Tiến Sĩ Phụ nữ lãnh đạo, quản lý trong hệ thống chính trị ở vùng đồng bằng sông Hồng thời kỳ đổi mới

Thảo luận trong 'THẠC SĨ - TIẾN SĨ' bắt đầu bởi Phí Lan Dương, 20/11/15.

  1. Phí Lan Dương

    Phí Lan Dương New Member
    Thành viên vàng

    Bài viết:
    18,524
    Được thích:
    18
    Điểm thành tích:
    0
    Xu:
    0Xu
    Tên luận án: Phụ nữ lãnh đạo, quản lý trong hệ thống chính trị ở vùng đồng bằng sông Hồng thời kỳ đổi mới

    Chuyên ngành: Chủ nghĩa xã hội khoa học Mã số: 62 22 85 01

    Họ và tên nghiên cứu sinh: Nguyễn Thị Tuyết

    Người hướng dẫn khoa học: PGS.TS. Đỗ Thị Thạch

    Cơ sở đào tạo: Học viện Chính trị Quốc gia Hồ Chí Minh



    TÓM TẮT NHỮNG KẾT LUẬN MỚI CỦA LUẬN ÁN

    1. Được sự quan tâm của Đảng, Nhà nước, Mặt trận Tổ quốc và các tổ chức chính trị - xã hội, trong những năm đổi mới vừa qua vị thế của phụ nữ Việt Nam ngày càng được nâng cao, nhất là trong lĩnh vực lãnh đạo, quản lý. Tuy nhiên, so với tiềm năng của phụ nữ và với yêu cầu của sự nghiệp đổi mới, phụ nữ lãnh đạo, quản lý các cấp trong hệ thống chính trị còn ít về số lượng, hạn chế về chất lượng trong tương quan so với nam giới. Điều này ảnh hưởng lớn tới vị thế của phụ nữ và chất lượng nguồn nhân lực trong phát triển kinh tế - xã hội của đất nước.

    2. Đồng bằng sông Hồng là địa bàn có quá trình phát triển lâu đời về văn hóa và truyền thống cách mạng, có sự phát triển khá cao về kinh tế - xã hội, đặc biệt trình độ dân trí luôn đạt mức cao so với các vùng khác trong toàn quốc. Tuy nhiên, tỷ lệ phụ nữ lãnh đạo, quản lý trong hệ thống chính trị ở vùng đồng bằng sông Hồng thấp hơn so với hầu hết các vùng miền khác trong cả nước (kể cả vùng núi phía Bắc), không đạt các chỉ tiêu đặt ra của Đảng, Nhà nước về công tác cán bộ nữ. Nguyên nhân chủ yếu là do: (1) nhận thức của cộng đồng trong vùng về sự cần thiết tăng cường phụ nữ lãnh đạo, quản lý trong hệ thống chính trị chưa cao, định kiến giới về vị thế, vai trò của phụ nữ còn nặng nề; (2) Chính sách, thực hiện chính sách về tăng cường sự tham chính của phụ nữ còn bất cập; (3) Điều kiện kinh tế, văn hóa, xã hội tăng cường sự tham chính của phụ nữ trong vùng còn nhiều khó khăn Đây là những bất cập cần được quan tâm giải quyết cả về nhận thức lý luận cũng như trong hoạt động thực tiễn.

    3. Tăng cường phụ nữ lãnh đạo, quản lý trong hệ thống chính trị các cấp vùng đồng bằng sông Hồng cần thực hiện đồng bộ các nhóm giải pháp sau: 1) Nâng cao nhận thức của cán bộ, nhân dân trong vùng về vị trí, vai trò của cán bộ nữ và sự cần thiết tăng cường phụ nữ lãnh đạo, quản lý trong hệ thống chính trị ở vùng đồng bằng sông Hồng; 2) Hoàn thiện các cơ chế, chính sách về công tác cán bộ nữ; 3) Phát huy vai trò các tổ chức trong hệ thống chính trị nhất là vai trò tham mưu của Hội Liên hiệp phụ nữ Việt Nam, Ban Vì sự tiến bộ phụ nữ về công tác cán bộ nữ; 4) Phát triển kinh tế, văn hóa, xã hội để phụ nữ có điều kiện thuận lợi tham gia lãnh đạo, quản lý; 5) Phụ nữ phải tự vươn lên để đáp ứng yêu cầu đặt ra đối với công tác lãnh đạo, quản lý các cấp trong tình hình hiện nay.



    BRIEF INFORMATION ON THE CONTRIBUTION OF DOCTORAL THESIS

    Title: Women in leadership and management in the political system of the Red River Delta in the Renovation Period.

    Field of Study: Scientific Socialism Code: 62 22 85 01

    PhD Candidate: Nguyen Thi Tuyet

    Supervisor: Assoc.Prof.Dr. Do Thi Thach

    Training Institution: Ho Chi Minh National Academy of Politics

    SUMMARY OF THE MAJOR CONCLUTIONS

    1. Thanks to the attention of the Party, State, Fatherland Front and other social- political organizations, the position of women in Vietnam is increasingly high, especially in the field of leadership and management in the past years of innovation. However, considering the potential of women and the requirements of the innovation, female leaders and managers at all levels of the political system are few in number and limited in quality compared with males. This is a major influence on the position of women and the quality of human resources in social-economic development of the country.

    2. Red River Delta is a region with long process of development of culture and revolutionary tradition, high social-economic growth, and especially high literacy compared to other regions of the country. However, the proportion of female leaders and managers in the political system in the Red River delta is lower than most of other regions in the country (including Northern Mountains), which do not meet the criteria posed by the Party and State on the work of female officers. The main reasons are the followings: (1) the awareness of local communities on the need to strengthen women's leadership and management in the political system is not high and gender prejudice about the position and role of women remains common; (2) policies and the implementation of policies on enhancing women's political participation is still inadequate; (3) economic, cultural, social conditions to increase women's political participation are still difficult . These issues need to be solved both in theory and practice.

    3. Strengthening women's leadership and management in the political system at all levels of the Red River Delta needs to perform the following goups of solution: 1) Raising the awareness of officials and local people about the position, the role of female cadres and the need to strengthen women's leadership and management in the political system in the Red River Delta region; 2) Improving mechanisms and policies on women cadres; 3) Promoting the role of institutions in the political system, especially the role of advisory of Vietnam Women's Union and Committee for the Advancement of Women on the work of female officers; 4) cultural, social and economic development creates a favorable environment to enhance women's leadership and management; 5) Women by themselves must meet the requirements of leadership and management at all levels in the current situation.
     
Đang tải...