Luận Văn Phong trào đấu tranh của công nhân cao su thủ dầu một trong 30 năm chiến tranh giải phóng (Năm 1945

Thảo luận trong 'Lịch Sử' bắt đầu bởi Thúy Viết Bài, 5/12/13.

  1. Thúy Viết Bài

    Thành viên vàng

    Bài viết:
    198,891
    Được thích:
    173
    Điểm thành tích:
    0
    Xu:
    0Xu
    [TABLE="width: 100%"]
    [TR]
    [TD="class: rows1, bgcolor: #DEE4FE, align: left"]Phong trào đấu tranh của công nhân cao su thủ dầu một trong 30 năm chiến tranh giải phóng (Năm 1945 đến năm 1975)

    [/TD]
    [/TR]
    [/TABLE]


    Công nhân cao su Thủ Dầu Một là một bộ phận của giai cấp công nhân Việt Nam. Trong lịch sử ba mươi năm chiến tranh giải phóng dân tộc, giải phóng giai cấp từ năm 1945 đến năm 1975, công nhân cao su ở Thủ Dầu Một là lực lượng chính trị, là một trong những “đội quân chủ lực” của phong trào cách mạng ở địa phương. Phong trào đấu tranh của công nhân cao su tại đây đã diễn ra sớm, quyết liệt, lâu dài và được thế giới biết đến nhiều nhất. Những cuộc đấu tranh giai cấp và đấu tranh dân tộc của họ mãi mãi đi vào lịch sử vẻ vang của dân tộc ta.

    Trong ba mươi năm chiến tranh từ năm 1945 đến năm 1975, mọi diễn biến của phong trào công nhân cao su Thủ Dầu Một đều có ảnh hưởng đến phong trào công nhân cao su toàn xứ. Tìm hiểu phong trào đấu tranh của công nhân cao su Thủ Dầu Một thời kỳ từ năm 1945 đến năm 1975 là tìm hiểu một bộ phận của phong trào công nhân cao su Nam Bộ, qua đó làm sáng tỏ những đặc điểm, vị trí, thành tích đấu tranh và vai trò của họ trong hai thời kỳ kháng chiến chống Pháp, chống Mỹ.

    Trong quá trình đấu tranh cách mạng, dưới sự lãnh đạo của Đảng cộng sản Việt Nam, đội ngũ công nhân cao su Thủ Dầu Một ngày một trưởng thành, nhất là sự vững vàng về nhận thức xã hội, về ý thức giai cấp, ý thức cách mạng.

    Ngày nay, trong sự nghiệp xây dựng và bảo vệ tổ quốc, đội ngũ công nhân cao su trên địa bàn tỉnh Thủ Dầu Một xưa, nay thuộc hai tỉnh Bình Dương và Bình Phước là một trong những lực lượng vẫn luôn đi đầu trong việc xây dựng kinh tế, chính trị, văn hoá, xã hội ở địa phương.

    Lê nin – Lãnh tụ vĩ đại của giai cấp công nhân thế giới đã chỉ rõ: “Đối với người công nhân giác ngộ không có nhiệm vụ nào quan trọng hơn nhiệm vụ hiểu biết phong trào của chính giai cấp mình, hiểu biết bản chất, mục đích, nhiệm vụ, điều kiện và những hình thức hoạt động thực tiễn của phong trào đó”[75;12].

    Chúng tôi chọn đề tài “Phong trào đấu tranh của công nhân cao su Thủ Dầu Một trong 30 năm chiến tranh giải phóng từ năm 1945 đến năm 1975” để nghiên cứu, nhằm minh chứng vai trò và ảnh hưởng của đội ngũ công nhân cao su trong cuộc kháng chiến 30 năm. Lịch sử hình thành và phát triển các đồn điền cao su ở Thủ Dầu Một


    xưa chính là lịch sử đấu tranh, lao động sản xuất của đội ngũ công nhân cao su sinh sống trên mảnh đất này. Trong từng thời kỳ, bằng sức lực, lòng quả cảm và sự hy sinh, họ đã chinh phục thiên nhiên, chống ngoại xâm, đấu tranh chống áp bức bóc lột . để bảo vệ, xây dựng xứ sở. Họ là những bậc tiền hiền, hậu hiện đáng tôn trọng, đã góp phần lớn công sức của mình vào việc đánh thắng Pháp, đánh thắng Mỹ. Xuyên suốt các thời kỳ lịch sử, đội ngũ công nhân cao su ở xứ sở này tiếp tục truyền thống của cha ông, đem trí tuệ, công sức của mình để tạo dựng hào khí cho một vùng đất năng động, phát triển bền vững.

    Việc nghiên cứu này còn nhằm tổng hợp lại những thành quả của đội ngũ công nhân cao su tại Thủ Dầu Một xưa; ghi nhận những đóng góp của họ cho cuộc kháng chiến của Nam Bộ, của cả nước trong giai đoạn lịch sử này. Đồng thời đúc kết, rút ra một số đặc điểm, kinh nghiệm và bài học lịch sử cho sự nghiệp thực hiện công nghiệp hoá, hiện đại hoá ở địa phương ngày nay; cung cấp tư liệu cho việc giáo dục lịch sử truyền thống đối với thế hệ trẻ; góp phần gợi nhớ và ghi ơn thế hệ trước, để công nhân ngày nay làm tốt nhiệm vụ kế tục vẻ vang là nỗ lực làm giàu cho đất nước, bảo vệ thành quả cách mạng.

    0.2. LỊCH SỬ NGHIÊN CỨU VẤN ĐỀ

    Đề tài “phong trào đấu tranh của công nhân cao su Thủ Dầu Một trong 30 năm chiến tranh giải phóng từ năm 1945 đến năm 1975” là một vấn đề lớn, đã từng là mối quan tâm nghiên cứu của không ít cá nhân, cơ quan trong và ngoài nước.

    Trước đây đã có nhiều công trình nghiên cứu và bài viết về công nhân cao su Thủ

    Dầu Một dưới nhiều góc độ khác nhau.


    Trước năm 1954 có một số sách báo tiếng Pháp như cuốn: Economie agricole de L’Indochine, Hà Nội 1932 của Yves Henry, Problèmes du travail en Indochine. Bureau international du travail, Genève 1937 của Goudal , các tờ báo: Echo Annamite, báo La volonté indochinoise, báo Climats và một số báo tiếng Việt như báo Tiếng Dân, báo Phụ Nữ Tân Văn đề cập đến chế độ mộ phu cao su, chính sách cai trị của thực dân Pháp, hoàn cảnh sống của người công nhân cao su, một số cuộc đấu tranh của công nhân cao su ở các đồn điền Nam Bộ.


    Sau năm 1954, các công trình nghiên cứu về giai cấp công nhân Việt Nam ở trong nước trước hết phải kể đến bộ “Lịch sử giai cấp công nhân Việt Nam” (Nxb Sự Thật - Hà Nội, 1958) của Giáo Sư Trần Văn Giàu. Đây là công trình nghiên cứu chuyên sâu về quá trình hình thành và phát triển của giai cấp công nhân Việt Nam. Công trình này có giá trị rất lớn không những đối với giai cấp công nhân mà đối với lịch sử dân tộc, lịch sử Đảng và lịch sử tư tưởng Việt Nam. Trong bộ sách này, tác giả đã chỉ rõ mối liên hệ giữa lý luận và thực tiễn, chủ nghĩa Mác-Lê nin là sức mạnh tinh thần là lý luận khoa học cách mạng vô sản của giai cấp công nhân; Tập sách “Máu trắng máu đào” Nxb Lao Động Mới – Sài Gòn 1963 của Diệp Liên Anh, phản ảnh một số nét về hoàn cảnh sống và làm việc của người công nhân cao su dưới sự áp bức bóc lột của thực dân, tư bản và phong kiến; Cuốn sách “Phú Riềng đỏ” (Nxb Lao Động, Hà Nội
    1965) của Trần Tử Bình. Trần Tử Bình, một công nhân cao su cách mạng nòng cốt, đã đặc tả lại tình cảnh của công nhân cao su ở đồn điền Phú Riềng, những phản kháng của công nhân trong những ngày tháng đầu tiên đến sống và làm việc ở đồn điền đến những hành động đấu tranh quyết tử với giới chủ để giành lấy quyền lợi thiết thực; Ban Sử cận hiện đại, Viện Sử học đã công bố công trình về “Một số vấn đề về lịch sử giai cấp công nhân Việt Nam” (Nxb Lao Động, Hà Nội 1974); “Giai cấp công nhân Việt Nam và liên minh công nông” (Nxb Sự Thật - Hà Nội 1976) của Lê Duẩn; “Giai cấp công nhân Việt Nam trước khi thành lập Đảng” (Nxb Khoa học Xã hội - Hà Nội
    1978) của Ngô Văn Hoà, Dương Kinh Quốc Các công trình nghiên cứu này góp phần phản ánh một số mặt về đời sống, hoàn cảnh của công nhân cao su dưới chính sách cai trị và sự áp bức bóc lột của tư bản, thực dân và phong kiến ở miền Đông Nam Bộ nói chung và ở Thủ Dầu Một nói riêng. Các công trình nghiên cứu này là nguồn tài liệu quý báu, đã gợi mở cho chúng tôi có cách nhìn đặc thù về phong trào đấu tranh của công nhân.

    Sau năm 1975, do yêu cầu giáo dục truyền thống cho đội ngũ công nhân cao su, các lão thành cách mạng đã ghi lại hồi ký, bước đầu tập hợp sự kiện về phong trào đấu tranh cách mạng của công nhân cao su Thủ Dầu Một nói riêng và miền Đông Nam Bộ nói chung như cuốn “Đất đỏ miền Đông” của Lê Sắc Nghi - Công ty cao su Đồng Nai xuất bản năm 1980; cuốn “Phong trào đấu tranh cách mạng của công nhân cao su miền Đông Nam Bộ” (Nxb Lao Động, Hà Nội 1982) của Thành Nam. Các tác phẩm này đã
     
Đang tải...