Tài liệu Phong tục tập quán của dân tộc h’mông tại thị trấn mộc châu-huyện mộc câu - sơn la

Thảo luận trong 'Lịch Sử' bắt đầu bởi Thúy Viết Bài, 5/12/13.

  1. Thúy Viết Bài

    Thành viên vàng

    Bài viết:
    198,891
    Được thích:
    172
    Điểm thành tích:
    0
    Xu:
    0Xu
    PHONG TỤC TẬP QUÁN CỦA DÂN TỘC H’MÔNG
    TẠI THỊ TRẤN MỘC CHÂU-HUYỆN MỘC CÂU - SƠN LA

    - Ở các xã có đồng bào H’mông sinh sống có các trạm Bưu điện văn hoá, hệ thống thông tin liên lạc điện thoại, phòng đọc sách báo.
    9/44 nhà văn hoá thôn bản được xây dựng, có 3 trạm phát hình ở các xã. Một số bản người H’mông được công nhận là Bản văn hoá.
    - Các phong trào văn hoá văn nghệ , thể dục - thể thao, phát thành tiếng văn hoá dân tộc được quan tâm nghiên cứu và nâng cao.
    * Toàn huyện có 8 dân tộc anh em sinh sống như:
    + Dân tộc H’mông
    + Dân tộc Thái
    + Dân tộc Giao
    + Dân tộc Mường
    + Dân tộc Thổ
    + Dân tộc Tày
    + Dân tộc Nùng
    + Dân tộc Kinh.
    Ở giữa trung tâm thị trấn Mộc Châu có một hang động thiên nhiên tạo ra độc nhất vô nhị, gọi là động Hang Giơi đã được nhà nước xếp hàng là Di tích lịch sử. Theo người hướng dẫn viên du lịch và thực tế chứng kiến hiện nay trong lòng hang rộng lớn vẫn còn rất nhiều đàn giơi sinh sống, nó bay ra hàng đàn mỗi khi có ánh đèn pin chiếu vào nơi ẩn nấp.
    Cách thị trấn Mộc Châu về phí Tây khoảng 7 km nơi có một thác nước chảy quanh năm gọi là thác Giai Yến, du khách đứng ở độ cao 100m nhìn dòng thác chảy trông như làn tóc của một làng tiên ở trên đỉnh thác là cả một vùng đất rộng lớn khoảng 10ha, ở đó hiện do một Công ty TNHH quản lí sử dụng trong xản xuất hay trăm loài hoa lan hoà lung linh đủ loại. Đây là một trung tâm có tiềm năng rất lớn trong tương lai cung cấp các loại hoa lan và hoa Tuyníp cho Thủ đô Hà Nội.
    Đều đặc biệt ở đây thời tiết khi­ hậu có phần giống như khí hậu ở Đà Lạt, loại cây công nghiệp đem lại lợi nhuận đáng kể để sản xuất nước giải khát.
    Theo lời đồng chí Phó chủ tịch UBND huyện Mộc Châu Nguyễn Hồng Vinh trong thời gian tới huyện Mộc Châu sẽ được triển khai trồng hoa Lan trên diện rộng.
    Sở dĩ khẳng định như vậy vì nhiều giống lan quý hàng vài chục loại lan quý trước đây chỉ có thể trồng và sản xuất hàng loạt trên đất Đà Lạt, nay hiện đang được trồng trên diện tích hàng vài ngàn mét vuông. Sản phẩm đã được bán ra thị trường và được thị trường Thủ đô Hà Nội chấp nhận. Một điều đáng mừng tại vùng Suối Yến một loại cây trước đầy chỉ có thể trồng trên đất Đà Lạt nay đang sống mơn mởn trên đất thuộc thị trấn Mộc Châu.
    Đặc biệt của Lễ hội năm nay là được sự quan tâm của Trung ương và sự chỉ đạo của Tỉnh uỷ Sơn La, Huyện uỷ, UBND huyện Mộc Châu về chính sách bảo tồn tạo cơ hội giao lưu văn hoá giữa các dân tộc của 16 tỉnh, từ Lạng Sơn - Lao Cai - Yên Bái ở phía Bắc, ở phía Nam từ Nghệ An - Thanh Hoá - Hoà Bình, ở phía Tây: Điện biên - Sơn La.
    Tất cả 16 dân tộc đều lấy điểm đến là thị trấn Mộc Châu huyện Mộc Châu. Lễ hội được diễn ra trong hai ngày từ ngày 31/8 đến hết ngày 1/9/2006. Sang ngày 2/9/2006 là ngày hội của người Thái.
    Lễ hội người H’mông của 16 tỉnh thực chất là lễ hội của người Mèo theo lệ thường cứ vào ngày 30-8 “nếu tháng đó là 30 ngày và 31 tháng 8 nếu tháng đó là 31 ngày. Ở thị trấn Mộc Châu huyện Mộc Châu nhân dân các dân tộc H’mông từ khắp các tỉnh phía Bắc kéo nhau về hội tụ tại thị trấn Mộc Châu huyện Mộc Châu để dự ngày hội mừng ngày độc lập 2/9.
    Lễ hội người H’mông kết thúc vào lúc 0h00 ngày 1/9.
    Theo những người già người H’mông kể lại, sở dĩ có ngày hội này, nguyên do là từ cái thời đã lâu lắm rồi có một vị tộc trưởng người H’mông không quản gian nan vất vả lặn lộn, lên tận Mộc Châu nay là thị trấn Mộc Châu tìm đất để khai hoang kiếm kế sinh nhai, cứu sống dân tộc H’mông. Do đường xá xa sôi, rừng núi heo hút, rừng thiêng nước độc mà người tộc trưởng này đã vĩnh nằm lại trên mảnh đất Mộc Châu nay là huyện Mộc Châu, nhân dân các dân tộc người H’mông hàng năm cứ tưởng nhớ ngày mất của người tộc trưởng này mà về nơi đây tụ hội.
    Thị trấn Mộc Châu quả là một thung lũng rộng lớn, nằm ở phía tây thành phố Hà Nội nơi cách biên giới Việt - Lào khoảng 30km.
    Thị trấn Mộc Châu nối với Thủ đô Hà Nội bằng con đường độc nhất vô nhị dài hơn 230km.
    Quay lại trung tâm thị trấn Mộc Châu nơi đang diễn ra lễ hội người H’mông, năm nay có cái khác của nhiều năm trước kia, ở lễ hội được các đồng chí lãnh đạo Trung ương của Bộ Văn hoá thông tin của nhiều Toà báo lớn như Báo Nhân dân cơ quan ngôn luận của Đảng, Báo Hà Nội Mới cùng rất nhiều báo khác tham dự để phục vụ công tác tuyên truyền.
    Điều đó khẳng định sự quan tâm của Đảng ta về vấn đề các dtvùng cao và tôn trọng bản sắc văn hoá của các dân tộc Việt Nam nơi trung tâm văn hoá người H’mông nổi tiếng.
    Qua tìm hiểu giới trẻ người H’mông là lễ hội đa số họ đến lễ hội theo truyền thống của các tầng lớp trước truyền lại, họ thích vui chơi, thích văn nghệ và các trò chơi truyền thống của họ như hát bè, hát đúm, ném còn, chơi thả quay, chơi ấp trứng v.v
     

    Các file đính kèm:

Đang tải...