Tài liệu Phong trào yêu nước theo khuynh hướng phong kiến và tư sản cuối XIX đầu XX

Thảo luận trong 'Lịch Sử' bắt đầu bởi Thúy Viết Bài, 5/12/13.

  1. Thúy Viết Bài

    Thành viên vàng

    Bài viết:
    198,891
    Được thích:
    172
    Điểm thành tích:
    0
    Xu:
    0Xu
    Phong trào yêu nước theo khuynh hướng phong kiến và tư sản cuối XIX đầu XX

    Trước tình hình mới,nhà Nguyễn không đáp ứng được yêu cầu lịch sử ,đi ngược lại với nguyện vọng của nhân dân ,của truyền thống đấu tranh,thậm chí khước từ những tư tưởng cải cách ,canh tân đất nước của các nhân sĩ tức thời trong thiên hạ .Thái độ đó đã dẫn đến Đại Nam đần dần bị thực dân Pháp nuốt chửng .Tuy vậy trong nội bộ triều đình vẫn có những vị quan ái quốc và quyết tâm chống giặc đến cùng. Tấm gương sáng đó là Tôn Thất Thuyết ,ông chính là người đã lấy danh nghĩa nhà vua ,thảo chiếu Cần Vương hô hào nhân dân ra sức phò vua cứu nước
    -Phong trào Cần Vương (1885-1896) ngày 13/7/1885 Hàm Nghi xuống chiếu Cần Vương.Phong trào Cần Vương phát triển mạnh mẽ ra nhiều địa phương.Ngày 1/11/1888 vua Hàm Nghi bị Pháp bắt nhưng phong trào Cần Vương vẫn tiếp tục ,1896phong trào Cần Vương theo lập trường phong kiến
    -Cuộc khởi nghĩa Yên Thế diễn ra từ 1884: nghĩa quân Yên Thế đánh thắng Pháp nhiều trận và gây cho chúng nhiều khó khăn ,thiệt hại .Cuộc chiến đấu của nghĩa quân Yên Thế cuối cùng cũng bị dập tắt.
    Trong chiến tranh thé giới lần thứ nhất (1914-1918) các cuộc khởi nghĩa vũ trang chống Pháp của nhân dân Việt Nam vẫn tiếp diễn nhưng cuối cùng đều không thành công
    Thất bại của các phong trào trên đã chứng tỏ sự bất lực của nó trước nhiệm vụ giải phóng dân tộc mà lịch sử đã giao phó. Nguyên nhân khiến cho phong trào cứu nước cuối thé kỷ XIX thất bại không đâu khác là nằm trong những hạn chế trong con đường cứu nước của giai cấp phong kiến .
    *Bên cạnh các cuộc khởi nghĩa nêu trên đầu thế kỷ XX ,phong trào yêu nước dưới sự lãnh đạo của tầng lớp sỹ phu tiến bộ chịu ảnh hưởng của tư tưởng dân chủ tư sản diễn ra sôi nổi
    Về mặt phương pháp :tầng lớp sỹ phu lãnh đạo phong trào giải phóng dân tộc đầu thế kỷ XX có sự phân hóa thành 2 xu hướng :một bộ phận chủ trương đánh đuổi thực dân Pháp giành độc lập ,tự do cho dân tộc,khôi phục chủ quyền quốc gia bằng phương pháp bạo động(Phan Bội Châu).Một bộ phận khác lại coi cải cách là giải pháp để đi tới khôi phục nền độc lập (Phan Châu Trinh)
     

    Các file đính kèm:

Đang tải...