Tiểu Luận Phong Thuỷ Nhà Ở Trong Nền Văn Hoá Dân Gian Việt Nam

Thảo luận trong 'Khảo Cổ Học' bắt đầu bởi Thúy Viết Bài, 5/12/13.

  1. Thúy Viết Bài

    Thành viên vàng

    Bài viết:
    198,891
    Được thích:
    173
    Điểm thành tích:
    0
    Xu:
    0Xu
    PHONG THỦY NHÀ Ở TRONG NỀN VĂN HÓA DÂN GIAN VIỆT NAM1. Lý do chọn đề tài :
    Hiện nay chính là thời kỳ đổi mới đất nước nên yêu cầu về cơ sở vật chất lẫn tinh thần điều cần rất lớn mà trong đó thì nhà ở là một trong những đề tài được mọi người quan tâm nhiều nhất. Khi có tiền tài, công danh, sự nghiệp, khi có địa vị trong xã hội, hoặc vị tất là một dân nghèo . chính họ điều mơ ước tha thiết là có một căn nhà hoàn hảo mang lại tiền tài, công danh, sự nghiệp, địa vị ngày càng cao hơn trong xã hội hiện tại mà việc coi phong thủy để có căn nhà này thì ít ai coi trọng. Phong thủy nhà ở là một dạng tồn tại một cách huyền bí từ xa xưa và được truyền lại qua các thầy phong thủy. Vì vậy đây là lý do mà tôi viết bài : “Phong thủy nhà ở trong văn hóa dân gian ”.
    2. Mục Đích và ý nghĩa của đề tài:
    Theo các tư liệu còn sót lại từ xa xưa các thầy phong thủy là những người được trời cao ưu ái ban cho phép màu để chuyên tìm hiểu, chỉ dẫn, khai khác những nơi có khí tốt thịnh vượng dẫn loài người đến khai hoang và sinh sống. Tích góp những kiến thức của những người đi trước mà những thầy phong thủy ngày nay càng lấy việc chỉ dẫn trong cách coi nhà ở, mai táng và coi vận số cốt cách con người để làm chính. Cách coi phong thủy nhà ở tuy có thần bí và chỉ tồn tại trong dân gian nhưng chúng ta có thể tự mình trãi nghiệm qua một ít kiến thức coi nhà bằng phong thủy vậy.
    3. Đối tượng nghiên cứu của đề tài:
    Trong đề tài này tôi chọn đối tượng nghiên cứu chỉ nhắc đến cách coi nhà ở của những thầy phong thủy trong dân gian việt nam chứ không mở rộng toàn nghề phong thủy. Trải qua mấy ngàn năm, dân tộc ta đã hình thành và lưu giữ được cho mình những tinh hoa của nghề phong thủy gắn liền với hoạt động sinh hoạt của người dân Việt Nam. Qua trường kì lịch sử, trong sự giao lưu với Thế Giới, chúng ta không chối bỏ những tinh túy của các nền văn hóa khác, nhưng do biết chọn lựa để tiếp nhận mà chúng ta vẫn giữ gìn và phát huy được bản sắc của văn hóa dân tộc mình. Mặt khác do cuộc sống ngày càng văn minh, tiến bộ, nghề phong thủy vẫn giữ được nét truyền thống của cha ông mong muốn con cháu tránh xấu hướng thiện. Hy vọng rằng nghề phong thủy sẽ mãi mãi được gìn giữ phát huy cho đến mai sau.
    4. Lịch sử nghiên cứu đề tài :
    Từ trước đến nay, đã có rất nhiều tác giả nghiên cứu về thuật phong thủy như công trình nghiên cứu của Ngô Nguyên Phi, Nghiên Cứu Phong Thủy & Phong Thủy Việt Nam Dưới Góc Độ Khoa Học. Giáo sư Du Khổng Kiên (Trung Quốc) trong tác phẩm “Phong thủy cảnh quan sống lý tưởng” đã chỉ rõ Sách địa lý bắt đầu có từ Hoàng Thạc (cuối Tần, đầu Hán) được kế tục sang đời Tấn và thịnh hành ở đời Đường.
    Trước 1950, các sách Phong thủy được thịnh hành ở đại lục Trung Quốc, sau bị cấm đoán, nhưng lại thịnh hành ở Đài Loan, Hồng Công và một số nước Đông Nam Á.
    Đến thế kỷ XX, thuyết Phong thủy đã thu hút được nhiều học giả phương Tây và địa vị của nó ngày càng cao. Năm 1973, Michell đã tuyên bố thời kỳ thay đổi quan niệm giá trị truyền thống của phương Tây. Bernett (1978) gọi Phong thủy là một loại sinh thái học vũ trụ (Astro- ecology). Ông cho rằng, Phong thủy lấy quan hệ giữa người và đất, người và vũ trụ làm nền tảng. Nhiều tác giả Skimer (1982), Su (1990), Rosspach (1903) đã tiếp tục phát triển thuyết phong thủy. Các học giả khác của phương Tây đã coi phong thủy phát triển ngang hàng với sinh thái và môi trường, từ đó hình thành tư tưởng thiết kế tôn trọng tự nhiên, được các nhà quy hoạch phương Tây lấy làm tiêu chuẩn cao nhất. Đến nay, nhiều người phương Tây đã cho rằng :“Nếu đem mô hình phong thủy kết hợp với mô hình của phương Tây thì có thể cho chúng ta một nhận thức toàn diện hơn về thế giới, đặc biệt hơn là thế giới cuộc sống của chúng ta”.5. Phương pháp nghiên cứu của đề tài:
    Để tài này tôi chọn phương pháp miêu tả và phân tích về phong thủy nhà ở truyền thống của Việt Nam. Qua đó hiểu rõ hơn về nét văn hóa tinh thần của văn hóa phong thủy đã được cha ông ta lưu truyền từ xưa cho đến ngày nay và tạo nên một nét văn hóa đặc sắc mang sắc thái lưu truyền trong dân gian.
     

    Các file đính kèm:

Đang tải...