Thạc Sĩ Phòng ngừa và hạn chế rủi ro tín dụng tại ngân hàng thương mại cổ phần sài gòn công thương

Thảo luận trong 'Kinh Tế' bắt đầu bởi Quy Ẩn Giang Hồ, 13/4/12.

  1. Quy Ẩn Giang Hồ

    Quy Ẩn Giang Hồ Administrator
    Thành viên BQT

    Bài viết:
    3,084
    Được thích:
    23
    Điểm thành tích:
    38
    Xu:
    0Xu
    LỜI MỞ ĐẦU
    1. Tính cấp thiết của đề tài
    Lợi nhuận và rủi ro luôn tồn tại song song với nhau. Có lợi nhuận chắc chắn sẽ có rủi ro, mà lợi nhuận càng cao thì rủi ro cũng sẽ càng cao. Trong môi trường kinh doanh ngày càng khó khăn như hiện nay, thương trường như chiến trường, nhà kinh doanh giống như một người lính sẵn sàng xông pha trận mạc, coi thường hiểm nguy, dám chấp nhận rủi ro mới mong giành được thắng lợi. Nếu chỉ thấy lợi nhuận mà không thấy rủi ro thì thật chủ quan, khi rủi ro đến sẽ không trở tay kịp. Ngược lại, nếu chỉ thấy rủi ro mà coi nhẹ sự tồn tại của lợi nhuận thì sẽ mất thời cơ, khó thành nghiệp lớn. Trong điều kiện đã biết chắc sẽ gặp rủi ro thì phải làm sao giảm thiểu rủi ro ở mức thấp nhất mới là điều cần thiết. Đối với doanh nghiệp, rủi ro có thể tác động và gây ảnh hưởng xấu đến doanh nghiệp, thậm chí bị phá sản và thải loại ra khỏi thị trường. Đối với ngân hàng thương mại, đối tượng kinh doanh của nó là tiền tệ - loại hàng hóa đặc biệt nhạy cảm với rủi ro nên có tính dễ lây lan rủi ro giữa các ngân hàng thương mại với nhau, chỉ cần một số ít khách hàng gặp rủi ro mà không có cách quản trị tốt sẽ không chỉ gây tác động xấu tới hình ảnh của ngân hàng đó mà còn làm tổn thương đến cả hệ thống ngân hàng. Từ xưa, những người cho vay đã luôn đòi hỏi những bảo đảm chắc chắn cho sự hoàn trả nợ vay. Mặc dù trước khi ký hợp đồng vay Ngân hàng là người có quyền đáng kể khi thương lượng, nhưng người vay ở thế có lợi hơn một khi tiền đã được giải ngân. Khoản lỗ tiềm tàng vốn có được tạo ra khi ngân hàng cấp tín dụng cho khách hàng. Khi đó, NH sẽ phải gánh chịu những thiệt hại, mất mát mà do người vay vốn hay người sử dụng vốn không trả đúng hạn, không thực hiện đúng nghĩa vụ cam kết trong hợp đồng tín dụng vì bất kể lý do gì.
    Hiệu quả kinh doanh của ngân hàng thương mại tùy thuộc vào năng lực quản trị rủi ro, đặc biệt là quản trị rủi ro tín dụng vì thực tế cho thấy hoạt động tín dụng hiện đang chiếm tỷ trọng lớn nhất: từ 60- 70% trong danh mục tài sản có tại hầu hết các NHTM ở Việt Nam, đem lại nguồn thu nhập chính cho các NH. Đặc biệt, nguồn tín dụng này đang đóng vai trò kênh dẫn vốn chủ đạo cho các doanh nghiệp.
    Phát sinh nợ xấu là tất yếu trong hoạt động của ngành ngân hàng. Các ngân hàng thương mại luôn phải đối phó với các khoản nợ khó đòi. Chính vì vậy mà TS Vũ Viết Ngoạn - Tổng Giám đốc Ngân hàng Ngoại Thương Việt Nam (VCB) đã có một nhận định có giá trị cảnh báo: “Nợ xấu đang là vấn đề đau đầu với hầu hết các ngân hàng Châu Á, và các ngân hàng Việt Nam không phải là ngoại lệ”. Còn Tổng Giám đốc ANZ, ngân hàng lớn thứ tư của Australia, ông Mike Smith so sánh nợ khó đòi như những dư chấn có sức tàn phá lớn sau một trận động đất mạnh. Như vậy, mỗi ngân hàng cần phải làm gì để có thể hạn chế thấp nhất những hậu quả do rủi ro tín dụng đem lại? Xuất phát từ yêu cầu cần thiết này tác giả chọn đề tài: PHÒNG NGỪA VÀ HẠN CHẾ RỦI RO TÍN DỤNG TẠI NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI CỔ PHẦN SÀI GÒN CÔNG THƯƠNG, làm mục tiêu nghiên cứu.
    MỤC LỤC
    MỤC LỤC . i
    LỜI MỞ ĐẦU . 1
    1. Tính cấp thiết của đề tài . 1
    2. Mục đích nghiên cứu . 2
    3. Đối tượng, phạm vi nghiên cứu . 2
    4. Phương pháp nghiên cứu . 3
    5. Kết cấu luận văn . 3
    Chương 1 4
    CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ PHÒNG NGỪA VÀ HẠN CHẾ RỦI RO TÍN DỤNG TRONG HOẠT ĐỘNG KINH DOANH CỦA NGÂN HÀNG 4
    1.1 NHỮNG VẤN ĐỀ CƠ BẢN VỀ RỦI RO TÍN DỤNG TẠI NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI 4
    1.1.1 Khái niệm rủi ro tín dụng 4
    1.1.2 Hậu quả rủi ro tín dụng 5
    1.1.3 Những nguyên nhân dẫn đến rủi ro tín dụng 6 1.1.3.1 Nguyên nhân khách quan . 6 1.1.3.2 Nguyên nhân chủ quan 8 1.1.3.3 Nguyên nhân khác . 13
    1.2 PHÒNG NGỪA VÀ HẠN CHẾ RỦI RO TÍN DỤNG TẠI NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI 15
    1.2.1 Khái niệm về phòng ngừa và hạn chế rủi ro tín dụng . 15
    1.2.2 Xây dựng chương trình quản trị rủi ro nhằm phòng ngừa và hạn chế rủi ro tại ngân hàng thương mại . 16
    1.2.3 Đánh giá việc tuân thủ các nguyên tắc giám sát ngân hàng theo tiêu chuẩn Basel 2 của các ngân hàng thương mại Việt Nam . 20
    1.2.4 Basel 3 và lộ trình áp dụng 22
    1.2.5 Những điểm mới của Basel 3 so với Basel 1 và Basel 2 23
    1.3 BÀI HỌC KINH NGHIỆM TRONG VIỆC PHÒNG NGỪA VÀ HẠN CHẾ RỦI RO TÍN DỤNG . 25
    1.3.1 Kinh nghiệm từ cuộc khủng hoảng tài chính tại Mỹ . 25
    1.3.2 Kinh nghiệm của Ngân hàng Công Thương Việt Nam 28
    KẾT LUẬN CHƯƠNG 1 30
    ii
    Chương 2 31
    THỰC TRẠNG PHÒNG NGỪA VÀ HẠN CHẾ RỦI RO TÍN DỤNG TẠI NGÂN HÀNG TMCP SÀI GÒN CÔNG THƯƠNG . 31
    2.1 KHÁI QUÁT VỀ NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI CỔ PHẦN SÀI GÒN CÔNG THƯƠNG 31
    2.1.1 Vài nét về ngân hàng TMCP Sài Gòn Công Thương . 31
    2.1.2 Các hoạt động cơ bản tại ngân hàng TMCP Sài Gòn Công Thương . 33
    2.2 THỰC TRẠNG PHÒNG NGỪA VÀ HẠN CHẾ RỦI RO TÍN DỤNG TẠI NGÂN HÀNG TMCP SÀI GÒN CÔNG THƯƠNG . 38
    2.2.1 Xây dựng chính sách tín dụng và quy trình cấp tín dụng . 38
    2.2.2 Tuân thủ các quy định về tín dụng . 44
    2.2.3 Phân tán rủi ro . 48
    2.2.4 Thực hiện đăng ký giao dịch bảo đảm đúng quy định 49
    2.2.5 Phân loại nợ và trích lập dự phòng rủi ro 52
    2.3 ĐÁNH GIÁ THỰC TRẠNG PHÒNG NGỪA VÀ HẠN CHẾ RỦI RO TÍN DỤNG TẠI NGÂN HÀNG TMCP SÀI GÒN CÔNG THƯƠNG 58
    2.3.1 Những kết quả đạt được 58
    2.3.2 Những tồn tại trong việc phòng ngừa và hạn chế rủi ro tín dụng tại Ngân hàng TMCP Sài Gòn Công Thương . 61
    2.3.3 Nguyên nhân của những tồn tại . 64
    KẾT LUẬN CHƯƠNG 2 66
    Chương 3 67
    GIẢI PHÁP NHẰM PHÒNG NGỪA VÀ HẠN CHẾ RỦI RO TÍN DỤNG TẠI NGÂN HÀNG TMCP SÀI GÒN CÔNG THƯƠNG . 67
    3.1 ĐỊNH HƯỚNG PHÁT TRIỂN CỦA NGÂN HÀNG TMCP SÀI GÒN CÔNG THƯƠNG ĐẾN NĂM 2015 . 67
    3.2 MỘT SỐ GIẢI PHÁP NHẰM PHÒNG NGỪA VÀ HẠN CHẾ RỦI RO TẠI NGÂN HÀNG TMCP SÀI GÒN CÔNG THƯƠNG . 70
    3.2.1 Đối với Ngân hàng TMCP Sài Gòn Công Thương 70
    3.2.2 Đối với cán bộ tín dụng . 71
    3.3 GIẢI PHÁP NHẰM PHÒNG NGỪA VÀ HẠN CHẾ RỦI RO TÍN DỤNG TẠI CÁC NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI NÓI CHUNG . 74
    3.3.1 Về phía các Ngân hàng thương mại 74
    3.3.2 Về phía nhà nước 79
    3.4 ỨNG DỤNG NGUYÊN TẮC BASEL VỀ QUẢN LÝ NỢ XẤU VÀ NHỮNG ĐỊNH HƯỚNG TRONG XÂY DỰNG MÔ HÌNH QUẢN LÝ RỦI RO TÍN DỤNG HIỆN ĐẠI 80
    iii
    3.5 TIỀN ĐỀ CƠ BẢN ĐỂ THỰC HIỆN BASEL 3 ĐỐI VỚI CÁC NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI VIỆT NAM . 85
    KẾT LUẬN CHƯƠNG 3 87
    KẾT LUẬN 88
     

    Các file đính kèm:

Đang tải...