Sách Phong Tục Người Việt

Thảo luận trong 'Sách Văn Hóa' bắt đầu bởi Thúy Viết Bài, 5/12/13.

  1. Thúy Viết Bài

    Thành viên vàng

    Bài viết:
    198,891
    Được thích:
    167
    Điểm thành tích:
    0
    Xu:
    0Xu
    Phong Tục Người Việt
    Khi đọc bài ca dao cổ:
    “Tháng giêng ăn tết ở
    nhà
    Tháng hai trồng đậu, tháng ba trồng cà .
    Tháng sáu buôn nhãn bán
    tràm
    Tháng bảy ngày rằm xá tội vong nhân .”
    Chắc hẳn nhiều bạn cũng thắc
    mắc như tôi: Tại sao ngày rằm tháng bảy (âm lịch) lại gọi là ngày “xá tội vong
    nhân”; nguồn gốc và ý nghĩa của ngày này là như thế nào?
    Theo “Phật học phổ
    thông” của cố Hoà Thượng Thích Thiện Hoa, Thành hội Phật giáo Hồ Chí Minh xuất
    bản năm 1992: Đại đức Mục Kiền Liên là vị đồ đệ của Phật Thích Ca có bà mẹ tên
    là Thanh Đề bị bệnh nặng lâu ngày thuốc thang mãi không khỏi, chỉ còn da bọc
    xương. Đại đức Mục Kiều Liên cầu Phật và được Phật cho biết: “Mẹ ông do lòng dạ
    độc ác tham lam mà bị ác giả ác báo - bị bệnh, tuy ông là người con đại hiếu
    thảo với bà nhưng một mình ông không thể xoay chuyển được tình cảnh, ông phải
    nhờ oai thần của chúng tăng trong mười phương mới cứu độ được mẹ ông”.
    Nghe
    lời Phật dạy, đến ngày Chư tăng hoàn thành ba tháng an cư, Mục Kiền Liên thành
    tâm kính lễ trai tăng (lễ mời các sư ăn cơm chay) và được các sư cứu mẹ thoát
    nạn - gọi là lễ Vu Lan (Phiên âm từ tiếng Sancrit Ullambana, dịch chữ Hán là
    “Đảo huyền”, nghĩa đen alf cởi trói cho người có tội bị treo ngược lên cành cây,
    một hình phạt xưa ở ấn Độ, ý nói bà mẹ Mục Kiền Liên bị trọng bệnh như thế không
    khác nào bị treo ngược cành cây). Để hiểu thêm về lễ Vu Lan: Thời Phật tại thế
    không có chùa như ngày nay, các sư phải lưu động mọi nơi truyền giáo, giảng đạo
    vào ba tháng mùa mưa ở Việt Nam, đường xá bị ngập lụt các sư phải tìm nơi cao
    ráo tập trung mà học tập gọi là an cư. Lệ ba tháng an cư của các sư được duy trì
    đến nay (ở ta là từ 15-4 đến 15-7 âm lịch hàng năm, ở ấn Độ mùa mưa kết thúc
    chậm hơn vào 15-9).
    ý nghĩa của lễ Vu Lan là báo hiếu ông bà cha mẹ. Lời Phật
    dạy Đại đức Mục Kiền Liên về việc báo hiếu này gọi là Kinh Vu Lan. Sự báo hiếu
    không cỉ thực hiện mỗi năm một lần vào lễ Vu Lan mà phải thực hiện trong suốt
    cuộc đời về công ơ trời bể của cha mẹ khi còn sống cũng như khi đã chết. Và
    trong lúc báo hiếu phải có quan niệm đúng đắn sáng suốt mới đủ. Quan điểm báo
    hiếu của Phật không phải cố đẻ con trai để có người nối dõi tông đường, cũng
    không phải cố đẻ cho có nếp có tẻ, cũng không phải khi cha mẹ ông bà chết mới
    phô trương ma chay theo kiểu “sống thì chẳng cho ăn, chết mới làm ma tế ruồi” mà
    săn sóc quan tâm đến cha mẹ khi cần, vâng lời cha mẹ nhưng không chiều theo ý
    sai trái của cha mẹ.
    Tín ngưỡng bình dân cho rằngngày “xá tội vong nhân” là
    ngày bọn quỷ sứ Diêm Vương tạm tha cho tội nhân về cõi dương ăn lễ cúng của
    người sống rồi sau đó sẽ bắt trở về cõi âm, cho nên người xưa bày ra hủ tục đốt
    vàng mã vào rằm tháng bảy.
    Hủ tục đốt vàng mã bắt nguồn từ Trung Quốc cổ
    đại, chôn gnười sống cùng người chết và cá đồ đạc để họ dùng nơi cõi âm, vì thế
    mới có trường hợp ba nah em nhà Tử Xa là những quan đại thần bị chôn sống để hầu
    hạ phục dịch cho Tần Mục Công. Cổ lệ “tuẫn táng” thật man dạ tàn ác cho nên
    người đới sau thay thế dần bằng cách làm hiình nhân thế mạng, rồi đến tiền bạc
    quàn áo thật . Thực ra, hủ tục đốt vàng mã này xa lạ với nghi thức cúng lễ của
    đạo Phật, cũng không phải phong tục cổ truyền của Việt Nam và ấn Độmà do lúc bấy
    giờ chúng ta bị Bắc thuộc, bị chính quyền đô hộ áp đặt và được kéo dài tồn tại
    cho đến ngày nay.
     
Đang tải...