Thạc Sĩ Phong tục và tín ngưỡng ,tôn giáo của người nùng ở Huyện Đồng Hỷ Tỉnh Thái Nguyên

Thảo luận trong 'Lịch Sử' bắt đầu bởi Thúy Viết Bài, 5/12/13.

  1. Thúy Viết Bài

    Thành viên vàng

    Bài viết:
    198,891
    Được thích:
    173
    Điểm thành tích:
    0
    Xu:
    0Xu

    MỞ ĐẦU



    1. Lí do chọn đề tài


    Việt Nam là một quốc gia với 54 dân tộc anh em. Mỗi một dân tộc có một bản sắc văn hoá riêng. Trải qua quá trình phát triển, 54 bản sắc dân tộc, ngày càng hoà quyện, đan xen vào nhau, quá trình giao thoa đó đã làm cho nền văn hoá của các dân tộc hoà nhập nhưng không hoà tan, góp phần làm cho nền văn hoá vật chất, tinh thần Việt Nam phong phú, đa dạng và độc đáo.
    Dân tộc và bản sắc văn hoá dân tộc có mối quan hệ chặt chẽ với nhau. Mỗi một dân tộc có nhưng bản sắc văn hoá dân tộc riêng, trong xu hướng hội nhập quốc tế hiện nay việc giữ gìn nhưng nét văn hoá dân tộc mang một ý nghĩa quan trọng, bởi không ít những thế lực phản động đang từng ngày từng giờ lợi dụng vấn đề dân tộc để gây xung đột chia rẽ khối đoàn kết dân tộc. Chính vì vậy việc bảo tồn và phát huy nền văn hoá dân tộc là một vấn đề cấp thiết của từng dân tộc.
    Trong cộng đồng dân tộc Việt Nam, dân tộc Nùng chiếm một số lượng đông đảo, sống tập trung ở khu vực Việt Bắc. Sau các tỉnh Lạng Sơn, Cao Bằng, ĐắkLắc, Bắc Giang, Hà Giang, Thái Nguyên là một tỉnh trung du phía Bắc có số lượng người Nùng đứng thứ sáu. Trong đó tập trung chủ yếu ở một số huyện như Đồng Hỷ, Võ Nhai, Đại Từ Trong đó người Nùng ở huyện Đồng Hỷ chiếm 13,2% trong tổng số 123.196 người, nhiều xã tỷ lệ người Nùng chiếm tới 98% như (Hoá Trung, Tân Long, .).
    Với vị trí địa lý thuận lợi, tiếp giáp với Sông Cầu rất thuận lợi cho việc đi lại trao đổi buôn bán bằng đường thuỷ, ngoài ra Đồng Hỷ còn là huyện có đường quốc lộ 1B đi qua với chiều dài 15,5km không chỉ thuận tiện cho việc đi lại mà còn thuận tiện cho việc giao lưu trao đổi kinh tế giữa khu vực huyện với các khu vực khác. Trong toàn huyện, đồng bào Nùng chiếm một số lượng

    không đông, chỉ trừ mấy xã chiếm tới số lượng 98% đồng bào Nùng, còn các xã khác là sự đan xen giữa các dân tộc khác trong vùng, mặc dù vậy nhưng đồng bào Nùng ở Đồng Hỷ cũng đã xây dựng cho mình một nền văn hoá truyền thống kết hợp với nền văn hoá của các nền văn hoá anh em trong vùng, để tạo nên một nét văn hoá độc đáo, đa dạng.
    Trên cơ sở lý luận thực tiễn đó, vấn đề dân tộc và chính sách dân tộc luôn là vấn đề trọng tâm trong đường lối của Đảng ta. Năm 1991, trong “Cương lĩnh xây dựng đất nước trong thời kỳ quá độ lên Chủ nghĩa xã hội”, Đảng ta xác định: Tôn trọng lợi ích, truyền thống văn hoá, ngôn ngữ, tập quán tín ngưỡng của các dân tộc, đồng thời kế thừa và phát huy các giá trị tinh thần, đạo đức, thẩm mĩ, các di sản văn hoá, nghệ thuật của dân tộc. Chủ trương đó tiếp tục khẳng định rõ hơn trong nghị quyết Trung ương Đảng lần thứ 5 khoá VIII (1998) của Đảng: “Di sản văn hoá là tài sản vô giá, gắn kết cộng đồng dân tộc, là cốt lõi của bản sắc văn hoá dân tộc, cơ sở để tạo ra những giá trị văn hoá truyền thống (bác học và dân gian), văn hoá cách mạng, bao gồm cả văn hoá vật thể và phi vật thể" [12, tr.01].
    Để góp phần nhỏ bé của mình vào quá trình tìm hiểu văn hoá các dân tộc thiểu số ở Việt Nam, chúng tôi quyết định chọn: “Phong tục và tín ngưỡng, tôn giáo của người Nùng ở huyện Đồng Hỷ, tỉnh Thái Nguyên” làm đề tài luận văn, với hai nội dung chủ yếu là các phong tục, tín ngưỡng và tôn giáo trong đời sống của người Nùng ở huyện Đồng Hỷ.
    Với mục đích bảo tồn và phát huy các giá trị bản sắc trong văn hoá truyền thống của người Nùng, ở huyện Đồng Hỷ hoà chung vào nền văn hoá Việt Nam “Tiến tiến, đậm đà bản sắc văn hoá dân tộc” là mục đích mà luận văn này muốn đạt được.
    Bản thân tôi là người dân tộc kinh, và hiện đang là giáo viên giảng dạy môn Lịch sử ở trường Trung học phổ thông Đồng Hỷ, là một huyện miền núi,
    nơi có nhiều con em dân tộc Nùng, đó cũng là một lý do khiến tôi lựa chọn đề tài này để giảng dạy tốt hơn phần lịch sử Văn hoá, lịch sử địa phương nhằm qóp phần giáo dục, bồi đắp cho các thế hệ học sinh lòng tự hào, tình yêu đối với dân tộc, quê hương, đất nước. Ngoài ra tôi đã lập gia đình tro ng dòng họ Nùng, vì vậy tôi cũng muốn lựa chọn đề tài cũng để hiểu thêm về phong tục tập quán của gia đình chồng.

    2. Lịch sử nghiên cứu vấn đề

    Vấn đề phong tục và tín ngưỡng, tôn giáo của người Nùng đã được đề cập đến trong một số công trình, mỗi công trình nghiên cứu có thể đề cập toàn diện văn hoá của người Nùng, có những công trình chỉ đề cập đến một lĩnh vực trong văn hoá. Đối với vấn đề phong tục và tín ngưỡng, tôn giáo của người Nùng ở huyện Đồng Hỷ cũng có một số công trình đề cập tới nhưng ở mức độ khác nhau, như một số công trình sau đây:
    - Cuốn “Sơ lược giới thiệu các nhóm dân tộc Tày, Nùng, Thái ở Việt - Nam” NXB Khoa học xã hội. Hà Nội 1968.
    - Cuốn “Dân ca đám cưới Tày - Nùng” của Nông Minh Châu, NXB Việt

    Bắc xuất bản năm 1973.

    - Cuốn “Các dân tộc ít người ở Việt Nam” NXB Khoa học xã hội, Hà

    Nội - 1978

    - Cuốn “Sli, lượn dân ca trữ tình Tày, Nùng” của Vi Hồng, NXB Văn hoá ấn hành năm 1979.
    - Cuốn “ Văn hoá Tày - Nùng” của Lã Văn Lô, Hà Văn Thư, NXB Văn hoá, xuất bản năm 1984. Đây là một công trình nghiên cứu toàn diện và đầy đủ về xã hội, con người, văn hoá của hai dân tộc Tày - Nùng.
    - Cuốn “ Các dân tộc Tày, Nùng ở Việt Nam” do Viện dân tộc học xuất bản năm 1992. Đây cũng là một công trình nghiên cứu có tính chất toàn diện về điều kiện tự nhiên, dân cư Tày, Nùng, lịch sử hình thành tộc người, các

    hình thái kinh tế, hình thái văn hoá vật chất, tổ chức xã hội - gia đình, hôn nhân, các tục lệ như: cưới xin, sinh đẻ, ma chay, làm nhà mới và tôn giáo tín ngưỡng. Dân tộc Nùng ở Thái Nguyên nói chung và huyện Đồng Hỷ nói riêng cũng được tác giả đề cập đến mặc dù không nhiều.
    - Cuốn “Văn hoá truyền thống Tày - Nùng” của các tác giả Hoàng Quyết, Ma Khách Bằng, Hoàng Huy Phách, Cung Văn Lược, Vương Toàn, NXB Văn hoá dân tộc xuất bản năm 1993.
    - Đề tài cấp bộ năm 2004 “Văn hoá dân tộc Nùng ở Cao Bằng” của tác giả Đàm Thị Uyên.
    - Đề tài cấp bộ năm 2004 “Tang ma của dân tộc Nùng ở Việt Nam” của tác giả Nguyễn Thị Ngân, đã trình bày tương đối kỹ về phong tục tang ma đặc trưng của người Nùng ở Việt Nam.
    Từ năm 1997 đến năm 2006 Huyện uỷ Đồng Hỷ lần lượt biên soạn và cho xuất bản cuốn:
    - Lịch sử Đảng bộ huyện Đồng Hỷ (1930 - 1995)

    - Huyện Đồng Hỷ lịch sử kháng chiến chống xâm lược và xây dựng -

    bảo vệ tổ quốc (1945 - 2000).

    - Nguyễn Anh Tuấn (2003), Tang ma người Nùng Phàn Slình ở xã Tân Long, huyện Đồng Hỷ, tỉnh Thái Nguyên, Luận văn cử nhân chuyên ngành dân tộc học, Đại học khoa học xã hội nhân văn, Hà Nội.
    - Phan Đình Thuận (2006), Tìm hiểu tôn giáo - tín ngưỡng của người Nùng ở xã Tân Long, Huyện Đồng Hỷ, Đề tài nghiên cứu khoa học chuyên ngành Lịch sử, Đại học Sư phạm Thái Nguyên.
    Nhìn chung các công trình nghiên cứu đều quan tâm đến, đời sống văn hoá tinh thần, vật chất, những phong tục tập quán của hai dân tộc là Tày và Nùng trên phương diện rộng (phạm vi cả nước) và cả phương diện hẹp (phạm vi một tỉnh). Tuy nhiên trong nét văn hoá chung đó, lại có sự giao thoa, mỗi
    một vùng có nhưng nét đặc sắc riêng để phù hợp với vị trí địa lý và văn hoá ở khu vực đó. Tất cả những công trình nghiên cứu trên tạo cơ sở nền móng để chúng tôi khai thác một đề tài ở phạm vi hẹp, làm rõ hơn đời sống văn hoá của dân tộc Nùng ở huyện Đồng Hỷ.




    MỤC LỤC

    MỞ ĐẦU .1

    CHưƠNG 1: ĐIỀU KIỆN ĐỊA LÝ TỰ NHIÊN VÀ NGUỒN GỐC CỦA NGưỜI NÙNG, HUYỆN ĐỒNG HỶ - THÁI NGUYÊN
    8
    1.1. Điều kiện địa lý tự nhiên 8

    1.2. Nguồn gốc của tộc người Nùng .11

    CHưƠNG 2: PHONG TỤC NGưỜI NÙNG Ở HUYỆN ĐỒNG HỶ .18

    2.1. Hôn nhân 18

    2.2. Tục lệ sinh đẻ 31

    2.3. Tục làm nhà mới 35

    2.4. Lễ sinh nhật. .40

    2.5. Tục lệ ma chay 41

    2.6. Những biến đổi ngày nay 59

    CHưƠNG III: TÍN NGưỠNG TÔN GIÁO CỦA NGưỜI NÙNG Ở ĐỒNG HỶ .62

    3.1. Quan niệm chung về tín ngưỡng tôn giáo 62

    3.2. Vật linh giáo .63

    3.3. Một số tục thờ cúng 68

    3.4. Những ảnh hưởng của tam giáo và vị trí của nó trong đời sống xã

    hội người Nùng 78

    3.5. Vai trò của Tào, Mo, Then, Pụt trong đời sống tâm linh của người Nùng .80

    3.6. Mối quan hệ và ảnh hưởng của văn hoá tinh thần người Nùng với

    các dân tộc khác ở huyện Đồng Hỷ 84

    3.7. Một số giải pháp để bảo tồn và phát huy những giá trị văn hoá tinh

    thần truyền thống trong điều kiện ngày nay .90

    KẾT LUẬN .95

    TÀI LIỆU THAM KHẢO . 99

    PHỤ LỤC
    .106
     

    Các file đính kèm:

Đang tải...