Tài liệu Phòng ngừa tội phạm học trong tội phạm học '

Thảo luận trong 'Luật Học' bắt đầu bởi Thúy Viết Bài, 5/12/13.

  1. Thúy Viết Bài

    Thành viên vàng

    Bài viết:
    198,891
    Được thích:
    167
    Điểm thành tích:
    0
    Xu:
    0Xu
    1. Là nội dung quan trọng của tội phạm học, vấn đề phòng ngừa tội phạm đã được quan tâm nghiên cứu ở Việt Nam. Tuy nhiên, “việc triển khai nghiên cứu tội phạm học (nói chung cũng như vấn đề phòng ngừa tội phạm nói riêng) còn những mặt
    yếu kém và hạn chế ”.(1) Do những yếu
    kém và hạn chế này mà kết quả nghiên cứu vừa thiếu tính tổng thể vừa thiếu tính chuyên sâu.(2) Trong các nội dung của tội phạm học, vấn đề phòng ngừa ít được nghiên cứu sâu về mặt lí luận cơ bản nhưng
    lại được vận dụng tương đối nhiều để đề xuất giải quyết các vấn đề thực tiễn.(3) Các đề xuất này nói chung chưa có tính thuyết phục hoặc tính thuyết phục chưa cao. Một trong những nguyên nhân của tình hình này là do người vận dụng chưa dựa trên cơ sở lí
    luận rõ ràng, cụ thể về phòng ngừa tội phạm. Trong các công trình nghiên cứu lí luận cơ bản về tội phạm học, phần nghiên cứu về phòng ngừa tội phạm nhìn chung còn chưa được đầy đủ và cụ thể, chưa thật sự chú ý đến bản chất của vấn đề, chưa có sự gắn kết chặt chẽ với vấn đề tình hình và nguyên nhân của tội phạm. Điều này đã ảnh hưởng không nhỏ đến sự nhận thức về phòng ngừa tội phạm của người đọc nói chung cũng như của người nghiên cứu về
    các biện pháp phòng ngừa đối với nhóm tội





    khái niệm được dùng thống nhất trong hầu hết các công trình nghiên cứu về tội phạm học ở Việt Nam, từ các giáo trình đại học đến các sách chuyên khảo và tham khảo.(4) Tuy nhiên, phạm vi của khái niệm phòng
    ngừa tội phạm cũng như nội dung khái quát của hoạt động phòng ngừa tội phạm cùng với cơ chế tác động của nó không được phân tích một cách thuyết phục trong mối liên hệ với các nguyên nhân của tội phạm cũng như với cơ chế tác động của các nguyên nhân này. Đây chính là cơ sở lí luận của vấn đề. Trong khi coi nhẹ cơ sở lí luận này thì nhiều tác giả lại quá chú trọng trình bày các chủ thể cụ thể cùng nhiệm vụ cụ thể của những chủ thể này trong phòng ngừa tội phạm.
    Xét về mặt ngôn ngữ, phòng ngừa tội phạm được hiểu là “hoạt động nhằm không cho tội phạm xảy ra”.(5) Trong các công trình nghiên cứu, nhiều tác giả cho rằng khái niệm “phòng ngừa tội phạm” có thể
    được hiểu theo hai nghĩa. Theo nghĩa hẹp thì “phòng ngừa tội phạm” được hiểu theo nguyên nghĩa ngôn ngữ như nói trên; còn theo nghĩa rộng thì “phòng ngừa tội phạm” còn gồm cả hoạt động phát hiện và xử lí tội
    phạm.(6) Mặc dù khẳng định như vậy nhưng
    các tác giả này hoặc không xác định rõ cần phải hiểu khái niệm này theo nghĩa nào hoặc có khẳng định nhưng khi phân tích lại

    phạm hoặc tội phạm cụ thể nói riêng.
    Khái niệm “phòng ngừa tội phạm” là




    không theo điều đã khẳng định. Các tác giả khác, trong khi trình bày nội dung của “phòng ngừa tội phạm” đều không thể hiện dứt khoát phạm vi hiểu khái niệm này. Vậy cần phải hiểu “phòng ngừa tội phạm” trong phạm vi nào? Để có câu trả lời cần đặt “phòng ngừa tội phạm” trong mối liên hệ với “đấu tranh chống tội phạm” và “đấu tranh phòng, chống tội phạm”. Đây là ba cụm từ cùng có thể được sử dụng trong nghiên cứu tội phạm dưới góc độ tội phạm học, luật hình sự cũng như luật tố tụng hình sự. Trong đó, cụm từ “đấu tranh phòng,
    chống tội phạm”(7) có lẽ được sử dụng
    thông thường hơn cả trong văn bản pháp luật cũng như trong sách báo pháp lí nhưng theo chúng tôi thì cụm từ này lại là cụm từ cần phải được xem xét lại.
    Theo Đại từ điển tiếng Việt thì đấu tranh là “chống lại để bảo vệ hoặc giành lấy”.(8) Đấu tranh là hoạt động đối với hiện tượng đang tồn tại còn phòng hay phòng ngừa là hoạt động đối với hiện tượng có thể
    sẽ xảy ra. Do vậy, chỉ có thể nói đấu tranh chống một hiện tượng nào đó mà không thể nói đấu tranh phòng một hiện tượng nào đó. Người ta có thể ghép “phòng” và “chống” với nhau dưới dạng “phòng, chống” (hiện tượng nào đó) nhưng không thể ghép thêm từ “đấu tranh” dưới dạng “đấu tranh phòng, chống” (hiện tượng nào đó).
    Đấu tranh chống tội phạm, theo nghĩa của từ đấu tranh được giải thích trên là các hoạt động phát hiện và xử lí tội phạm để bảo vệ xã hội và công dân khỏi sự xâm hại của tội phạm.(9) Đó là những hoạt động đối với tội phạm đã xảy ra. Trái lại, phòng ngừa



    tội phạm là các hoạt động nhằm không để cho tội phạm xảy ra. Hoạt động chống hay đấu tranh chống tội phạm và hoạt động phòng ngừa tội phạm là hai hoạt động không đồng nhất với nhau. Tuy nhiên, hai loại hoạt động này không phải độc lập hoàn toàn với nhau mà có mối quan hệ nhất định. Trong nhiều công trình nghiên cứu về tội phạm học, các tác giả cũng đã thừa nhận mối quan hệ này nhưng sự nhận thức về nội dung của mối quan hệ này còn có sự khác nhau. Có tác giả cho rằng “phòng ngừa như một dạng quan trọng nhất của cuộc đấu tranh chống
    tội phạm”(10) nhưng có tác giả khác lại cho
    rằng “truy cứu trách nhiệm hình sự là một hình thức phòng ngừa tội phạm ”.(11) Vấn đề được đặt ra ở đây là phải trả lời câu hỏi: Phòng ngừa tội phạm hàm chứa đấu tranh chống tội phạm hay đấu tranh chống tội phạm hàm chứa phòng ngừa tội phạm?
    Từ phân tích trên chúng tôi cho rằng:
    - Khái niệm phòng ngừa tội phạm phải được hiểu trong phạm vi nguyên nghĩa của nó. Phòng ngừa tội phạm là những hoạt động loại trừ, làm thay đổi nguyên nhân của tội phạm hoặc khống chế tác dụng của nó nhằm ngăn chặn tội phạm xảy ra.
     

    Các file đính kèm:

Đang tải...