Tài liệu Phòng ngừa đột quỵ tái phát

Thảo luận trong 'Y Khoa - Y Dược' bắt đầu bởi Thúy Viết Bài, 5/12/13.

  1. Thúy Viết Bài

    Thành viên vàng

    Bài viết:
    198,891
    Được thích:
    167
    Điểm thành tích:
    0
    Xu:
    0Xu
    PHÒNG NGỪA ĐỘT QUỴ TÁI PHÁT


    Nguyễn Bá Thắng1


    Đột quỵ là bệnh lý để lại những hậu quả nặng nề. Phòng bệnh hơn chữa bệnh luôn đúng cả
    trong trường hợp này. Nếu không phòng ngừa được từđầu, ít ra chúng ta phải tập trung vào một
    nhóm nhỏ hơn nhưng có nguy cơ cao hơn, đó là những người đã bịđột quỵ hoặc cơn thoáng
    thiếu máu não. Những người thuộc nhóm này nếu còn sống sẽ có nguy cơđột quỵ tiếp theo cao
    hơn dân số chung nhiều lần. Khoảng gần 1/3 số bệnh nhân bịđột quỵ mỗi năm là những người
    bị tái phát.


    Định nghĩa cơn thoáng thiếu máu não và các phân nhóm đột quỵ thiếu máu cục bộ.


    Phân biệt cơn thoáng thiếu máu não và đột quỵ thiếu máu não gần đây không còn được đặt nặng
    nữa vì chúng có cùng cơ chế bệnh sinh và nhiều biện pháp phòng ngừa đột quỵ tiếp theo có thể
    áp dụng chung cho cả hai nhóm. Điểm khác biệt giữa cơn thoáng thiếu máu não và đột quỵ thực
    sự chỉ là vấn đề não đã bị tổn thương thực sự hay chưa; yếu tố thời gian là quan trọng nhưng
    mốc thời gian được đưa ra trong định nghĩa lại chỉ mang tính võ đoán, hoàn toàn nhân tạo. Theo
    các định nghĩa lâm sàng quy ước hiện nay, nếu các triệu chứng thần kinh kéo dài trên 24 giờ thì
    bệnh nhân sẽđược chẩn đoán là đột quỵ, ngược lại nếu tồn tại dưới 24 giờ thì đó là cơn thoáng
    thiếu máu não. Với sự phát triển của các kỹ thuật hình ảnh học, nhiều bệnh nhân có triệu chứng
    thoái lui trong vòng 24 giờ nhưng vẫn có tổn thương nhồi máu não. Chính vì vậy, người ta đã
    đề xuất các định nghĩa mới về cơn thoáng thiếu máu não, trong đó kết hợp yếu tố lâm sàng, thời
    gian và các khảo sát hình ảnh học. Định nghĩa hiện được ủng hộ nhiều là: “một đợt rối loạn thần
    kinh ngắn do bất thường cục bộở não hoặc thiếu máu cục bộ võng mạc, với triệu chứng lâm
    sàng điển hình kéo dài dưới 1 giờ, và không có bằng chứng của tổn thương nhồi máu não”. Các
    cơn thoáng thiếu máu não là yếu tố nguy cơ quan trọng của đột quỵ, với nguy cơđột quỵ trong
    vòng 90 ngày lên đến khoảng 10,5% và nguy cơ này cao nhất trong tuần đầu tiên.


    Đột quỵ thiếu máu cục bộđược phân nhóm dựa theo nguyên nhân gồm nhồi máu do xơ vữa
    động mạch lớn, nhồi máu do lấp mạch từ tim, bệnh lý mạch máu nhỏ, các nguyên nhân xác định
    khác như bóc tách, tăng đông, hoặc bệnh hồng cầu liềm, và nhóm nhồi máu với nguyên nhân
    không xác định.


    Việc phòng ngừa tái phát đột quỵđòi hỏi phải xác định các yếu tố nguy cơ và nguyên nhân tiềm
    ẩn của mỗi bệnh nhân, từđó lập kế hoạch dự phòng phù hợp cho từng bệnh nhân. Kế hoạch
    phòng ngừa tái phát sẽ bao gồm các phần cơ bản sau: kiểm soát các yếu tố nguy cơ cho mọi
    bệnh nhân, can thiệp cho các bệnh nhân xơ vữa động mạch lớn, điều trị nội khoa cho các bệnh
    nhân lấp mạch từ tim, trị liệu chống huyết khối cho các bệnh nhân không do lấp mạch từ tim, và
    phòng ngừa trong các tình huống đặc biệt. Các khuyến cáo phòng ngừa tái phát được đưa ra dựa
    trên các mức chứng cứ theo định nghĩa của hội tim mạch học Hoa Kỳ, theo bảng sau (trong bài,
    ký hiệu I-A nghĩa là nhóm khuyến cáo I và mức chứng cứ A).


    Bảng 1: Định nghĩa về loại khuyến cáo và mức chứng cứ theo hội tim mạch học Hoa Kỳ:


    Loại I Khi có bằng chứng và/hoặc có đồng thuận rằng thủ thuật hoặc trị liệu đó là
    hữu ích và hiệu quả.


    Loại II Khi bằng chứng không thống nhất và/hoặc ý kiến phân tán về tính hữu dụng
    và hiệu quả của thủ thuật hoặc trị liệu.


    1 ThS, bộ môn thần kinh, ĐHYD TPHCM
     

    Các file đính kèm:

Đang tải...