Luận Văn Phòng vệ chính đáng trong Luật hình sự Việt Nam hiện hành

Thảo luận trong 'Luật Học' bắt đầu bởi Thúy Viết Bài, 5/12/13.

  1. Thúy Viết Bài

    Thành viên vàng

    Bài viết:
    198,891
    Được thích:
    173
    Điểm thành tích:
    0
    Xu:
    0Xu
    Đề tài: Phòng vệ chính đáng trong Luật hình sự Việt Nam hiện hành

    MỤC LỤC


    MỤC LỤC 1


    LỜI NÓI ĐẦU 7


    1. Lí do chọn đề tài .7


    2. Mục tiêu nghiên cứu và ý nghĩa của đề tài 7


    3. Phạm vi nghiên cứu 8


    4. Phương pháp nghiên cứu 8


    5. Kết cấu của đề tài: 8


    CHƯƠNG 1


    MỘT SỐ VẤN ĐỀ VỀ PHÒNG VỆ CHÍNH ĐÁNG TRONG LUẬT HÌNH SỰ VIỆT NAM HIỆN HÀNH


    1.1. Khái quát chung về phòng vệ chính đáng 10


    1.1.1. Khái niệm về phòng vệ chính đáng .10


    1.1.2. Đặc điểm của phòng vệ chính đáng .10


    1.2. Lịch sử của chế định phòng vệ chính đáng .11


    1.2.1. Trước năm 1985 11


    1.2.2. Từ năm 1985 đến năm 1999 14


    1.2.3. Từ năm 1999 đến nay 16


    1.3. Cơ sở lý luận của chế định phòng vệ chính đáng .16


    1.4. So sánh giữa phòng vệ chính đáng với tình thế cấp thiết 17


    CHƯƠNG 2


    TRÁCH NHIỆM HÌNH SỰ TRONG PHÒNG VỆ CHÍNH ĐÁNG THEO LUẬT HÌNH SỰ VIỆT NAM HIỆN HÀNH


    2.1. Cơ sở trách nhiệm của phòng vệ chính đáng .21


    2.2. Dấu hiệu pháp lý của phòng vệ chính đáng 21


    2.2.1. Mặt khách quan của phòng vệ chính đáng .21


    2.2.2. Mặt chủ quan của phòng vệ chính đáng .22


    2.2.2.1. Dấu hiệu của lỗi 22


    2.2.2.2. Dấu hiệu động cơ, mục đích .23


    2.3. Các điều kiện của phòng vệ chính đáng .24


    2.4. Các loại phòng vệ chính đáng .26


    2.5. Người thực hiện .28


    2.5.1. về phía nạn nhân 28


    2.5.2. về phía người phòng vệ 31


    2.6. Vượt quá phòng vệ chính đáng .34


    2.6.1. Hai trường hợp của vượt quá giới hạn phòng vệ chính đáng .34


    2.6.1.1. Tội giết người do vượt quá giới hạn phòng vệ chính đáng 34


    2.6.1.2. Tội cố ý gây thương tích hoặc gây tổn hại cho sức khỏe của người khác do vượt quá giới hạn phòng vệ chính đáng 35


    2.6.2. Phân biệt các tội xâm phạm tính mạng, sức khỏe người khác do vượt quá giới hạn phòng vệ chính đáng với các tội xâm phạm tính mạng, sức khỏe người khác trong trạng thái tinh thần bị kích động mạnh .36


    2.6.3. Áp dụng tình tiết giảm nhẹ vào vượt quá phòng vệ chính đáng .39

    CHƯƠNG 3


    NHỮNG BẤT CẬP KHI ÁP DỤNG CHẾ ĐỊNH PHÒNG VỆ CHÍNH ĐÁNG VÀ MỘT SỐ GIẢI PHÁP KHẮC PHỤC


    3.1.Tình hình thực tế trong việc áp dụng chế định phòng vệ chính đáng 41


    3.2. Những bất cập khi áp dụng chế định phòng vệ chính đáng trong Luật hình sự Việt Nam hiện hành .42


    3.2.1. Khi xét về hành vi chống trả của người phòng vệ chưa nêu được căn cứ để


    xác định thế nào là cần thiết 42


    3.2.2. Quy định chế định phòng vệ chính đáng nằm trong phần “tội phạm” chưa


    đảm bảo đúng bản chất của một hành vi chính đáng được Nhà nước cho phép. 43


    3.2.3. Chưa quy định rõ hành vi xâm phạm trong trường hợp như thế nào thì hành vi chống trả được coi là phòng vệ, trường hợp nào thì không được coi là phòng vệ . 43


    3.2.4. Trách nhiệm hình sự đối với trường hợp “làm chết nhiều người” và cố ý gây thương tích tổng tỷ lệ thương tật trên 31% do vượt quá giới hạn phòng vệ chính đáng chưa được quy định rõ ràng trong khoản 2 Điều 106 BLHS hiện hành 44


    3.2.5. Chưa xác định rõ ràng nội dụng phòng vệ .45


    3.2.6. Chưa thể hiện được hết quyền phòng vệ của con người .46


    3.2.7. Khi áp dụng tình tiết giảm nhẹ với yếu tố giảm nhẹ “vượt quá giới hạn phòng vệ chính đáng” là không cần thiết .47


    3.2.8. Trường hợp phòng vệ chính đáng có thể nhầm với phạm tội do tinh thần bị kích động manh 47


    3.2.9. Khái niệm phòng vệ từ xa (hay là phòng vệ quá sớm) chưa được pháp luật Việt Nam thừa nhận 49


    3.3. Giải pháp khắc phục những bất cập khi áp dụng chế định phòng vệ chính đáng 49


    3.3.1. Nên có thêm văn bản hướng dẫn dưới dạng Nghị định hay Thông tư nêu căn cứ xác định hành vi chống trả của người phòng vệ được coi là cần thiết .49


    3.3.2. Nên quy định chế định phòng vệ chính đáng quy định tại Điều 15 BLHS hiện hành thành một phần riêng, tách biệt ra với phần quy định trong Chương tội phạm .52


    3.3.3. Nên có thêm văn bản quy định rõ hành vi xâm phạm trong trường hợp như thế nào thì hành vi chống trả được coi là phòng vệ, trường hợp nào thì không được coi là phòng vệ .52


    3.3.4. Cần thêm quy định “làm chết nhiều người” vào khoản 2 Điều 106 BLHS hiện hành 52


    3.3.5. Nên quy định rõ ràng nội dung phòng vệ 53


    3.3.6. Nên có thêm hướng dẫn rõ ràng hơn về vấn đề phương tiện và phương pháp của người phòng vệ và người xâm hại 53


    3.3.7. Nên bỏ đi tình tiết giảm nhẹ quy định tai điểm c khoản 1 Điều 46 BLHS 54


    3.3.8. Cần có văn bản hướng dẫn cụ thể dưới dạng Nghị định hay Thông tư quy định các căn cứ để tránh trường hợp nhầm lẫn giữa phòng vệ chính đáng với phạm tội do tinh thần bị kích động .54

    3.3.9. Nên thừa nhận thêm khái niệm phòng vệ từ xa (phòng vệ quá sớm) và tình


    tiết giảm nhẹ cho trường hợp này 55


    KẾT LUẬN 56


    TÀI LIỆU THAM KHẢO

    LỜI NÓI ĐẦU


    1. Lí do chọn đề tài


    Trong những năm gàn đây tình hình xã hội càng phát triển về công nghệ khoa học kỹ thuật lẫn cả về nhận thức con người cũng tiến bộ, cuộc sống vật chất, mức sống con người ngày càng tăng cao hơn so với trước kia. Giá trị con người được thể hiện ra, quyền con người được ghi nhận hơn, mỗi người đều có những quyền bất khả xâm phạm tính mạng, sức khỏe .họ được phép bảo vệ họ chống lại sự tấn công của người khác, đôi khi hành động bảo vệ đó có thể là trái pháp luật, nhưng những hành vi đó được pháp Luật hình sự thừa nhận và được loại trừ tính chất nguy hiếm. Những hành vi loại trừ tính chất nguy hiểm cho xã hội phổ biến hiện nay được pháp luật thừa nhận và không xem là tội phạm trong đó có phòng vệ chính đáng. Phòng vệ chính đáng là hành vi của người vì muốn bảo vệ những lợi ích hợp pháp có thể của mình hoặc của cá nhân, tổ chức khác mà chống trả lại một cách cần thiết người đang có hành vi xâm phạm các lợi ích nói trên. Và phòng vệ chính đang không phải là tội phạm. Chính vì vậy để phòng và chống lại những hành vi xâm phạm đến quyền bất khả xâm phạm của con người nói chung, xâm phạm tính mạng, sức khỏe con người được thể hiện qua hành vi phòng vệ chính đáng nói riêng là việc cấp bách luôn được Đảng và Nhà nước ta quan tâm, đề cao và chú trọng. Xuất phát từ những vấn đề nói trên nên người viết quyết định chọn đề tài “Phòng vệ chính đáng trong Luật hình sự Việt Nam hiện hành” để làm đề tài luận văn tốt nghiệp của mình nhằm đóng góp một phần công sức nhỏ của mình vào việc xây dựng pháp luật về mặt Luật hình sự nói chung và vấn đề xác định phòng vệ chính đáng trong Luật hình sự nói riêng. Và trong quá trình làm đề tài chắc chắn không tránh khỏi những thiếu sót rất mong được sự đóng góp của quý thầy cô sửa chữa để đề tài luận văn được hoàn thiện hơn.


    2. Mục tiêu nghiên cứu và ý nghĩa của đề tài


    Mục tiêu của đề tài là tập trung nghiên cứu bản chất, tính chất và mức độ của phòng vệ chính đáng, hành vi vượt quá giới hạn cho phép trong phòng vệ chính đáng, từ đó xác định hành vi nào được luật cho phép và hành vi nào vượt quá sự cho phép đó và phải bị chịu trách nhiệm hình sự.


    Việc nghiên cứu hành vi loại trừ tính chất nguy hiểm cho xã hội nói chung, phòng vệ chính đáng nói riêng về mặt lý luận và thực tiễn có những ý nghĩa sau đây:


    về lý luận, nghiên cứu chế định phòng vệ chính đáng giúp chúng ta xác định cơ sở pháp lý của hành vi phòng vệ thế nào là hợp pháp, tạo điều kiện nhằm nâng cao được quyền con người và bảo vệ tính mạng, sức khỏe con người.

    Từ việc nghiên cứu chê định phòng vệ chính đáng phản ánh được nguyên tác nhân đạo trong Luật hình sự Việt Nam.


    Nghiên cứu vấn đề phòng vệ chính đáng có ý nghĩa đặc biệt lớn trong công tác đấu tranh, phòng ngừa những hành vi xâm phạm những lợi ích hợp pháp bị pháp luật cấm, bên cạnh đó còn giúp Tòa án xác định chính xác hơn những hành vi nào bị coi là tội phạm, hành vi nào được Luật hình sự cho phép, từ đó Tòa án có thể xét xử đúng người đúng tội và đúng pháp luật, không bỏ lọt tội phạm.


    3. Phạm vi nghiên cứu


    Đề tài tập trung nghiên cứu những vấn đề lý luận liên quan đến hành động phòng vệ chính đáng trong Luật hình sự Việt Nam, đồng thời nghiên cứu thực tiễn xét xử những vụ án phòng vệ chính đáng, vượt quá giới hạn phòng vệ chính đáng. Từ đó, đánh giá về tính chất nguy hiểm cho xã hội được loại trừ nói chung, phòng vệ chính đáng nói riêng trong giai đoạn hiện nay, đưa ra kiến nghị, đề xuất góp phần hoàn thiện chế định phòng vệ chính đáng của Bộ luật hình sự hiện hành hơn trong tương lai.


    4. Phương pháp nghiên cứu


    Đề tài được nghiên cứu dựa trên cơ sở lý luận là quan điểm của chủ nghĩa Mác - Lênin và tư tưởng Hồ Chí Minh về Nhà nước và pháp luật, quan điểm, đường lối chính sách của Đảng và Nhà nước về đấu tranh phòng chống tội phạm. Bên canh việc sử dụng phương pháp luận của chủ nghĩa duy vật, đề tài còn sử dụng các phương pháp so sánh, lôgic, phân tích, chứng minh, tổng hợp, so sánh kết hợp lý luận với thực tiễn và một số phương pháp khác mà người viết đã vận dụng để hình thành bài luận này.


    5. Kết cấu của đề tài:


    Xuất phát từ nội dung, yêu cầu của đề tài, ngoài lời nói đầu và kết luận, luận văn được kết cấu bởi ba chương:


    Chương 1: Một sổ vấn đề về phòng vệ chính đáng trong Luật hình sự Việt Nam hiện hành.


    Chương 2: Trách nhiệm hình sự trong phòng vệ chính đáng theo Luật hình sự Việt Nam hiện hành.


    Chương 3: Những bất cập khi áp dụng chế định phòng vệ chính đáng và một số giải pháp khắc phục.


    Mặc dù đã cố gắng vận dụng những kiến thức đã học ở trường, cộng với thời gian tiếp cận thực tế, nhưng vẫn không tránh khỏi sự thiếu sót. Vì vậy rất mong được sự quan tâm và góp ý của thầy cô và các bạn. Người viết xin chân thành cám ơn quý thầy cô đã tận tình giảng dạy trong suốt thời gian qua. Đặc biệt là thầy Phạm Văn Beo đã giúp đỡ hướng dẫn trong suốt thời gian làm luận văn tốt nghiệp. Điều này đã giúp đỡ cho sự nhận thức lập luận vân đê của người việt đi đúng hướng và hiểu rõ hơn vê vấn đề phòng vệ chính đáng và đặc biệt là vấn đề xác định trách nhiệm hình sự trong phòng vệ chính đáng và vượt quá giới hạn phòng vệ chính đáng được quy định trong pháp luật hình sự Việt Nam.
     

    Các file đính kèm:

Đang tải...