Báo Cáo Phóng sự trên Đài Phát thanh huyện Chương Mỹ

Thảo luận trong 'Chưa Phân Loại' bắt đầu bởi Thúy Viết Bài, 5/12/13.

  1. Thúy Viết Bài

    Thành viên vàng

    Bài viết:
    198,891
    Được thích:
    173
    Điểm thành tích:
    0
    Xu:
    0Xu
    I. Vai trò của phóng sự.
    Phóng sự là một thể loại Báo chí quan trọng, thông tin cụ thể và sinh động về con người, sự việc, tình huống, hoàn cảnh có ý nghĩa thời sự, theo một quá trình phát sinh - phát triển, thông qua cái tôi - tác giả và ngôn ngữ, giọng điệu linh hoạt, với bút pháp mô tả, tường thuật kết hợp với nghị luận.
    Đối tượng phản ánh của loại tác phẩm thông tin là các hiện tượng, vấn đề thời sự nóng hổi có ý nghĩa xã hội, đáp ứng nhu cầu nhanh, khách quan mà dư luận xã hội quan tâm, đòi hỏi chất lượng thông tin trong loại tác phẩm, thông tin chủ yếu là những phán đoán nhanh về quy mô, tính chất, ý nghĩa các mối quan hệ của hiện tượng, vấn đề trên cơ sở của sự quan sát trực tiếp của nhà báo.

    Ngôn ngữ trong loại tác phẩm là thông tin mang tính chất xã hội phản ánh khách quan trực tiếp xã hội, hiện tượng ngắn gọn và mạch lạc dễ hiểu. Kết cấu của tác phẩm thuộc loại này thường là năng động, nhằm mục đích phản ánh rõ nhất, nhanh nhất những nhận thức đầu tiên về sự kiện khách quan.
    Mục đích của Phóng sự là cung cấp cho công chúng những thông tin mới nhất về các hiện tượng, vấn đề phong phú đang xảy ra hàng ngày, hàng giờ trong nước và trên thế giới. Nó giúp các thành viên trong xã hội hình dung được diện mạo của thế giới quanh mình, làm cơ sở cho việc lựa chọn, xác định kịp thời tính chất, phương hướng, cách thức cho các hành vi xã hội.
    Báo chí nói chung, Đài Phát thanh huyện Chương Mỹ nói riêng đã có rất nhiều bài viết phản ánh về vấn đề này, bản thân là một tuyên truyền viên công tác tại Đài truyền thanh huyện Chương Mỹ, thành phố Hà Nội, nhận thức sâu sắc vai trò, vị trí của các loại Báo chí, đặc biệt là Phóng sự phát thanh. Với thể loại này các sự việc, sự kiện xảy ra trong cuộc sống hàng ngày sẽ được thông tin có chiều sâu và mang tính khoa học cao. Thể loại Phóng sự trong phát thanh chưa được sử dụng nhiều, song thông qua những bài phóng sự chân dung, phóng sự sự kiện đã thể hiện được khả năng thông tin rất đa dạng, thể hiện trí tuệ, năng khiếu và văn chương, vốn sống phong phú giàu kinh nghiệm thực tế của tác giả. Chính vì thế mà tìm hiểu “Phương pháp sáng tạo tác phẩm phóng sự” là một công việc vô cùng cần thiết. Nên em quyết định chọn đề tài này.
    II. Mục đích nghiên cứu của đề tài:
    Phóng sự hấp dẫn người đọc, người nghe, người xem bởi nó mang tính xã hội và nóng bỏng. Đề tài phóng sự không rộng như tin tức nhưng nó không bó hẹp về khuôn khổ như các thể loại khác mà nó rất linh hoạt, là những câu chuyện diễn ra hàng ngày, hàng giờ, giọng điệu không mang tính phô trương; xáo rỗng, luôn gần gũi với độc giả, mang tính hiện thực cao, những phóng sự luôn mới mẻ, được tái hiện lại qua bút pháp mềm mại, linh hoạt tạo cho tác phẩm có sức lôi cuốn, sinh động. Chính vì vậy mà mục đích nghiên cứu về đặc điểm tính chất của nó qua nhìn nhận thể loại này một cách chuẩn mực. Trên cơ sở đó, chỉ ra các phương pháp cơ bản sáng tạo một tác phẩm phóng sự.
    III. Giá trị khoa học của đề tài.
    Đề tài nhằm phân tích, đánh giá nhìn nhận từ góc độ lý luận đến thực tiễn về thể lọai phóng sự, nhằm thấy rõ sự phong phú, tính ưu việt của thể loại này trong nền Báo chí Việt Nam hiện nay. Qua đó, cung cấp những kiến thức cơ bản để không nhầm lẫn phóng sự với các thể loại khác. Trên cơ sở đó, sáng tạo tác phẩm phóng sự theo đúng các tiêu chí của thể loại.
    IV. Phạm vi nghiên cứu.
    Từ kiến thức được học tập, nghiên cứu tại trường, trên cơ sở thực tiễn, với thời gian khảo sát thực tế hai tháng tại Đài Phát thanh huyện Chương Mỹ, đồng thời được sự giúp đỡ trực tiếp của các cán bộ lãnh đạo, phóng viên, biên tập viên Đài Phát thanh huyện Chương Mỹ, trong phần báo cáo này em xin đề cập đến các vấn đề sau: - Đặc điểm thể loại phóng sự. - Phương pháp sáng tạo tác phẩm phóng sự. - Phóng sự trên Đài Phát thanh huyện Chương Mỹ.
    V. Phương pháp nghiên cứu.
    Nghiên cứu phóng sự trước hết để hiểu rõ hơn về một thể loại đang thu hút được sự chú ý quan tâm của độc giả. Sự linh hoạt và sinh động trong cách nói thể hiện cũng như văn phong riêng của mỗi bài viết. Các tác giả viết phóng sự phần nào in dấu được cái tôi của mình, vừa là nhân chứng, vừa là người kể lại, vừa là người phân tích đánh giá sự kiện, sự việc đó. Tất cả chúng được sâu chuỗi với nhau bởi năng khiếu phóng sự đặc biệt của tác giả. Chính ở phóng sự tác giả mới thật sự được vùng vẫy thể hiện tài năng, bộc lộ cảm xúc của mình về nhân tình thế thái. Chính vì vậy mà ngày nay, càng sáng tạo taong thể loại phóng sự thì càng thu hút được công chúng. Và công việc sáng tạo không chỉ ở một thời gian mà duy trì trong suốt quá trình hoạt động của nhà báo, nó cũng đòi hỏi sự bền bỉ nhất định của con người làm báo.
    Trong thể loại phóng sự này, em đã lựa chọn phương pháp sáng tạo tác phẩm phóng sự nhìn từ góc độ lý luận từ nhà trường và thực tiến tại Đài địa phương. Đặc biệt từ sự hướng dẫn trực tiếp của các phóng viên ở Đài Phát thanh huyện Chương Mỹ cùng các kiến thức được các thầy cô giáo trong trường giúp đỡ em có thêm kiến thức bổ trợ vào đề tài, em cùng tham khảo ý kiến nhận xét của một số cây bút kỳ cựu về phương pháp để có một tác phẩm phóng sự hay.
    Qua quá trình tìm hiểu trao đổi học tập, em đã rút ra cho mình một cái nhìn khách quan và thực chất về tư duy cũng như cách làm phóng sự hiện đại.
    VI. Kết cấu của báo cáo:
    Gồm 3 phần:
    A. Phần mở đầu.
    B. Phần nội dung: gồm 2 chương
    Chương I: Những vấn đề lý luận chung về thể loại phóng sự.
    Chương II: Thực tiễn ở Đài Phát thanh huyện Chương Mỹ.
    C. Kết luận.
    (63 chương)
     
Đang tải...