Luận Văn Phụ nữ tham gia lãnh đạo và quản lý ở Việt Nam hiện nay

Thảo luận trong 'Xã Hội Học' bắt đầu bởi Thúy Viết Bài, 5/12/13.

  1. Thúy Viết Bài

    Thành viên vàng

    Bài viết:
    198,891
    Được thích:
    173
    Điểm thành tích:
    0
    Xu:
    0Xu
    Phụ nữ tham gia lãnh đạo và quản lý ở Việt Nam hiện nay
    MỤC LỤC


    I. MỞ ĐẦU

    1. Lý do chọn đề tài do
    2.Ý nghĩa khoa học và thực tiễn
    3. Mục tiêu nghiên cứu
    4. Đối tượng, khách thểvà phạm vi nghiên cứu
    4.1 Đối tượng nghiên cứu
    4.2 Khách thể nghiên cứu
    4.3 Phạm vi nghiên cứu
    5.Phương pháp nghiên cứu
    5.1 Phương pháp luận
    5.2 Phương pháp nghiên cứu cụ thể
    6.Giả thuyết nghiên cứu và khung lý thuyết
    6.1 Giả thuyết nghiên cứu
    6.2 Khung lý thuyết

    II> NỘI DUNG CHÍNH.

    Chương I : CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ THỰC TỄN

    1.Cơ sở lý luận
    1.1 Lý thuyết nghiên cứu giới và phát triển trong Xã hội học về Giới
    1.2 Phương pháp tiếp cận giới
    1.3 Lý thuyết tương tác biểu trưng giới
    2. Tổng quan về vấn đề nghiên cứu
    3. Những khái niệm công cụ
    3.1 Khái niệm giới
    3.2 Khái niệm Bình đẳng và bất bình đẳng giới
    3.3 định kiến giới
    3.4 Lãnh đạo và quản lý
    3.5 Địa vị xã hội

    Chương II: KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU

    1.Tình hình phụ nữ tham gia lãnh đạo, quản lý trên thế giới
    2.Thực trạng phụ nữ tham gia lãnh đạo, quản lý ở Việt Nam
    2.1 Phụ nữ Việt Nam tham gia lãnh đạo, quản lý trong lịch sử
    2.2 Quan điểm của Đảng và Nhà nước đối với phụ nữ trong công tác lãnh đạo và quảnlý
    2.3 Thực trạng phụ nữ tham gia lãnh đạo, quản lý ở Việt Nam hiện nay
    2.3.1 trong cơ Quan lập pháp
    2.3.2 trong cơ quana hành pháp
    2.3.3 Trong cơ quan tư pháp
    2.3.4 Trong các cấp Đảng uỷ
    2.3.5 Trong các đoàn thể chính trị xã hội
    3. Nguyên nhân phụ nữ Việt Nam còn ít tham gia hoạt động chính trị - xã hội
    3.1 Định kiến giới về năng lực
    3.2 Gánh nặng gia đình
    3.3 Chính sách của Đảng và Nhà nước
    3.4 Văn hoá truyên thống, những tập tục phong kiến

    III: KẾT LUẬN VÀ KHUYẾN NGHỊ


    A. MỞ ĐẦU
    1. Lý do chon đề tài
    Vấn đề bình đẳng giới là mối quan tâm hàng đầu của hầu hết các quốc gia trên thế giới trong những thập kỷ qua. Một trong những khía cạnh nằm trong mối quan tâm ấy là hiện tượng phụ nữ tham gia vào công tác lãnh đạo, quản lý đang ngày càng có xu hướng gia tăng.
    Ngày nay, vấn đề giải phóng phụ nữ tăng cường sự tham chính của phụ nữ đã và đang gắn liền với vấn đề bình đẳng giới và được thực hiện bằng hành động thực tiễn chứ không chỉ dừng lại ở những khái niệm, ý tưởng trừu tượng hay những tuyên bố pháp lý. Nhà xã hội học Chủ Nghĩa Xã hội không tưởng Phurie (XIX) cho rằng: "Giải phóng phụ nữ, thực hiện quyền bình đẳng của phụ nữ cùng với nam giới là một thước đo của văn minh".
    Việt Nam là một trong những quốc gia sớm tham gia ký và phê chuẩn Công ước quốc tế về xoá bỏ mọi hình thức phân biệt đối xử với phụ nữ (CEDAW). Việt Nam đang tích cực xây dựng một xã hội bình đẳng, dân chủ và văn minh, vấn đề nam nữ bình quyền được chú trọng hơn bao giờ hết .Việt Nam cũng là nước được Liên hiệp Quốc đánh giá cao trong việc nỗ lực rút ngắn khoảng cách Bình đẳng giới trong giáo dục, việc làm, tiền lương
    Đảng và Nhà nước ta đã không ngừng nâng cao đời sống vật chất lẫn tinh thần của phụ nữ, củng cố và tăng cường vị trí và đảm bảo quyền bình đẳng của phụ nữ trong xã hội, tạo điều kiện và cơ hội cho cho phụ nữ tham gia ngày càng nhiều hơn vào việc quản lý Nhà nước và xã hội.
    Trước kia phụ nữ thường bị trói buộc trong phạm vi gia đình với những tư tưỏng "trọng nam khinh nữ", "nam nội nữ ngoại" nên cơ hội cho phụ nữ tham gia các hoạt động xã hội nói chung và hoạt động lãnh đạo quản lý nói riêng hầu như là không có. Nâng cao vị thế, vai trò phụ nữ, tạo điều kiện cho họ tham gia vào hoạt động chính trị, vào công tác lãnh đạo quản lý là vấn đề hết sức cần thiết cho sự phát triển xã hội, góp phần thúc đẩy quá trình công nghiệp hoá, hiện đại hoá đất nước.Chỉ thị 37/CT-TW ngày 16-5-1994 khẳng định: " Nâng cao tỷ lệ nữ cán bộ nữ tham gia quản lý Nhà nước, quản lý kinh tế-xã hội là một yêu cầu quan trọng để htực hiện quyền bình đẳng, dân chủ của phụ nữ, là điều kiện để phát huy tài năng, trí tuệ và nâng cao địa vị của phụ nữ". Trong lịch sử phát triển xã hội loài người, bất kỳ sự phân biệt đối xử nào về giới cũng đều cản trở sự phát triển bền vững, tạo nên xung đột xã hội .Vì vậy, hướng tới sự bình đẳng giới mang ý nghĩ hết sức sâu sắc về cả kinh tế, văn hoá, chính trị.
    Một trong những chỉ tiêu quan trọng mà Liên hiệp Quốc đã khuyến nghị các quốc gia phải đạt dược trong tương lai là: đảm bảo không ít hơn 30% phụ nữ ở các cương vị hoạch định và giải quyết các chính sách và chủ trương. Phụ nữ Việt Nam đã có nhiều đóng góp không nhỏ vào sự nghiệp phát triển đất nước. Tuy nhiên vị thế và vai trò của họ vẫn chưa tương xứng với tiềm năng và đóng góp của họ.Trong quá trình tham gia công tác lãnh đạo quản lý, phụ nữ ngày càng có nhiều thuận lơi, song cũng khá nhiều rào cản ảnh hưởng tới con đường lãnh đạo của họ mà bao trùm là định kiến giới về năng lực, từ phía gia đình, Chính sách xã hội và những phong tục lạc hậu, kéo theo những bất cập khác khi họ tiếp cận hay tham gia công tác lãnh đạo quản lý. Vì thế để phụ nữ tự tin trên con đường lãnh đạo quản lý cùng nam giới, Đảng và Nhà nước cần có những chính sách và biện pháp phù hợp hơn để vị thế và vai trò của phụ nữ được nâng lên một tầm cao hơn.
    Vì những lý do trên mà tôi chọn đề tài :"Phụ nữ tham gia lãnh đạo và quản lý ở Việt Nam hiện nay".
    2.Ý nghĩa khoa học và thực tiễn
    Kết quả nghiên cứu sẽ góp phần kiểm định, bổ sung những luận cứ, luận chứng cho một số lý thuyết Xã hội học và củng cố lý luận của một số chuyên ngành có liên quan: Xã hội học Giới và phát triển, Xã hội học quản lý, Xã hội học Gia đình, xã hội học chính trị
    Ứng dụng một số lý thuyết, phạm trù xã hội học cơ bản vào nghiên cứu đề tài, hướng đến tìm hiểu tình hình thực trạng và những bất cập khi những người phụ nữ tham gia lãnh đạo, quản lý.Từ đó góp phần đưa ra những khuyến nghị, giải pháp nhằm thúc đây quá trình giải phóng và nâng cao vị thế cho người phụ nữ, hướng tới sự bình đẳng giới.
    3.Mục tiêu nghiên cứu
    -Tìm hiểu thực trạng của người phụ nữ tham gia công tác lãnh đạo ởViệt Nam hiện nay.
    -Tìm hiểu một số bất cập mà phụ nữ hay vướng phải khi làm công tác lãnh đạo
    -Đưa ra các giải pháp hỗ trợ để tháo gỡ những bất cập này.
    4. Đối tượng, khách thể và phạm vi nghiên cứu
    4.1 Đối tượng nghiên cứu.
    Thực trạng phụ nữ tham gia công tác lãnh đạo, quản lý ơe Việ Nam hiện nay.
    4.2 Khách thể nghiên cứu.
    Những người phụ nữ Việt Nam tham gia công tác lãnh đạo, quản lý.
    4.3 Phạm vi nghiên cứu.
    4.3.1 Không gian.
    - Truy cập internet với các trang web có liên quan .
    - Các văn bản, các báo cáo của các tổ chức như văn phòng quốc hội, Bô nội vụ, Hội Liên hiệp Phụ nữ Việt Nam.
    - Những bài viết về chủ đề phụ nữ và bình đẳng giới trên các trang báo điện tử
    - Các sách báo, tạp chí chuyên ngành có liên quan tới: Tạp chí Xã hôi học, Tạp chí Giáo dục và lý luận, tạp chí khoa học xã hội
    4.3.2 Thời gian .
    -Tháng 3 năm 2008
    5.Phương pháp nghiên cứu
    5.1 Phương pháp luận.
    Chủ nghĩa Duy vật biện chứng: Khi xem xét đánh giá mọi hiện tượng, sự kiện xã hội phải đặt trong mối quan hệ toàn diện vơi điều kiện kinh tế- xã hội đang vận động biến đổi liên tục.Ở báo cáo này khi nghiên cứu về thực trạng của phụ nữ Việt Nam trong hoạt động lãnh đạo và quản lý, ta phải đặt trong điều kiện cụ thể của đất nước và con người, xem xét các nhân tố, các vấn đề trong mối quan hệ biện chứng, đi sâu vào nghiên cứu bản chất của hiện tượng.
    Chủ nghĩa Duy vật lịch sử : Phải nhìn nhận, đánh giá các sự kiện xã hội ở những hoàn cảnh, giai đoạn lịch sử cụ thể trên quan điểm kế thừa và phát triển.
    5.2 Phương pháp nghiên cứu cụ thể.
    * Phương pháp phân tích tài liệu :
    Là phương pháp chủ đạo chủ đạo được sử dụng trong báo cáo nhằm giải quyết vấn đề nghiên cứu đặt ra.Các tài liệu liên quan đến vấn đề nghiên cứu đã được đọc và phân tích để thu thập thông tin .
    6. Giả thuyết nghiên cứu và khung lý thuyết
    6.1 Giả thuýet nghiên cứu
    - Xã hội càng phát triển thì người phụ nữ ngày càng có cơ hội được khẳng định được vị thế và năng lực của mình . Họ được thể hiện mình, đặc biệt trong lĩnh vực công tác lãnh đạo và quản lý. Số người phụ nữ tham gia vào đôị ngũ lãnh đạo và quản lý ngày càng có xu hướng gia tăng.
    - Tuy nhiên số lượng ấy vẫn còn ít, chậm và không liên tục do nhiều nguyên nhân mà chủ đạo là do định kiến giới bao trùm: định kiến về năng lực phụ nữ, rồi từ phía gia đình, chính sách xã hội, phong tục tập quán truyêng thống .kéo theo hàng loạt những thiệt thòi đối với nữ cán bộ.
     
Đang tải...