Luận Văn Phụ nữ Bình Định trong kháng chiến chống Mỹ, cứu nước (1954-1975)

Thảo luận trong 'Chưa Phân Loại' bắt đầu bởi Thúy Viết Bài, 5/12/13.

  1. Thúy Viết Bài

    Thành viên vàng

    Bài viết:
    198,891
    Được thích:
    173
    Điểm thành tích:
    0
    Xu:
    0Xu
    MỞ ĐẦU
    1. Lí do chọn đề tài

    Trong lịch sử phát triển của nhân loại, ở tất cả các lĩnh vực chính trị, kinh tế, quân sự, ngoại giao, văn hóa-xã hội, phụ nữ luôn giữ vai trò hết sức quan trọng.
    Đặc biệt, trong cuộc kháng chiến chống Mỹ cứu nước, phụ nữ Việt Nam một lần nữa đã khẳng định vai trò của mình trên mọi lĩnh vực.
    Sau Hiệp định Giơnever năm 1954, Bình Định tạm thời dưới sự kiểm soát của Pháp, tiếp theo là Mỹ và tay sai. Từ năm 1954 đến năm 1975, phụ nữ Bình Định cùng mọi tầng lớp nhân dân đã liên tục đứng lên đấu tranh bằng nhiều hình thức chống Mỹ và ngụy quyền Sài Gòn, đánh bại các chiến lược chiến tranh của đế quốc Mỹ, góp phần vào thắng lợi chung của cả dân tộc.
    Chính vì vậy, để tìm hiểu về phụ nữ Bình Định trong cuộc kháng chiến chống Mỹ, tôi chọn đề tài: “Phụ nữ Bình Định trong kháng chiến chống Mỹ, cứu nước (1954-1975)” để nghiên cứu.
    2. Lịch sử vấn đề
    Nghiên cứu về đề tài phụ nữ Việt Nam nói chung và phụ nữ Bình Định nói riêng đã có nhiều tác giả, nhiều công trình đề cập đến:
    Tác phẩm: “Lịch sử phong trào phụ nữ Việt Nam tập 1, tập 2” của tác giả Nguyễn Thị Thập, Nxb Phụ nữ xuất bản (1981, 1982). Tác phẩm “Lịch sử phong trào phụ nữ Bình Định” tập 1 (1930-1954) do Hội Liên Hiệp phụ nữ Bình Định xuất bản (1990). Tác phẩm “Phụ nữ Bình Định trong kháng chiến chống Mỹ, cứu nước (1954-1975)” do Hội Liên Hiệp phụ nữ tỉnh Bình Định biên soạn và xuất bản (2000).
    Các tác phẩm lịch sử ở khu vực và địa phương cũng đã đề cập đến một số thông tin có liên quan đến phụ nữ Bình Định như: Tác phẩm: “Bình Định lịch sử chiến tranh nhân dân 30 năm (1945-1975)” (1992), Bộ chỉ huy quân sự tỉnh Bình Định. Tác phẩm: “Lịch sử đảng bộ tỉnh Bình Định”, tập 1, tập 2 (1996), Nxb Bình Định.
    Những tác phẩm trên đây là kết quả nghiên cứu của những người đi trước vô cùng quý báu Trên cơ sở những nguồn tài liệu trên, tôi cố gắng sưu tầm, bổ sung những nguồn tư liệu đang còn thiếu, những nguồn tư liệu chưa được sử dụng đến để dựng lại một bức tranh sinh động, chân thực về phong trào phụ nữ Bình Định trong những năm tháng kháng chiến chống Mỹ ác liệt nhất với những hình ảnh hào hùng xứng đáng với những cống hiến lớn lao của họ.
    3. Mục đích nghiên cứu:
    - Dựng lại bức tranh toàn cảnh về quá trình đấu tranh anh dũng của phụ nữ Bình Định đã góp phần cùng nhân dân trong tỉnh đánh bại các chiến lược chiến tranh xâm lược của đế quốc Mỹ từ năm 1954 đến năm 1975.
    - Trên cơ sở đó rút ra một số nhận xét về phụ nữ Bình Định trong cuộc kháng chiến chống Mỹ, cứu nước (1954-1975).
    4. Đối tượng, phạm vi nghiên cứu
    4.1 Đối tượng nghiên cứu của đề tài:
    Đối tượng nghiên cứu của đề tài là nghiên cứu về hoạt động của phụ nữ Bình Định trên các lĩnh vực trong kháng chiến chống Mỹ, cứu nước giai đoạn 1954-1975.
    4.2 Phạm vi nghiên cứu của đề tài:
    Đề tài tập trung nghiên cứu về hoạt động đấu tranh chống Mỹ-ngụy của phụ nữ trên địa bàn tỉnh Bình Định từ năm 1954 đến năm 1975.
    5. Cơ sở phương pháp luận và phương pháp nghiên cứu
    5.1 Cơ sở phương pháp luận
    Đề tài chủ yếu sử dụng phương pháp luận sử học trên quan điểm lập trường của chủ nghĩa Mac-Lênin và tư tưởng Hồ Chí Minh.
    5.2 Phương pháp nghiên cứu
    Trên cơ sở của phương pháp luận, đề tài sử dụng phương pháp nghiên cứu lịch sử, phương pháp logic, phương pháp tổng hợp, thống kê, so sánh, đối chiếu để xử lí, chọn lọc những thông tin chính xác nhằm giải quyết tốt vấn đề cần nghiên cứu.
    6. Đóng góp của khóa luận
    - Hệ thống lại quá trình đấu tranh của phụ nữ Bình Định trong kháng chiến chống Mỹ qua các giai đoạn từ năm 1954 đến năm 1975.
    - Rút ra một số nhận xét phụ nữ Bình Định trong cuộc kháng chiến chống Mỹ, cứu nước.
    - Bổ sung vào nguồn tài liệu góp phần biên soạn lịch sử địa phương, lịch sử phụ nữ Bình Định và lịch sử dân tộc.
    - Động viên, giáo dục thế hệ trẻ, khơi dậy tinh thần yêu nước, tinh thần tự hào dân tộc, truyền thống “uống nước, nhớ nguồn” đối với những hi sinh lớn lao của các bà, các mẹ, các chị nói riêng và những người anh hùng của Bình Định nói chung.
    7. Kết cấu của khóa luận
    Ngoài phần mở đầu và phần kết luận, khóa luận gồm 3 chương như sau:
    Chương 1: Khái quát về vùng đất, con người và truyền thống của phụ nữ Bình Định.
    Chương 2: Phụ nữ Bình Định đấu tranh chống các chiến lược chiến tranh xâm lược của Mỹ-ngụy (1954-1975).
    Chương 3: Một số nhận xét về phụ nữ Bình Định trong kháng chiến chống Mỹ, cứu nước (1954-1975)
     

    Các file đính kèm:

Đang tải...