Tiểu Luận Phong trào độc lập dân tộc ở Ấn Độ trong những năm 1919 -1945

Thảo luận trong 'Lịch Sử' bắt đầu bởi Thúy Viết Bài, 5/12/13.

  1. Thúy Viết Bài

    Thành viên vàng

    Bài viết:
    198,891
    Được thích:
    170
    Điểm thành tích:
    0
    Xu:
    0Xu
    MỤC LỤC
    MỞ ĐẦU . 4
    I. Quá trình xâm lược và thống trị của thực dân Anh đối với Ấn Độ 5
    1. Quá trình thực dân Anh xâm lược Ấn Độ . 5
    2. Chính sách cai trị của thực dân Anh đối với Ấn Độ 8
    a) Chính sách về chính trị 9
    b) Chính sách về quân sự 10
    c) Chính sách về kinh tế 10
    d) Chính sách về văn hóa-xã hội 12
    II. Chính sách cai trị của thực dân Anh trong Chiến tranh thế giới thứ nhất và tác động của những chính sách đó đến Ấn Độ . 14
    III. Đảng Quốc Đại và đường lối đấu tranh của M.Gandhi trong phong trào giải phóng dân tộc ở Ấn Độ nửa đầu thế kỉ XX 18
    1. Đảng Quốc Đại và một vài nét về tiểu sử M.Gandhi . 18
    2. Đường lối đấu tranh của M.Gandhi trong phong trào giải phóng dân tộc ở Ấn Độ nửa đầu thế kỉ XX 19
    a) Bất bạo động và Ahimsa (tính bất hại) 20
    b) Satya (Đạo/Chân lí) . 21
    c) Satyagraha (Sức mạnh chân lí) . 21
    IV. Phong trào độc lập dân tộc ở Ấn Độ trong những năm 1919-1945 27
    1. Phong trào đấu tranh của nhân dân Ấn Độ trong những năm 1919-1922
    27
    2. Phong trào đấu tranh của nhân dân Ấn Độ từ năm 1923-1928 31
    * Sự ra đời của các Đảng công nông và sự phát triển của phong trào công nhân-nông dân Ấn Độ . 32
    3. Phong trào đấu tranh của nhân dân Ấn Độ trong những năm 1929-1939
    35
    a) Hoạt động đấu tranh của Gandhi và Đảng Quốc Đại . 35
    b) Hoạt động đấu tranh của Đảng Cộng Sản và công nhân Ấn Độ . 38
    4. Ấn Độ trong những năm Chiến tranh thế giới thứ hai (1939-1945) 40
    KẾT LUẬN 43
    PHỤ LỤC . 47
    TÀI LIỆU THAM KHẢO 55
    DANH SÁCH THÀNH VIÊN NHÓM 3-SP SỬ 2B_K37 56

    MỞ ĐẦU
    Thuộc địa là nhu cầu không thể thiếu của các nước thực dân phương Tây trong quá trình phát triển của mình. Chính vì vậy, từ rất sớm các nước lạc hậu ở Á, Phi, Mĩ latinh đã trở thành miếng mồi cho thực dân phương Tây nhòm ngó. Bằng nhiều con đường và phương thức khác nhau mà các nước phương Tây đã lần lượt chinh phục và biến các nước Á, Phi, Mĩ Latinh thành nơi cung cấp nguyên liệu, nhân công, và là thị trường tiêu thụ rộng lớn của mình. Ấn Độ ở Châu Á cũng vậy, là một quốc gia phong kiến lạc hậu, rộng lớn, tài nguyên thiên nhiên phong phú đã trở thành miếng mồi của chủ nghĩa thực dânTây BanNha, Bồ Đào Nha , Pháp và cuối cùng là Anh. Dưới ách thống trị thực dân, các tầng lớp nhân dân Ấn Độ không ngừng nổi dậy đấu tranh. Nhiều cuộc khởi nghĩa khắp nơi đã nổ ra chống lại thực dân Anh, đồng thời tấn công vào bọn phong kiến.
    Năm 1917, Cách mạng Xã hội chủ nghĩa tháng Mười ở Nga thắng lợi, cuộc Chiến tranh thế giới thứ nhất kết thúc đã mở ra một thời kì phát triển mới trong phong trào giải phóng dân tộc ở các nước thuộc đại và nửa thuộc địa. Tiếng vang của Cách mạng tháng Mười Nga đã vượt qua biên giới của nó, tác động mạnh mẽ đến hầu khắp các quốc gia–dân tộc trên hành tinh. Trong đêm dài đen tối đầy bất công của các chế độ phong kiến, tư bản thực dân, nhất là qua những năm tháng khủng khiếp của Chiến tranh thế giới thứ nhất, nhân dân ở các nước thuộc địa và nửa thuộc địa, những người phải chịu đựng nhiều tai họa nhất của chiến tranh đã tìm thấy ở Cách mạng tháng Mười những niềm hi vọng to lớn đối với mình, thúc đẩy họ vùng dậy đấu tranh giành quyền sống, giành độc lập dân tộc, Ấn Độ cũng không ngoại lệ. Sau Chiến tranh thế giới thứ nhất, phong trào đấu tranh chống thực dân Anh dâng cao mạnh mẽ ở Ấn Độ.
     

    Các file đính kèm:

Đang tải...