Tài liệu Phong trào công nhân châu âu nửa đầu thế kỳ xix

Thảo luận trong 'Lịch Sử' bắt đầu bởi Thúy Viết Bài, 5/12/13.

  1. Thúy Viết Bài

    Thành viên vàng

    Bài viết:
    198,891
    Được thích:
    167
    Điểm thành tích:
    0
    Xu:
    0Xu
    PHONG TRÀO CÔNG NHÂN CHÂU ÂU NỬA ĐẦU THẾ KỲ XIX


    I. SỰ PHÁT TRIỂN CỦA CHỦ NGHĨA TƯ BẢN GIỮA THẾ KỶ XIX

    Giữa thế kỷ XIX, nền kinh tế tư bản chủ nghĩa có những bước tiến quan trọng. Thời kỳ này cách mạng công nghiệp lan khắp châu Âu: Anh đã hòan thành cách mạng công nghiệp. Pháp và Mỹ đang tiến hành.

    1. Nước Anh.

    Anh đứng đầu trong nền kinh tế thế giới. Anh hoàn thành cách mạng công nghiệp vào những năm 1840. Cuối thế kỷ XIX, máy móc chiếm ưu thế trong sản xuất; ngành dệt bông được cơ khí hóa rất sớm. Việc cơ khí hóa sản xuất làm cho sản xuất công nghiệp tăng lên nhanh chóng. Các ngành luyện kim và cơ khí phát triển mạnh nhằm trang bị kỹ thuật toàn bộ cho công nghiệp.

    Năm 1810, sản lượng gang của Anh là 225.000 tấn, năm 1850 con số đó là 2.250.000 tấn. Hệ thống đường sắt phát triển mạnh: từ 2.000km tăng lên 10.000km trong thời gian từ 1840 đến 1850. Sự phát triển của đường sắt thúc đẩy sự phát triển của thị trường trong nước và tăng cường sự liên hệ giữa các trung tâm công nghiệp.

    Ngành hàng hải cũng có những biến đổi quan trọng nhờ việc ứng dụng máy hơi nước: nhiều công ty hàng hải lớn được thành lập. Sự phát triển của giao thông vận tải ảnh hưởng đến ngoại thương: số lượng hàng xuất khẩu ngày càng nhiều.

    Sự phát triển công nghiệp cũng ảnh hưởng lớn đến nông nghiệp. Máy móc và phương pháp canh tác mới được sử dụng trong nông thôn, do đó năng suất nông nghiệp tăng cao. Anh là một nước có trình độ nông nghiệp tiên tiến thời bấy giờ.

    Tóm lại, cách mạng công nghiệp đã hoàn toàn thay đổi bộ mặt của nước Anh, đưa Anh lên địa vị hàng đầu của thế giới.

    2. Nước Pháp.

    Pháp có nền kinh tế kém phát triển hơn Anh, nhưng mạnh hơn so với các nước Châu Âu lúc bấy giờ.

    Cách mạng công nghiệp đang trên đà phát triển, hoàn thành vào những năm 60. Việc sử dụng máy móc ngày càng rộng rãi trong các ngành công nghiệp nhẹ và nặng.

    Năm 1830: Pháp có 616 máy hơi nước.

    Năm 1847: tăng lên 4.853 cái.

    Sản lượng công nghiệp các ngành cũng tăng lên rõ rệt. Công nghiệp dệt, đặc biệt là dệt bông phát triển khá nhanh, sản lượng tăng gấp đôi từ 1816-1830. Năm 1832, Pháp sản xuất 225.000 tấn gang và 148.000 tấn sắt.

    Năm 1846, số gang tăng lên 586.000 tấn và sắt tăng 373.000 tấn.

    Trong nền kinh tế Pháp, hệ thống tín dụng phát triển khá mạnh, đây là một đặc điểm quan trọng trong nền kinh tế tư bản chủ nghĩa ở Pháp.

    Tuy có những bước phát triển đáng kể, nhưng nhìn chung, tốc độ phát triển của công nghiệp còn chậm chạp, qui mô nhỏ bé vì sự tồn tại của chế độ tiểu nông làm cho thị trường trong nước bị thu hẹp, nguồn công nhân hạn chế, nguyên liệu ít ỏi. Sự thống trị của Louis Philippe cũng là một trở ngại vì tư sản tài chính chỉ làm giàu bằng con đường cho vay chứ không phát triển sản xuất.

    3. Nước Ðức.

    Kinh tế Ðức tuy phát triển kém hơn Anh, Pháp, nhưng vượt xa các nước Châu Âu nửa phong kiến lúc bấy giờ.

    Quan hệ tư bản chủ nghĩa phát triển mạnh ở vùng sông Rhin, Westphalie. Berlin trở thành trung tâm công thương nghiệp của Ðức, tập trung 1/3 sản xuất cơ khí và vải của cả nước. Trong công nghiệp Ðức, công trường thủ công là hình thức sản xuất phổ biến. Cách mạng công nghiệp ở Ðức bắt đầu vào năm 40 của thế kỷ XIX. Năm 1822 cả nước Ðức chỉ có vài máy hơi nước. Năm 1837, riêng Phổ có trên 300 máy hơi nước. Công nghiệp dệt và khai khoáng phát triển mạnh. Nền sản xuất tư bản đạt nhiều thành tựu đáng kể, ngày càng tỏ ra mâu thuẫn với chế độ phong kiến.

     

    Các file đính kèm:

Đang tải...