Tiến Sĩ Phòng ngừa tội phạm do nữ giới thực hiện ở Việt Nam

Thảo luận trong 'THẠC SĨ - TIẾN SĨ' bắt đầu bởi Nhu Ely, 14/5/14.

  1. Nhu Ely

    Nhu Ely New Member

    Bài viết:
    1,771
    Được thích:
    1
    Điểm thành tích:
    0
    Xu:
    0Xu
    LUẬN ÁN TIẾN SỸ
    NĂM 2013


    Mục lục
    Trang
    PHẦN MỞ ĐẦU 1
    TỔNG QUAN VẤN ĐỀ NGHIÊN CỨU 4
    PHẦN NỘI DUNG 27
    Chương 1: TÌNH HÌNH TỘI PHẠM DO NỮ GIỚI THỰC HIỆN Ở
    VIỆT NAM GIAI ĐOẠN 2003 - 2012
    27
    1.1. Thực trạng của tội phạm do nữ giới thực hiện ở Việt Nam giai
    đoạn 2003 - 201227
    1.2. Diễn biến của tội phạm do nữ giới thực hiện ở Việt Nam giai
    đoạn 2003 - 201256

    Chương 2: NGUYÊN NHÂN CỦA TỘI PHẠM DO NỮ GIỚI THỰC
    HIỆN Ở VIỆT NAM
    71
    2.1. Nguyên nhân về kinh tế - xã hội. 72
    2.2. Nguyên nhân về văn hóa, giáo dục 79
    2.3. Nguyên nhân trong quản lý Nhà nước về an ninh, trật tự, an toàn xã hội 89
    2.4. Nguyên nhân trong hoạt động chống tội phạm và giáo dục, cải
    tạo phạm nhân nữ.93

    Chương 3: DỰ BÁO TÌNH HÌNH TỘI PHẠM VÀ CÁC BIỆN PHÁP
    PHÒNG NGỪA TỘI PHẠM DO NỮ GIỚI THỰC HIỆN
    Ở VIỆT NAM
    102
    3.1. Dự báo tình hình tội phạm do nữ giới thực hiện 102
    3.2. Các biện pháp phòng ngừa tội phạm 106

    PHẦN KẾT LUẬN 144
    CÁC CÔNG TRÌNH KHOA HỌC CỦA TÁC GIẢ ĐÃ CÔNG BỐ
    LIÊN QUAN ĐẾN ĐỀ TÀI LUẬN ÁN 149
    DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO 150
    PHỤ LỤC 157

    1. Lý do chọn đề tài
    Nữ giới ở Việt Nam là một lực lượng căn bản, nguồn nhân tố quan trọng
    đóng góp vào sự phát triển toàn diện xã hội. Trải qua hàng nghìn năm xây dựng vì
    sự toàn vẹn lãnh thổ, đấu tranh chống thiên tai, duy trì nòi giống, phụ nữ Việt Nam
    luôn phát huy những đức tính quý báu mang đậm bản sắc truyền thống như đức tính
    tần tảo, chịu khó, biết hi sinh vì chồng con, coi trọng cuộc sống gia đình, coi trọng
    hôn nhân.
    Ở Việt Nam, nữ giới chiếm 51% lực lượng lao động trong đó nữ giới ở nông thôn vẫn đóng vai trò chính trong hoạt động sản xuất nông nghiệp; bên cạnh
    đó, nữ giới (nhất là phụ nữ) vẫn đóng vai trò chính trong công việc gia đình và nuôi
    dạy con cái, phụng dưỡng cha mẹ khi về già. Xã hội ngày càng phát triển, nữ giới
    càng có nhiều cơ hội được học tập, công tác, cải thiện vị trí của mình trong gia đình
    và xã hội, được cống hiến nhiều hơn cho xã hội.
    Tuy nhiên, bên cạnh những ưu điểm kể trên, trong những năm gần đây, tình
    hình tội phạm do nữ giới thực hiện đã có xu hướng gia tăng, bộc lộ nhiều đặc điểm
    nghiêm trọng cả về thực trạng và diễn biến. Vấn đề nữ giới phạm tội ở Việt Nam đã
    phản ánh khá rõ những đặc điểm về xã hội Việt Nam những năm gần đây cũng như
    phản ánh được tính riêng biệt về tâm sinh lí giới nữ của những người phạm tội nữ.
    Theo số liệu thống kê của Tòa án nhân dân tối cao, trên phạm vi toàn quốc năm
    1995 có 4.151 người phạm tội nữ bị xét xử sơ thẩm hình sự thì đến năm 2002 con
    số này là 5.603 người, tăng lên 135% so với năm 1995 [80]; Năm 2003 trên phạm vi
    toàn quốc có 6.543 người phạm tội nữ bị xét xử sơ thẩm hình sự thì đến năm 2007
    con số này là 7.231 người, tăng lên 111%, năm 2012 con số này là 6.895 người tăng
    lên 105 % so với năm 2003. Tính trung bình, mỗi năm có khoảng 6.570 người phạm
    tội nữ bị xét xử sơ thẩm hình sự [81]. Các tội phạm do nữ giới thực hiện ngày càng
    đa dạng và xảy ra ở tất cả các địa phương nhưng tập trung chủ yếu là Thành phố Hồ
    Chí Minh và Hà Nội. Các tội phạm do nữ giới thực hiện có mức độ cao hơn cả là tội
    tàng trữ, vận chuyển, mua bán trái phép chất ma túy; tội đánh bạc; tội trộm cắp tài
    sản; tội tổ chức đánh bạc hoặc gá bạc; tội lừa đảo chiếm đoạt tài sản; tội chứa mại
    dâm; tội cố ý gây thương tích; tội cướp giật tài sản; tội cướp tài sản; tội vi phạm quy
    định về điều khiển phương tiện giao thông đường bộ; tội môi giới mại dâm; tội lạm
    dụng tín nhiệm chiếm đoạt tài sản; tội giết người; tội làm, tàng trữ, vận chuyển, lưu
    hành tiền giả, ngân phiếu giả, công trái giả và tội mua bán phụ nữ (nay là tội mua
    bán người).
    Trước tình hình tội phạm do nữ giới thực hiện ngày càng phức tạp, hơn nữa
    từ năm 2003 đến nay chưa có công trình nào nghiên cứu về vấn đề này trên phạm vi
    cả nước, do vậy việc nghiên cứu một cách toàn diện vấn đề nữ giới phạm tội ở Việt
    Nam dưới góc độ tội phạm học là cần thiết nhằm tìm ra giải pháp kìm chế sự gia
    tăng và làm giảm tội phạm nói chung cũng như tội phạm do nữ giới thực hiện nói
    riêng. Vì vậy, tác giả đã chọn và nghiên cứu đề tài: "Phòng ngừa tội phạm do nữ
    giới thực hiện ở Việt Nam"
    làm luận án tiến sĩ.

    2. Mục đích nghiên cứu
    Mục đích nghiên cứu của luận án là đưa ra được hệ thống các biện pháp
    phòng ngừa tội phạm do nữ giới thực hiện để kiềm chế sự gia tăng tội phạm và làm
    giảm dần nữ giới phạm tội ở Việt Nam trong những năm tiếp theo.
    3. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu
    Đối tượng nghiên cứu là các vấn đề cần xem xét, làm rõ trong quá trình
    nghiên cứu đề tài này, bao gồm tình hình tội phạm do nữ giới thực hiện; nguyên
    nhân của tội phạm do nữ giới thực hiện và các biện pháp phòng ngừa tội phạm do
    nữ giới thực hiện.
    Về phạm vi nghiên cứu, luận án nghiên cứu dưới góc độ tội phạm học: Tội
    phạm do nữ giới thực hiện ở Việt Nam trong 10 năm từ năm 2003 đến năm 2012.

    4. Ý nghĩa khoa học và thực tiễn của đề tài
    Xét về mặt lý luận, hầu hết các vấn đề được trình bày, phân tích trong luận
    án là những vấn đề mới lần đầu tiên được nghiên cứu một cách có hệ thống. Việc
    nghiên cứu thành công các vấn đề đó có thể được coi là một đóng góp đáng ghi
    nhận vào tội phạm học Việt Nam.
    Về thực tiễn, việc nghiên cứu, đánh giá được các đặc điểm tội phạm học
    của tình hình tội phạm do nữ giới thực hiện trên phạm vi toàn quốc giai đoạn 2003 -
    2012 và xác định được các nguyên nhân của tội phạm do nữ giới thực hiện ở nước
    ta trong giai đoạn này có ý nghĩa thiết thực đối với thực tiễn phòng ngừa tội phạm
    do nữ giới thực hiện. Đặc biệt trong việc xây dựng các biện pháp phòng ngừa tội
    phạm do nữ giới thực hiện trên cơ sở xác định những tồn tại, hạn chế của hoạt động
    của các cơ quan tư pháp trong đấu tranh chống tội phạm do nữ giới thực hiện và
    trong công tác giáo dục, cải tạo người phạm tội là nữ.
     

    Các file đính kèm:

Đang tải...