Thạc Sĩ Phòng, chống rửa tiền qua hệ thống ngân hàng việt nam

Thảo luận trong 'Kinh Tế' bắt đầu bởi Quy Ẩn Giang Hồ, 5/4/12.

  1. Quy Ẩn Giang Hồ

    Quy Ẩn Giang Hồ Administrator
    Thành viên BQT

    Bài viết:
    3,084
    Được thích:
    23
    Điểm thành tích:
    38
    Xu:
    0Xu
    LỜI MỞ ĐẦU


    Tính cấp thiết của đề tài.
    Hoạt động rửa tiền đã và đang trở thành một mối nguy cơ lớn đối với nhiều quốc gia trên thế giới. Theo ước tính của các chuyên gia Liên Hiệp Quốc và thống kê của Qũy Tiền Tệ Quốc Tế (IMF), hàng năm số tiền được bọn tội phạm tẩy rửa khoảng 400-500 tỷ USD, trong đó khoảng 60-70% là tiền mặt. Một trong những thủ đoạn rửa tiền phổ biến là thông qua hệ thống ngân hàng, điều đó có nghĩa là những quốc gia có hệ thống tài chính ngân hàng sơ khai, lỏng lẻo luôn là điểm đến tiềm năng của bọn tội phạm rửa tiền. Tác hại của việc rửa tiền không chỉ làm mất sự kiểm soát của các chính sách kinh tế, mà còn làm suy yếu khu vực kinh tế tư nhân, lũng đoạn hệ thống tài chính, bóp méo hoạt động ngoại thương, ngăn cản hội nhập quốc tế . Chính tác hại to lớn của việc rửa tiền như trên, rất nhiều các tổ chức chính phủ và phi chính phủ được phân công thực hiện công tác phòng, chống rửa tiền như: Ngân Hàng Thế Giới (WB), Qũy Tiền Tệ Quốc Tế (IMF), Ủy Ban Giám Sát Ngân Hàng Basel, Lực Lượng Đặc Nhiệm Tài Chính (FATF), v.v Ở các nước phát triển như : Mỹ, Anh, Nga, Úc, Pháp, Luật Phòng, chống rửa tiền đã được hình thành và triển khai một cách hiệu qủa.
    Tại Việt Nam, vấn đề phòng, chống rửa tiền là một trong những vấn đề tương đối mới mẻ. Trước đây phòng, chống rửa tiền được đề cập đầu tiên thông qua Công Ước Viên (Công ước của Liên Hợp Quốc về chống buôn bán bất hợp pháp ma túy và chất hướng thần năm 1988) mà Việt Nam tham gia. Và sau này là Nghị Định số 74/2005/NĐ-CP ngày 7 tháng 6 năm 2005 của Chính Phủ về phòng, chống rửa tiền.
    Nghị định 74/2005/NĐ-CP được ban hành năm 2005, tạo cơ sở pháp lý ban đầu cho công tác phòng, chống rửa tiền. Đến nay, nghị định này đã ban hành được hơn 5 năm, tuy nhiên hiệu quả của việc ngăn chặn rửa tiền nói chung và rửa tiền qua hệ thống ngân hàng nói riêng còn rất hạn chế. Trong thời gian tới nếu chúng ta không có những giải pháp đúng đắn, Việt Nam sẽ trở thành điểm
    4
    đến của tội phạm rửa tiền, mà ngân hàng được xem như là công cụ để thực hiện hành vi đó. Vì vậy, vấn đề phòng, chống rửa tiền qua hệ thống ngân hàng ở Việt Nam đang được đặt ra như một đòi hỏi bức xúc trong công tác quản lý hiện nay. Đó chính là lý do tác giả lựa chọn đề tài “Phòng, chống rửa tiền qua hệ thống ngân hàng Việt Nam” làm luận văn thạc sĩ của mình.
    Đối tượng và phạm vi nghiên cứu:
    -
    Đối tượng nghiên cứu: rửa tiền và công tác phòng, chống rửa tiền
    -
    Phạm vi nghiên cứu: hệ thống ngân hàng tại Việt Nam.
    Nghiên cứu được thực hiện trên cơ sở dùng các phương pháp như:
    -
    Phương pháp mô tả nhằm đưa ra cái nhìn tổng quan về tình hình rửa tiền tại các nước trên thế giới và Việt Nam.
    -
    Phương pháp thống kê nhằm tập hợp các số liệu và đánh giá thực trạng rửa tiền.
    -
    Phương pháp lịch sử nhằm so sánh, đối chiếu các thông tin trong quá khứ để tìm hiểu nguyên nhân và có các kết luận phù hợp.
    Nguồn dữ liệu của luận văn chủ yếu được lấy từ:
    -
    Lực lượng đặc nhiệm tài chính (FATF).
    -
    Nhóm châu Á Thái Bình Dương về phống rửa tiền (APG).
    -
    Tổng cục thống kê.
    -
    Ngân hàng Nhà Nước Việt Nam.
    -
    Cơ quan thanh tra, giám sát ngân hàng.
    Kết quả nghiên cứu chủ yếu nhằm đạt được:
    -
    Thứ nhất: phản ánh trung thực những tác động của việc rửa tiền.
    -
    Thứ hai: nêu lên thực trạng rửa tiền tại Việt Nam và những ảnh hưởng của nó đến kinh tế xã hội.
    5
    -
    Thứ ba: trên cơ sở đó đưa ra một số đóng góp để đẩy lùi nạn rửa tiền đang có nguy cơ phát triển mạnh tại Việt Nam, đặc biệt là trong lĩnh vực ngân hàng.
    Kết cấu của luận văn.
    Ngoài lời mở đầu, kết luận và danh mục tài liệu tham khảo, nội dung luận văn trình bày theo 3 chương:
    Chương 1: Tổng quan về rửa tiền và phòng chống rửa tiền qua hệ thống ngân hàng.
    Chương 2: Thực trạng phòng, chống rửa tiền qua hệ thống ngân hàng Việt Nam trong thời gian qua.
    Chương 3: Các giải pháp phòng, chống rửa tiền qua hệ thống ngân hàng Việt Nam.

    MỤC LỤC

    LỜI MỞ ĐẦU .3
    CHƯƠNG 1: TỔNG QUAN VỀ RỬA TIỀN VÀ PHÒNG, CHỐNG RỬA TIỀN QUA HỆ THỐNG NGÂN HÀNG 6
    1.1. Tổng quan về rửa tiền 6
    1.2. Rửa tiền qua hệ thống ngân hàng .16
    1.3. Hệ thống ngân hàng và phương thức phòng, chống rửa tiền qua hệ thống ngân hàng 23
    1.4. Phòng, chống rửa tiền ở một số nước trên thế giới và bài học kinh nghiệm cho Việt Nam 28
    CHƯƠNG 2: THỰC TRẠNG PHÒNG, CHỐNG RỬA TIỀN QUA HỆ THỐNG NGÂN HÀNG VIỆT NAM TRONG THỜI GIAN QUA .38
    2.1. Khái quát về hệ thống ngân hàng Việt Nam 38
    2.2. Tình hình rửa tiền tại Việt Nam .40
    2.3. Thực trạng rửa tiền qua hệ thống ngân hàng Việt Nam .46
    2.4. Thực trạng phòng, chống rửa tiền qua hệ thống ngân hàng Việt Nam 50
    2.5. Đánh giá hiệu quả công tác phòng, chống rửa tiền qua hệ thống ngân hàng Việt Nam trong thời gian qua .60
    CHƯƠNG 3: CÁC GIẢI PHÁP PHÒNG, CHỐNG RỬA TIỀN QUA HỆ THỐNG NGÂN HÀNG VIỆT NAM 67
    3.1. Chiến lược phát triển ngành ngân hàng và định hướng phòng, chống rửa tiền qua hệ thống ngân hàng Việt Nam .67
    3.2. Dự báo tình hình rửa tiền qua hệ thống ngân hàng Việt Nam .70
    3.3. Các giải pháp phòng, chống rửa tiền qua hệ thống ngân hàng Việt Nam .71
    KẾT LUẬN .83
    TÀI LIỆU THAM KHẢO
     

    Các file đính kèm:

Đang tải...