Tiểu Luận Phóng sự - Hà Nội hay…Hà Lội. - Tranh thủ trên giảng đường

Thảo luận trong 'Báo Chí' bắt đầu bởi Thúy Viết Bài, 5/12/13.

  1. Thúy Viết Bài

    Thành viên vàng

    Bài viết:
    198,891
    Được thích:
    167
    Điểm thành tích:
    0
    Xu:
    0Xu
    TÊN ĐỀ TÀI : Tiểu Luận Phóng sự - Hà Nội hay Hà Lội. - Tranh thủ trên giảng đường


    Mở Đầu

    Như chúng ta đã biết, chức năng cơ bản, có vai trò quan trọng hàng đầu của báo chí là thông tin. Báo chí phản ánh hiện thực thông qua việc đề cập các sự kiện. Không có sự kiện thì không thể có tin tức báo chí. Do vậy, nét đặc trưng bao trùm lên báo chí là có tính sự kiện.
    Phóng sự là một thể loại mang tính sự kiện nóng bỏng. Từ trước đến nay thể loại này được rất nhiều phóng viên ưa chuộng (đặc biệt là các phóng viên Nga). Vậy “phóng sự” là gi?. Khái niệm “phóng sự” xuất hiện vào nửa đầu thế kỷ XIX và có nguồn gốc từ tiếng Latinh: “reportare”, có nghĩa là “truyền đạt”, “thông báo”. Ban đầu, thể loại phóng sự là những bài báo thông tin cho bạn đọc về tiến trình của các cuộc xử án, các bản thảo của quốc hội, những cuộc họp khác nhau Về sau những phóng sự dạng này được gọi là “bài tường trình”. Còn “phóng sự” trở thành tên gọi của những bài báo mang tính chất hơi khác, mà cụ thể là những bài về nội dung và hình thức giống các bài ký.
    Các nhà báo phóng sự xuất sắc của phương Tây như: JonhRid, Egon Erwin Kis, Ernest Hemingway, Julius Fuchik Theo như cách hiểu hiện nay của chúng ta sẽ là những người viết ký sự hơn là nhà báo phóng sự. Và hiện nay, khi một số phóng viên châu Âu nói điều gì đó về phóng sự thì ta có ý chỉ cái ở Nga được gọi là ký sự. Như vậy ký sự của phương Tây là “họ hàng” gần nhất và tiền thân của phóng sự ngày nay của Nga.

     
Đang tải...