Tiểu Luận Phong trào chống mặt trái của toàn cầu hóa – những vấn đề đặt ra hiện nay

Thảo luận trong 'Các Môn Khác' bắt đầu bởi Thúy Viết Bài, 5/12/13.

  1. Thúy Viết Bài

    Thành viên vàng

    Bài viết:
    198,891
    Được thích:
    167
    Điểm thành tích:
    0
    Xu:
    0Xu
    MỞ ĐẦU1. Tính cấp thiết của vấn đề.
    Theo dòng phát triển của lịch sử, sự thay đổi từ hình thái kinh tế - xã hội này sang các hình thái khác kèm theo đó là sự xuất hiện của những mô hình kinh tế và chế độ chính trị mới phù hợp đi liền với từng hình thái, đặc biệt là sự thay đổi của khoa học – kỹ thuật đã làm xuất hiện nhiều mô hình kinh tế mà ta có thể gọi nó là “xu thế”. Hiện nay, cũng đáp ứng yêu cầu bức thiết của xã hội mới, xu thế toàn cầu hóa đang là một xu thế khách quan trong tiến trình phát triển của lịch sử nhân loại. Ra đời trên cơ sở là nhất thể hóa các lĩnh vực của đời sống xã hội, đặc biệt là giữa lĩnh vực kinh tế và khoa học – kỹ thuât, nó đã tạo ra một “cơn lốc”mới tác động mạnh mẽ tới mọi lĩnh vực trong đời sống xã hội.
    Sự lan tỏa của cơn lốc đó đã không chỉ làm cho nền kinh tế thị trường phát triển sâu rộng trên phạm vi toàn thế giới đem lại sự cạnh tranh như vũ bão của kinh tế các quốc gia. Đó chính là động lực để làm cho sự phát triển của khoa học công nghệ phát triển không ngừng nhanh chóng tác động trực tiếp tới trình độ và tính chất của lực lượng sản xuất theo hướng hiện đại hóa và xã hội hóa, không những thế nó còn tác động tới việc phân công lao động quốc tế, tạo ra những ranh giới rõ nét giữa các lực lượng lao động có tính chất và trình độ khác nhau. Điều đáng đề cập trong tác động của toàn cầu hóa là sự phát triển của công nghệ thông tin một cách choáng ngợp, phong phú và đa dạng, nó đã làm rút ngắn khoảng cách giữa các quốc gia, tăng thêm mới quan hệ hữu nghị và tình đoàn kết các dân tộc với nhau.
    Cúng ta phải công nhận rằng những tác động tích cực mà toàn cầu hóa mang lại là vô cùng to lớn, làm thay đổi cả một xã hội cùng với nhiều lĩnh vực trong xã hội ấy. Nhưng chúng ta không thể đắm chìm trong những đổi thay tích cực đó mà quên đi mặt trái của toàn cầu hóa mang lại cho xã hội và cần phải chống lại những mặt trái đó như thế nào mới là vấn đề cấp thiết hiện nay.
    Từ khi sinh ra nó đã mang trong mình những hạn chế nhất định và cho đến nay, khi nó càng trở nên lớn mạnh và phát huy tác dụng to lớn thì mặt trái của nó càng ngày càng hiện rõ hơn. Đó là sự lũng đoạn của chủ nghĩa tư bản độc quyền, kèm theo nó là mâu thuẫn tư bản càng trở nên gay gắt và thành mâu thuẫn mang tính quốc tế hóa, tạo ra một sự cạnh tranh bất công bằng trên thị trường. Thêm vào đó là ranh giới giàu ngèo càng trở nên rộng lớn hơn trong khi sự giàu sang vô độ của những thế lực biết tận dụng toàn cầu hóa thì sự nghèo đói, bần cùng hóa của những người yếu thế càng tăng cao. Về văn hóa thì sự xâm nhập ồ ạt của các dòng văn hóa Mỹ đã làm đầu độc và tổn hại văn hóa dân tộc. Đặc biệt là nguy cơ đe dọa độc lập chủ quyền và toàn vẹn lãnh thổ các quốc gia là vấn đề nguy cấp nhất.
    Thấy rõ mặt trái của toàn cầu hóa như vậy từ những năm 80 của thế kỷ XX mầm mống của phong trào chống mặt trái của toàn cầu hóa đã xuất hiện và cho đến giờ nó đã thành một phong trào khá rộng và càng được quan tâm nhiều hơn nhằm góp phần điều chỉnh xu thế toàn cầu hóa theo hướng tích cực hơn, cần thiết phải tiến hành chống toàn cầu hóa.
    2. Mục đích của tiểu luận.
    Nghiên cứu vấn đề này một mặt tìm hiểu rõ hơn quá trình toàn cầu hóa và phong trào đấu tranh chống toàn cầu hóa, cụ thể là sự ra đời, phát triển, tổ chức và hoạt động của toàn cầu hóa và phong trào đấu tranh chống toàn cầu hóa. Từ đó thấy rõ tầm quan trọng của phong trào chống toàn cầu hóa hiện nay.
    Tiểu luận đã góp phần phân tích, làm rõ và thấy được thực trạng của phong trào đấu tranh chống toàn cầu hóa hiện nay trên thế giới nói chung và Việt Nam nói riêng.
    Từ đây thấy được các vấn đê đặt ra và triển vọng của phong trào đấu tranh chống toàn cầu hóa. Đưa ra một số giải pháp góp phần đưa đến thắng lợi của phong trào này trong giai đoạn hiện nay.
    Căn cứ vào tình hình thực tế của phong trào toàn cầu hóa mà cụ thể là mặt trái của nó đối với các quốc gia trên thế giới và thực trạng phong trào đấu tranh chống mặt trái toàn cầu hóa hiện nay, chúng ta thấy cấp thiết phải đẩy mạnh hơn nữa phong trào và có những biện pháp thích hợp để đem lại hiệu quả cao nhất. Sớm ý thức được tính khách quan của xu thế toàn cầu hóa và mặt trái của nó Việt Nam ta đã là quốc gia tích cực và chủ động trong phong trào đấu tranh chống mặt trái của toàn cầu hóa. Để thấy rõ hơn điều này tôi đi vào nghiên cứu vấn đề “ Phong trào đấu tranh chống mặt trái của toàn cầu hóa – những vấn để đặt ra hiện nay” làm đề tài tiểu luận học phần “các phong trào chính trị - xã hội quốc tế”.
    3. Kết cấu của tiểu luận
    Kết cấu tiểu luận gồm ngoài phần mở đầu, kết luận và danh mục tài liệu tham khảo thì được chia làm 3 phần lớn, cụ thể:
     

    Các file đính kèm:

Đang tải...