lớn đối với người phụ nữ. Thực tế mà nói, thì đây cũng chỉ là một khía cạnh trong xã hội, chúng ta không nên vơ đũa cả nắm, bởi vẫn có nhiều gia đình có quan niệm tiến bộ, cho rằng sinh con trai hay con gái đều trân trọng và yêu quý như nhau. Vì vậy, đề tài này chỉ tập trung vào nhóm phụ nữ chịu áp lực trong việc sinh con trai nối dõi cho gia đình nhà chồng, nên một bộ phận các gia đình có quan niệm tiến bộ kia xin phép không được đề cập tới. Mục tiêu hướng tới của đề tài trên, là có thể vận dụng các lý thuyết trong bộ môn Xã hội học Gia đình để phân tích, lí giải các nguyên nhân của hiện tượng này. Đồng thời hi vọng có thể mở ra một hướng nhìn mới trong tương lai.
    Nước ta vốn chịu ảnh hưởng sâu sắc của Nho giáo , Phật giáo, . Trải qua hàng nghìn năm phong kiến , tư tưởng Nho giáo vẫn còn tồn tại đến tận ngày nay. Việc quan niệm phải có con trai để nối dõi cũng bắt nguồn sâu xa từ những phong tục tập quán, từ truyền thống chứ không hoàn toàn dựa trên cơ sở khoa học nào. Thực tế, về mặt di truyền học, dù là con trai hay con gái cũng đều nhận được 50% vật liệu di truyền từ bố và 50% từ mẹ. Người bố mang hai nhiễm sắc thể là X và Y, trong khi đó người mẹ chỉ mang duy nhất nhiễm sắc thể X. Nếu nhiễm sắc thể Y của người bố kết hợp với nhiễm sắc thể X của người mẹ thì kết quả sẽ sinh con trai ( XY ). Còn ngược lại, sự kết hợp là X – X (XX ) thì sẽ là con gái. Vì thế, sinh con trai hay con gái đều phụ thuộc vào gens của người đàn ông chứ không hoàn toàn là tại phụ nữ. Có chăng, vì phụ nữ là người trực tiếp mang nặng đẻ đau nên phải chịu bất công hơn ? Điều này là hoàn toàn vô lý và phản khoa học. Bởi nguyên nhân không sinh được con trai không đến từ một phía mà từ người nam giới là chính. Nhưng tại sao phụ nữ lại là người chịu áp lực về tâm lý, thậm chí là tổn thương về tinh thần khi không thể sinh được con trai ? Có lẽ đây là câu hỏi không thể có lời giải đáp bởi quan niệm gia trưởng, trọng nam khinh nữ vốn ăn sâu vào tâm trí, vào cách sống, cách suy nghĩ của nhiều gia đình.
    Người phụ nữ không sinh được con trai là người “ không biết đẻ “, là kẻ thất bại trong hôn nhân, có thể phải chấp nhận để chồng có con với người khác, Nhưng nếu đi sâu vào mổ xẻ vấn đề thực tế thì không phải tại họ, vậy tại sao cái nghịch lý trớ trêu này cứ luôn đeo bám lấy người phụ nữ suốt bao nhiêu năm qua ? Gieo cho họ nhiều khổ đau, ngang trái ? Khiến họ phải chịu nhiều vất vả, ấm ức nếu không sinh được con trai nối dõi tông đường.
    Bà Nobuko Horibe – Giám đốc văn phòng khu vực Châu Á – Thái Bình Dương của UNFPA cho biết : “ Phụ nữ phải chịu áp lực nặng nề về việc sinh con trai . Điều này không chỉ trực tiếp ảnh hưởng đến đời sống tình dục và sinh sản của phụ nữ với những hệ lụy lien quan đến sức khỏe và tính mạng của họ , mà còn đẩy phụ nữ vào tình trạng phải vĩnh viễn chấp nhận vị thế kém hơn do tâm lí ưa thích con trai “. Đồng quan điểm , Phó tổng cục trưởng tổng cục dân số - Kế hoạch hóa gia đình Nguyễn Văn Tân chia sẻ : Ở Việt Nam, tư tưởng Nho giáo đã ăn sâu vào nếp nghĩ của nhiều người dân . Mô hình gia đình truyền thống, nối dõi tong đường, thờ phụng tổ tiên , phụng dưỡng cha mẹ là những giá trị xã hội, Khi cha mẹ chết, con trai đứng trước con gái đứng sau. Ngay cả khi nói lời cảm ơn với những người đến viếng trong tang lễ cũng phải là con trai, nếu không có con trai thì phải nhờ con trai của chú , bác, họ hàng , .con gái không được. ( http://tuphaptamky.gov.vn/wp/?p=4004 )
    Điều cốt lõi gây ra sực bức xúc ở đây là việc chúng ta đang sống trong một xã hội hiện đại, chúng ta hiểu rõ về bất bình đẳng giới nhưng vẫn không tài nào gạt tâm lí trọng nam khinh nữ sang một bên để vô tư đón nhận bất cứ một đứa con, đứa cháu dù là trai hay gái. Thậm chí, nhiều gia đình nhà người chồng còn tỏ thái độ khó chịu, bực bội ra mặt nếu con dâu không sinh được người “chống gậy “. Điều này đã đẩy nhiều người phụ nữ đến bên bờ vực của sự tuyệt vọng, chán nản lên đến cực độ. Họ không biết phải làm gì với cái nghĩa vụ mà đáng ra, người đán ông của đời họ mới là người phải chịu trách nhiệm nhiều nhất.
    2. Khái quát thực tế về áp lực sinh con nối dõi ở phụ nữ.
    - Rõ ràng, có con trai nối dõi là quan niệm do xã hội cũ để lại, nhưng ngày nay quan niệm đó vẫn còn tồn tại, thậm chí coi đó là điều hiển nhiên, cần thiết trong mỗi gia đình. Điều này ngoài vấn đề do tư tưởng, nó còn chịu ảnh hưởng của những hệ lụy do không có con trai gây ra. Ngay cả những bà mẹ, khi sinh con cũng muốn mình có con trai, nếu không thì thế nào cũng bị đồng nghiệp trêu. Những ông bố không con trai đi đâu cũng bị trêu, bị đả kích, nhất là ở quê thì vấn đề này càng trở nên nặng nề, nào là không có thằng chống gậy, ngồi mâm dưới Ở một số nước, việc con gái lên ngôi vua chẳng có gì lạ, chẳng hạn ở Anh có nữ hoàng. Ở Nhật Bản, trước đây hiến pháp quy định con gái không được truyền ngôi từ Nhật Hoàng, nhưng tôi biết họ đã nói đến vấn đề thay đổi hiến pháp để con gái có thể nối ngôi vua.
    Như vây, qua phân tích trên đây có thể thấy con trai hay con gái là như nhau, quan niệm phải có con trai hoàn toàn cổ hủ, lạc hậu. Vấn đề là làm thế nào để mọi người hiểu được điều đó?Và xa hơn nữa là tiến tới nam nữ bình đẳng.Để làm được điều đó, ngoài việc tuyên truyền, giáo dục chúng ta cần phải phát triển hệ thống nhà dưỡng lão để người già ít phụ thuộc hơn vào con cái.Tuyên truyền
     

    Các file đính kèm:

Đang tải...