Thạc Sĩ Phong trào công nhân ở các nước Tây Âu từ năm 1991 đến năm 2011

Thảo luận trong 'THẠC SĨ - TIẾN SĨ' bắt đầu bởi Phí Lan Dương, 31/12/14.

  1. Phí Lan Dương

    Phí Lan Dương New Member
    Thành viên vàng

    Bài viết:
    18,524
    Được thích:
    18
    Điểm thành tích:
    0
    Xu:
    0Xu
    Đề tài: Phong trào công nhân ở các nước Tây Âu từ năm 1991 đến năm 2011Chuyên ngành: Lịch sử Phong trào cộng sản, công nhân quốc tế và giải phóng dân tộcMã số: 62 22 52 01Nghiên cứu sinh: Đỗ Thị YếnNgười hướng dẫn khoa học: PGS.TS Nguyễn Hoàng GiápCơ sở đào tạo: Học viện Chính trị Quốc gia Hồ Chí Minh
    TÓM TẮT NHỮNG KẾT LUẬN MỚI CỦA LUẬN ÁN
    1. Đây là một công trình nghiên cứu tương đối có hệ thống và toàn diện, làm rõ về thực trạng phong trào công nhân ở các nước Tây Âu (tiêu biểu ở 3 nước Anh, Pháp, Đức) từ khi chiến tranh lạnh kết thúc (1991) đến năm 2011.2. Luận án chỉ ra những nhận xét, đánh giá về phong trào công nhân ở các nước Tây Âu. Khẳng định rõ tuy còn khó khăn hạn chế trong hoạt động đấu tranh cách mạng nhưng phong trào công nhân ở Tây Âu vẫn là một lực lượng chính trị quan trọng thúc đẩy xu thế phát triển đi lên chủ nghĩa xã hội, chỉ ra cống hiến các nước Tây Âu trong sứ mệnh lịch sử của mình.3. Từ sự vận động của phong trào công nhân ở các nước Tây Âu, luận án nêu lên một số vấn đề rút ra đối với việc xây dựng giai cấp công nhân Việt Nam hiện nay: (1) Sự phát triển của giai cấp công nhân, phong trào công nhân ở các nước tư bản Tây Âu ở mức độ cao đã bác bỏ quan điểm “giai cấp công nhân đang bị mất đi” và khẳng định sự tiếp tục tồn tại của giai cấp công nhân như là một lực lượng chủ yếu trong nền sản xuất và một lực lượng chính trị cơ bản của xã hội hiện đại. (2) Những biến đổi về cơ cấu, chất lượng và nhiều vấn đề khác khiến chúng ta cần thay đổi quan niệm về giai cấp công nhân hiện đại. Trong điều kiện cách mạng khoa học công nghệ ngày nay chúng ta không thể coi công nhân chỉ là những người lao động cơ bắp và không thể coi giai cấp công nhân chỉ gồm toàn những người lao động cơ bắp thuần tuý. (3) Trong điều kiện kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa, đẩy mạnh công nghiệp hóa, hiện đại hóa và hội nhập kinh tế, nhiều vấn đề phải được làm sáng tỏ như: sự trí thức hoá giai cấp công nhân, về việc công nhân tham gia sở hữu doanh nghiệp, về mối quan hệ giữa giai cấp công nhân với các giai cấp khác trong xã hội; (4) Tăng cường củng cố, xây dựng giai cấp công nhân Việt Nam phù hợp với xu thế phát triển chung của giai cấp công nhân thế giới nói chung và giai cấp công nhân Việt Nam nói riêng, đáp ứng nhu cầu phát triển của đất nước.
     

    Các file đính kèm:

Đang tải...