Tài liệu Phong trào đông du (1905 - 1908)

Thảo luận trong 'Lịch Sử' bắt đầu bởi Thúy Viết Bài, 5/12/13.

  1. Thúy Viết Bài

    Thành viên vàng

    Bài viết:
    198,891
    Được thích:
    172
    Điểm thành tích:
    0
    Xu:
    0Xu
    PHONG TRÀO ĐÔNG DU (1905 - 1908)



    Hiện tượng Đông Du đầu thế kỷ trước mãi còn vang vọng trong đời sống hiện tại. Chính bởi vị trí và ý nghĩa to lớn như vậy, trong suốt những năm qua Đông Du luôn là mối quan tâm của nhiều nhà nghiên cứu Việt Nam và nước ngoài. Những vấn đề mang tính thời sự của Đông Du như là việc tôn tạo, bảo quản các di sản vật thể và phi vật thể của phong trào sẽ tiếp tục được chú ý.

    I. ĐẶT VẤN ĐỀ

    Thất bại hoàn toàn của cuộc khởi nghĩa Hương Khê (Hà Tĩnh) năm 1896, đồng thời đánh dấu sự chấm dứt vai trò phong trào Cần Vương do vua Hàm Nghi và Tôn Thất Thuyết khởi xướng đứng đầu. Việt Nam biến thành một nước bị đô hộ, chia cắt, một xã hội thuộc địa nửa phong kiến, có đổi mới nhưng không thực sự tiến bộ và cởi mở. Cuộc khai thác thuộc địa quy mô của thực dân Pháp cuối XIX - đầu XX, làm cho cuộc sống nhân dân ta tăm tối, rơi vào vòng lệ thuộc. Và ở cái buổi mà “trên sân khấu xã hội Việt Nam lúc bấy giờ vai trò phong kiến càng lu mờ mà vai trò tư sản, tiểu tư sản mới nảy mầm đang non chưa đủ sức để mở màn và vọt ra được”[7; tr.38]. Một số nhà ái quốc nước ta đã phải đi tìm lấy cuộc sống ẩn dật chờ thời. Có kẻ quay lại hợp tác với bọn xâm lược, hay xem việc lớn đã qua, mang tâm trạng bi quan, bế tắc. Tuy thế, không ít sĩ phu vẫn một lòng sắt son với sự nghiệp cứu dân, cứu nước, họ là những tri thức tư sản hóa, đêm ngày trăn trở đi tìm con đường cứu nước và phát triển xã hội. Đây chính là động cơ đặc biệt giúp các sĩ phu yêu nước đầu thế kỷ XX nhanh chóng đón nhận, tiếp xúc và chịu ảnh hưởng của “Tân thư”, “Tân văn” với những tư tưởng khuynh hướng tiến bộ từ bên ngoài dội vào. Thông qua Tân thư, Tân văn (từ sách vở Trung Quốc), những tư tưởng dân chủ tư sản phương Tây của Vônte, Rútxô, Môngtétxkiơ được giới thiệu với các sĩ phu Việt Nam, giúp họ khắc phục nhanh chóng sự luyến tiếc chế độ phong kiến, cung cấp cho họ nhiều kiến thức mới về tư tưởng chính trị và truyền cho họ ngọn lửa nhiệt tình cách mạng. Không chỉ riêng Việt Nam mà cả châu Á xuất hiện phong trào “châu Á bừng tỉnh”. Lúc này, bất luận là cách mạng Ba Tư (I – Ran), Thổ Nhĩ Kỳ, Trung Quốc hay là cuộc đấu tranh chống Anh của Ấn Độ do TiLak lãnh đạo đều mang tính quần chúng rộng rãi để thêm vào cho nó một tính chất mới – tính chất tư sản. Điều đặc biệt đáng nói ở đây là sự vùng lên của phong trào “châu Á bừng tỉnh” đều có bóng dáng ảnh hưởng ít nhiều từ phong trào Minh Trị Duy Tân (1868). Thành công của nước Nhật trên con đường cải cách và công nghiệp hóa sau Minh Trị Duy tân, rồi chiến thắng của người Nhật trong cuộc chiến tranh Nga - Nhật (1904 - 1905), đã cổ vũ các dân tộc phương Đông về khả năng khắc phục tình trạng lạc hậu và khả năng phục hưng của mỗi nước. Phan Bội Châu và một số sĩ phu cấp tiến Việt Nam mở đường Đông Du bởi sự thôi thúc và hấp dẫn của tấm gương phục hưng tự cường từ nước “đồng chủng, đồng văn” này.

    II. NỘI DUNG NGHIÊN CỨU
     

    Các file đính kèm:

Đang tải...