Tiểu Luận Phong trào chống chiến tranh, bảo vệ hòa bình- Thực trạng, vấn đề và triển vọng

Thảo luận trong 'Các Môn Khác' bắt đầu bởi Thúy Viết Bài, 5/12/13.

  1. Thúy Viết Bài

    Thành viên vàng

    Bài viết:
    198,891
    Được thích:
    172
    Điểm thành tích:
    0
    Xu:
    0Xu
    MỞ ĐẦU

    1. Tính cấp thiết của đề tài
    Chiến tranh và hòa bình luôn luôn là vấn đề hệ trọng trong cuộc sống xã hội loài người nói chung và trong quan hệ quốc tế nói riêng, vì chúng có ảnh hưởng trực tiếp đến sự sống còn của hàng triệu con người.
    Về một phương diện, có thể nói lịch sử loài người là lịch sử các cuộc chiến tranh với nhiều hình thái, mục tiêu, quy mô, cường độ khác nhau. Từ năm 3600 trước Công nguyên đến nay, chỉ có 292 năm hòa bình và có tới 14.500 cuộc chiến, cướp đi sinh mạng của 4 tỷ người. Vào những năm 1940, trong bối cảnh của cuộc Chiến tranh thế giới thứ II diễn ra gay gắt cùng với sự phát triển mạnh mẽ của cao trào giải phóng dân tộc, Phong trào chống chiến tranh, bảo vệ hòa bình thế giới đã chính thức ra đời, khẳng định vị thế cũng như xu hướng tập hợp lực lượng của các quốc gia và nhân loại tiến bộ thế giới. Trong bối cảnh đó, diễn đàn này đã trở thành một nhân tố chính trị quốc tế quan trọng góp phần vào cuộc đấu tranh bảo vệ hòa bình thế giới, cổ vũ và ủng hộ mạnh mẽ cuộc đấu tranh giải phóng dân tộc và bảo vệ nền độc lập của các quốc gia, đấu tranh vì một thế giới công bằng và bình đẳng.
    Sau sự sụp đổ của CNXH hiện thực ở Liên Xô và các nước Đông Âu, tương quan lực lượng thay đổi bất lợi cho phong trào cách mạng thế giới đã tạo ra thách thức nghiêm trọng đối với sự phát triển của phong trào. Tuy nhiên, nhờ kịp thời thích ứng với tình hình mới, trên cơ sở kiên định những mục tiêu và nguyên tắc cơ bản đã đề ra Phong trào đã dần phục hồi và phát triển. Mặc dù còn phải vượt qua nhiều khó khăn, thách thức nhưng Phong trào vẫn tiếp tục là một tập hợp lực lượng, một diễn đàn rộng lớn của các quốc gia yêu chương hòa bình trong cuộc đấu tranh chống cường quyền, áp đặt của các nước lớn, xung đột vũ tranh, xung đột khu vực phấn đấu vì mục tiêu hòa bình, độc lập dân tộc, dân chủ và tiến bộ xã hội.
    Là một thành viên của Phong trào chống chiến tranh, bảo vệ hòa bình thế giới, Việt Nam đã có nhiều nỗ lực nhằm góp phần thúc đẩy sự đoàn kết, phấn đấu thực hiện các mục tiêu của Phong trào. Hiện nay, với đường lối đối ngoại độc lập, tự chủ rộng mở, đa phương hóa, đa dạng hóa, Việt Nam đang tiếp tục phát huy vai trò tích cực của mình trong phong trào. Việc nghiên cứu một cách có hệ thống sự ra đời và phát triển của Phong trào Chống chiến tranh, bảo vệ hòa bình thế giới đến nay có ý nghĩa lý luận và thực tiễn rất lớn trong việc làm rõ vai trò của các quốc gia yêu chuộng hòa bình nói chung và của Phong trào nói riêng trong cục diện thế giới mới hiện nay. Đồng thời, điều đó còn góp phần thực hiện có hiệu quả đường lối đối ngoại độc lập tự chủ, rộng mở, đa phương hóa, đa dạng hóa quan hệ quốc tế, tiếp tục khẳng định vai trò và đóng góp lớn hơn nữa của Việt Nam vào sự nghiệp chung của Phong trào, phấn đấu thực hiện mục tiêu của thời đại vì hòa bình, độc lập dân tộc, dân chủ và tiến bộ xã hội.
    Xuất phát từ những nhận thức trên, tác giả chọn đề tài “Phong trào chống chiến tranh, bảo vệ hòa bình- Thực trạng, vấn đề và triển vọng” làm đề tài tiểu luận môn học Các phong trào chính trị - xã hội quốc tế.
    MỤC LỤC
    Trang
    MỞ ĐẦU 1
    1. Tính cấp thiết của đề tài 1
    2. Tình hình nghiên cứu của đề tài . 2
    3. Mục đích, nhiệm vụ nghiên cứu của đề tài . 2
    4. Phạm vi nghiên cứu của đề tài . 3
    5. Cơ sở lý luận và phương pháp nghiên cứu 3
    6. Những đóng góp mới của đề tài . 3
    7. Ý nghĩa lý luận và thực tiễn của đề tài 3
    8. Kết cấu của đề tài 4
    NỘI DUNG 5
    Chương 1: Một số vấn đề lý luận và phương pháp luận cơ bản của việc nhận thức triển vọng phong trào chống triến tranh, bảo vệ hòa bình 5
    1.1 Khái quát lịch sử ra đời và phát triển của phong trào chống chiến tranh, bảo vệ hòa bình 5
    1.2 Phương pháp luận cơ bản nhận thức triển vọng của phong trào chống chiến tranh, bảo vệ hòa bình 8
    Chương 2: Thực trạng và triển vọng của Phong trào chống chiến tranh, bảo vệ hòa bình trên thế giới hiện nay . 11
    2.1 Phong trào của công nhân trên thế giới . 11
    2.2 Phong trào cộng sản công nhân quốc tế 13
    2.3 Phong trào của thế giới thứ ba . 16
    2.4 Phong trào của các lực lượng tiến bộ đấu tranh vì những mục tiêu thời đại 17
    Chương 3: Vấn đề đặt ra và ý nghĩa của việc nghiên cứu triển vọng của phong trào chống chiến tranh, bảo vệ hòa bình . 20
    3.1 Vấn đề đặt ra và triển vọng phát triển của phong trào chống chiến tranh, bảo vệ hòa bình 20
    3.2 Ý nghĩa của việc nghiên cứu 22
    3.3 Những đóng góp của Việt Nam đối với phong trào chống chiến tranh, bảo vệ hòa bình 23
    KẾT LUẬN 27
    DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO 28
    DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO
    1. Hoàng Thụy Giang (chủ biên): “Những đặc điểm chủ yếu, những xu thế lớn của thế giới và khu vực trong hai thập niên đầu thế kỷ XXI”, đề tài KX.08.04 năm 2005.
    2. Hoàng Thụy Giang và Nguyễn Mạnh Hùng: “Một số vấn đề về liên kết tập hợp lực lượng trên thế giới”, Nhà xuất bản chính trị quốc gia, Hà Nội-2002.
    3. Thái Văn Long: “Cuộc đấu tranh bảo vệ và củng cố độc lập dân tộc của các nước đang phát triển trong quá trình toàn cầu hóa”, luận án tiến sĩ, năm 2004.
    4. Vụ hợp tác quốc tế - Ban tư tưởng văn hóa Trung ương: “Đối ngoại Việt Nam trong thời kỳ đổi mới”, Nhà xuất bản Chính trị quốc gia, Hà Nội -2005.
    5. Các website:
    - www.dantri.com.vn
    - www.tapchicongsan.org.vn
    - www.npa.org.vn
    - www.dangcongsan.vn
    - www.baomoi.com
     

    Các file đính kèm:

Đang tải...