Tiến Sĩ Phong trào yêu nước của giáo chức và học sinh, sinh viên Hà Nội từ năm 1888 đến năm 1945

Thảo luận trong 'THẠC SĨ - TIẾN SĨ' bắt đầu bởi Nhu Ely, 16/3/14.

  1. Nhu Ely

    Nhu Ely New Member

    Bài viết:
    1,771
    Được thích:
    1
    Điểm thành tích:
    0
    Xu:
    0Xu
    LUẬN ÁN TIẾN SỸ LỊCH SỬ
    NĂM 2013

    MỤC LỤC
    Trang
    MỞ ĐẦU 1
    Chương 1: TỔNG QUAN TÌNH HÌNH NGHIÊN CỨU 7
    1.1. Các công trình nghiên cứu của người nước ngoài 7
    1.2. Các công trình nghiên cứu của các học giả Việt Nam 9
    Tiểu kết chương 1 24
    Chương 2: KHÁI QUÁT VỀ HÀ NỘI TỪ NĂM 1888 ĐẾN NĂM 1945 VÀ DIỆN MẠO PHONG TRÀO YÊU NƯỚC CỦA GIÁO CHỨC VÀ HỌC SINH, SINH VIÊN TỪ NĂM 1888 ĐẾN NĂM 1930 26
    2.1. Khái quát về Hà Nội từ năm 1888 đến năm 1945 26
    2.1.1. Về địa giới hành chính 26
    2.1.2. Về chính trị 26
    2.1.3. Về kinh tế - xã hội 27
    2.1.4. Tình hình giáo dục ở Hà Nội từ năm 1888 đến năm 1945 34
    2.1.5. Sự hình thành đội ngũ giáo chức và học sinh, sinh viên Hà Nội thời kỳ thuộc địa 42
    2.2. Những hoạt động yêu nước của giáo chức và học sinh, sinh viên Hà Nội từ năm 1888 đến năm 1930 44
    2.2.1. Phản ứng của thầy giáo và học sinh Hà Nội trước sự cai trị của Pháp trong những năm cuối thế kỷ XIX, đầu thế kỷ XX 44
    2.2.2. Giáo chức và học sinh, sinh viên Hà Nội tiếp nhận tư tưởng dân chủ tư sản, tích cực tham gia vào các phong trào yêu nước từ đầu thế kỷ XX đến năm 1918 47
    2.2.3. Phong trào yêu nước của giáo chức và học sinh, sinh viên Hà Nội từ sau Chiến tranh thế giới thứ nhất đến năm 1930 63
    Tiểu kết chương 2 79
    Chương 3: NHỮNG CHUYỂN BIẾN MỚI TRONG PHONG TRÀO YÊU NƯỚC CỦA GIÁO CHỨC VÀ HỌC SINH, SINH VIÊN HÀ NỘI (1930 - 1945) 81
    3.1. Phong trào yêu nước của giáo chức và học sinh, sinh viên Hà Nội trong những năm 1930-1939 81
    3.1.1. Giáo chức và học sinh, sinh viên Hà Nội tham gia các tổ chức cách mạng, ủng hộ Xô viết Nghệ Tĩnh và đấu tranh chống thực dân phong kiến những năm 1930 -1935 81
    3.1.2. Giáo chức và học sinh, sinh viên Hà Nội trong phong trào Dân chủ 1936-1939 88
    3.2. Phong trào yêu nước của giáo chức và học sinh, sinh viên Hà Nội trong những năm 1939-1945 102
    3.2.1. Những cuộc đấu tranh của giáo chức và học sinh, sinh viên Hà Nội từ năm 1939 đến ngày 9 tháng 3 năm 1945 102
    3.2.2. Giáo chức và học sinh, sinh viên Hà Nội tham gia Cao trào kháng Nhật cứu nước, tiến tới Tổng khởi nghĩa tháng Tám năm 1945 112
    Tiểu kết chương 3 121

    Chương 4: ĐẶC ĐIỂM, VAI TRÒ PHONG TRÀO YÊU NƯỚC CỦA GIÁO CHỨC VÀ HỌC SINH, SINH VIÊN HÀ NỘI TỪ NĂM 1888 ĐẾN NĂM 1945
    123
    4.1. Đặc điểm của phong trào 123
    4.1.1. Phong trào đã thu hút đông đảo giáo chức và học sinh, sinh viên tham gia 123
    4.1.2. Phong trào diễn ra liên tục với nhiều hình thức đấu tranh phong phú thể hiện sự năng động, nhạy bén của giáo chức và học sinh, sinh viên Hà Nội 128
    4.1.3. Phong trào có sự kế thừa giữa các thế hệ , "châm ngòi" cho các cuộc đấu tranh của quần chúng nhân dân và có sức lan tỏa lớn 134
    4.2. Vai trò của phong trào đối với cách mạng Việt Nam 137
    4.2.1. Sự phát triển của phong trào đã tập hợp và rèn luyện một lực lượng cách mạng quan trọng góp phần vào sự nghiệp giải phóng dân tộc 137
    4.2.2. Từ trong phong trào, đã hình thành nên những tổ chức cách mạng đầu tiên tại Hà Nội theo các khuynh hướng chính trị khác nhau 138
    4.2.3. Một lực lượng trí thức yêu nước trưởng thành từ phong trào, trong đó có nhiều cá nhân đã có ảnh hưởng nhất định đến tiến trình phát triển của lịch sử dân tộc 141
    Tiểu kết chương 4 145
    KẾT LUẬN 147
    DANH MỤC CÁC CÔNG TRÌNH CỦA TÁC GIẢ ĐÃ CÔNG BỐ 151
    TÀI LIỆU THAM KHẢO 152
    PHỤ LỤC 170

    MỞ ĐẦU
    1. Lý do chọn đề tài

    Giáo chức và học sinh, sinh viên là một bộ phận thuộc tầng lớp trí thức, luôn đóng vai trò quan trọng trong công cuộc xây dựng và bảo vệ Tổ quốc. Từ cuối thế kỷ XIX, khi đất nước bị xâm lăng, giáo chức và học sinh, sinh viên trở thành một lực lượng không thể thiếu trong cuộc đấu tranh chống đế quốc, tiến lên giải phóng dân tộc. Đầu năm 1930, Đảng Cộng sản Việt Nam được thành lập, trong "Sách lược vắn tắt của Đảng", Nguyễn Ái Quốc đã chỉ rõ muốn giành thắng lợi trong cuộc giải phóng dân tộc, phải tăng cường sức mạnh cho khối liên minh công nông, "Đảng phải hết sức liên lạc với tiểu tư sản, trí thức, trung nông, Thanh niên, Tân Việt, v.v để kéo họ đi vào phe vô sản giai cấp" [105, tr.3]. Trong quá trình lãnh đạo cách mạng Việt Nam, từ năm 1930 đến năm 1945, Đảng Cộng sản Đông Dương luôn đưa ra những hình thức để tập hợp lực lượng trí thức trong đó có một bộ phận là giáo chức và học sinh, sinh viên, tham gia vào phong trào giải phóng dân tộc như: Mặt trận Việt Minh (năm 1941), Đảng Dân chủ Việt Nam (năm 1944), .
    Thăng Long - Hà Nội là trung tâm văn hóa - cái nôi đào tạo và nuôi dưỡng nhân tài cho đất nước. Từ năm 1888, Hà Nội trở thành nhượng địa của Pháp, là thủ phủ của Liên bang Đông Dương, là trung tâm giáo dục của cả Đông Dương, vì vậy nơi đây có số lượng giáo viên và học sinh, sinh viên tập trung đông nhất cả nước. Trong cuộc đấu tranh giải phóng dân tộc, giáo chức và học sinh, sinh viên Hà Nội trở thành lực lượng của phong trào yêu nước, cách mạng giải phóng dân tộc và có nhiều đóng góp nổi bật. Tuy vậy, phong trào yêu nước của lực lượng này, cho đến nay vẫn chưa có công trình nào nghiên cứu một cách đầy đủ.
    Ngày nay, trong công cuộc xây dựng đất nước, Đảng Cộng sản Việt Nam chủ trương đẩy mạnh công nghiệp hóa, hiện đại hóa và hội nhập quốc tế, vì vậy vai trò của đội ngũ trí thức trong đó có giáo chức và học sinh, sinh viên ngày càng trở nên quan trọng. Tại Hội nghị lần thứ 7, Ban Chấp hành Trung ương Đảng khóa X đã ra Nghị quyết 27 NQ/ TW, khẳng định: "Ngày nay, đội ngũ trí thức trở thành nguồn lực đặc biệt quan trọng, tạo nên sức mạnh của mỗi quốc gia trong chiến lược phát triển". Hà Nội, với vị thế là thủ đô, trung tâm kinh tế, chính trị, văn hóa giáo dục của cả nước, có nhiệm vụ đi trước một bước trong sự nghiệp công nghiệp hóa, hiện đại hóa và hội nhập quốc tế. Nhiệm vụ này của Hà Nội là hết sức nặng nề và vẻ vang. Để đáp ứng được yêu cầu mới đó của cách mạng, cần phát huy tổng hợp các nguồn lực, trong đó trí thức phải được coi là lực lượng tiên phong. Nghiên cứu đề tài Phong trào yêu nước của giáo chức và học sinh, sinh viên Hà Nội từ năm 1888 đến năm 1945, ngoài việc làm rõ đặc điểm, vai trò của bộ phận trí thức ngành Giáo dục trong sự nghiệp đấu tranh giải phóng dân tộc trước kia, mà còn góp phần giáo dục truyền thống yêu nước, ý thức trách nhiệm của đội ngũ giáo chức và học sinh, sinh viên Hà Nội ngày nay trước yêu cầu mới của lịch sử.
    Với ý nghĩa khoa học và thực tiễn trên, chúng tôi chọn vấn đề Phong trào yêu nước của giáo chức và học sinh, sinh viên Hà Nội từ năm 1888 đến năm 1945 làm đề tài luận án của mình.
    2. Mục đích, nhiệm vụ nghiên cứu của luận án
    2.1. Mục đích
    Luận án góp phần làm sáng tỏ những đóng góp của giáo chức và học sinh, sinh viên Hà Nội trong phong trào yêu nước và cách mạng ở Hà Nội thời Pháp thuộc. Trên cơ sở kết quả nghiên cứu, luận án làm rõ thêm truyền thống yêu nước của nhân dân Hà Nội, truyền thống đó cần phát huy trong thời kỳ đẩy mạnh công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước hiện nay.
    2.2. Nhiệm vụ
    Để thực hiện được các mục đích trên, luận án có nhiệm vụ đi sâu nghiên cứu và phản ánh một số nội dung cơ bản sau:
    1. Làm rõ những tiền đề dẫn tới sự hình thành và phát triển của đội ngũ giáo chức và học sinh, sinh viên Hà Nội từ năm 1888 đến năm 1945;
    2. Phản ánh diện mạo phong trào yêu nước của giáo chức và học sinh, sinh viên Hà Nội qua các giai đoạn (1888 -1930) và (1930 -1945). Xác định mối quan hệ của nó với phong trào yêu nước cách mạng của các tầng lớp khác ở Hà Nội và các địa phương trong cả nước;
    3. Từ việc nghiên cứu, rút ra một số nhận xét về đặc điểm, vai trò phong trào yêu nước của giáo chức và học sinh, sinh viên Hà Nội trong thời kỳ 1888 - 1945. Khái quát truyền thống tốt đẹp của giáo chức và học sinh, sinh viên Hà Nội, nhằm phát huy trong công cuộc xây dựng Thủ đô và đất nước hiện nay.
    3. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu của luận án
    3.1. Đối tượng nghiên cứu
    Đối tượng nghiên cứu của luận án là phong trào yêu nước của giáo chức và học sinh, sinh viên Hà Nội trong phong trào yêu nước cách mạng giải phóng dân tộc ở Hà Nội và cả nước từ năm 1888 đến năm 1945.
    3.2. Phạm vi nghiên cứu
    Về không gian: Luận án nghiên cứu những hoạt động của giáo chức và học sinh, sinh viên trên địa bàn Hà Nội tính theo địa giới hành chính từ năm 1888 đến năm 1945. Khi địa giới của Hà Nội có sự điều chỉnh thì các hoạt động yêu nước của giáo chức và học sinh, sinh viên được nghiên cứu trong phạm vi điều chỉnh.
    Về thời gian: Phạm vi thời gian mà luận án nghiên cứu là từ tháng 10 năm 1888, khi Hà Nội chính thức bị trở thành nhượng địa của thực dân Pháp đến ngày 2 tháng 9 năm 1945, khi Cách mạng tháng Tám thành công, nước Việt Nam Dân chủ Cộng hòa ra đời.
    Tuy nhiên, đây là một đề tài lịch sử nên một số chi tiết và sự kiện diễn ra trước năm 1888 hoặc sau năm 1945, trên phạm vi rộng hơn địa bàn Hà Nội cũng sẽ được luận án đề cập đến, nhưng không phải là nội dung chính.
     
Đang tải...