Luận Văn Phòng chống bệnh tiêu chảy ở trẻ em dưới 5 tuổi

Thảo luận trong 'Y Khoa - Y Dược' bắt đầu bởi Quy Ẩn Giang Hồ, 8/12/14.

  1. Quy Ẩn Giang Hồ

    Quy Ẩn Giang Hồ Administrator
    Thành viên BQT

    Bài viết:
    3,084
    Được thích:
    23
    Điểm thành tích:
    38
    Xu:
    0Xu
    ĐẶT VẤN ĐỀ
    Từ lúc trẻ lọt lòng mẹ tách rời khỏi cơ thể ấm áp của mẹ để sống hoàn toàn với môi trường bên ngoài. Trẻ luôn bị đe dọa về sức khỏe nếu như không được bảo vệ về mọi mặt. Thời gian gần đây do thời tiết khí hậu thay đổi bất thường mưa nắng, bão lũ thường xuyên xảy ra nên tạo điều kiện thuận lợi cho các loại vi khuẩn, virus, vi sinh vật phát triển và gây bệnh. Nhất là các bệnh lây qua đường tiêu hóa, trong đó bệnh tiêu chảy cấp là dễ bùng phát và dễ dàng xâm nhập qua đường thức ăn, phân của trẻ nhất nên dễ gây bệnh cho trẻ. Độ tuổi mắc bệnh tiêu chảy cấp chủ yếu là trẻ em dưới 12 tháng tuổi, nhất là những trẻ suy giảm miễn dịch, suy dinh dưỡng. Tiêu chảy cấp là bệnh nguy hiểm gây tình trạng mất nước, sụt cân và nếu để tình trạng này kéo dài sẽ dẫn đến suy dinh dưỡng bội nhiễm, trụy tim mạch, suy kiệt và có thể dẫn đến tử vong. Nếu không điều trị kịp thời bệnh sẽ dẫn đến nhiều biến chứng nguy hiểm đến sức khỏe, sự phát triển và cả tính mạng của trẻ. Tiêu chảy là bệnh thường gặp đứng thứ 2 mà trẻ em mắc phải sau nhiễm khuẩn hô hấp cấp tính. Tỉ lệ tử vong đứng hàng thứ 2 sau trẻ suy dinh dưỡng. Để giảm tỉ lệ mắc bệnh và tử vong của tiêu chảy, từ năm 1978 Tổ chức Y tế Thế giới đã thành lập trung tâm nghiên cứu bệnh tiêu chảy ở trẻ em ở Bangladesh. Từ đó đến nay trung tâm này đã công bố nhiều kết quả quan trọng áp dụng vào thực tế và được phổ biến rộng rãi trong Chương trình “ Phòng chống bệnh tiêu chảy” ở các nước đang phát triển.[5] Từ lâu Tổ Chức Y tế Thế Giới và chương trình lồng ghép và xử trí trẻ bệnh (IMCI) của Việt Nam đã phổ biến phác đồ điều trị và chăm sóc bệnh nhi tiêu chảy tại nhà cũng như tại cơ sở y tế. Hiện nay tỉ lệ bệnh tiêu chảy dẫn đến tử vong ở nước ta là rất thấp điều này phần quan trọng là nhờ vào các chương trình y tế quốc gia như chương trình phòng chống bệnh tiêu chảy, chương trình phòng chống suy dinh dưỡng, phòng chống bệnh khô mắt, xử trí lồng ghép bệnh trẻ em IMCI, nhất là chương trình CDD (Kiểm soát phòng chống tiêu chảy) đã phát minh ra dung dịch bù nước ORS uống phòng chống mất nước. Với việc áp dụng rộng rãi liệu pháp bồi phụ dịch bằng đường uống, tỉ lệ tử vong do tiêu chảy cấp đã giảm đáng kể. Vì muốn tìm hiểu kỹ hơn, biết rõ hơn về bệnh cũng như cách phòng chống bệnh nên em chọn chủ đề “Phòng chống Bệnh tiêu chảy ở trẻ em dưới 5 tuổi” để làm bài Thu hoạch tốt nghiệp của mình. Qua bài thu hoạch này em mong muốn đạt được những mục tiêu sau đây:

    1.Nêu được định nghĩa, phân loại 3 loại tiêu chảy và các tác nhân gây bệnh tiêu chảy ở trẻ em. Trình bày được đặc điểm dịch tể học của bệnh. 2.Trình bày được cách thăm khám đánh giá tình trạng mất nước ở trẻ, phân loại độ mất nước của trẻ bị Tiêu chảy cấp. 3.Trình bày được phác đồ điều trị, chỉ định dùng thuốc kháng sinh và biện pháp phòng chống bệnh Tiêu chảy cấp.

    MỤC LỤC
    1. ĐẶT VẤN ĐỀ . 3
    2.1. Tình hình dịch tễ học. 5
    2.1.1.Tình hình bệnh tiêu chảy trên Thế giới: 5
    2.1.2.Tình hình bệnh tiêu chảy tại khu vực: . 5
    2.1.3.Tình hình bệnh tiêu chảy ở Việt Nam: . 5
    2.1.4.Tình hình bệnh tiêu chảy tại Quảng Nam: . 6
    2.2. Đặc điểm dịch tễ học 6
    2.2.1. Đường lây truyền . 6
    2.2.2. Các yếu tố nguy cơ mắc bệnh tiêu chảy 7
    2.2.2.1. Yếu tố vật chủ làm tăng tính cảm thụ đối với bệnh tiêu chảy . 7
    2.2.2.2. Tính chất mùa: có sự khác biệt theo mùa và địa dư . 7
    2.2.2.3. Những tập quán làm tăng nguy cơ tiêu chảy 7
    2.3. Tác nhân gây bệnh 8
    2.3.1. Virus. . 8
    2.3.2. Vi khuẩn. 8
    2.3.3. Kí sinh trùng: . 9
    2.3.4. Nấm . 9
    2.4. Định nghĩa và phân loại tiêu chảy 9
    2.4.1. Định nghĩa tiêu chảy : . 9
    2.4.2. Phân loại tiêu chảy 10
    2.5. Thăm khám trẻ bị tiêu chảy 11
    2.5.1. Phân loại tiêu chảy 11
    2.5.2. Đánh giá mất nước 11
    2.5.2.1. Theo trọng lượng: . 11
    2.5.2.2. Theo dấu hiệu . 12
    2.5.3. Đánh giá những vấn đề khác của bệnh nhi . 13
    2.5.4. Cân bệnh nhi 13
    2.5.5. Xét nghiệm 14
    2.6. Biến chứng . 14
    2.7 Phác đồ điều trị tiêu chảy 14
    2.7.1. Phác đồ A: . 14
    2.7.1.1. Cho trẻ uống nhiều dịch hơn bình thường để đề phòng mất nước . 14
    2.7.1.2. Tiếp tục cho trẻ ăn, nếu trẻ còn bú phải tiếp tục cho bú bình thường 16
    2.7.1.3. Hướng dẫn các bà mẹ khi nào cần đưa trẻ đến cơ sở y tế khám ngay. 17
    2.7.2. Phác đồ B 18
    2.7.3. Phác đồ C 19
    2.8. Điều trị nhiễm khuẩn và vấn đề sử dụng thuốc kháng sinh trong điều trị tiêu chảy . 19
    2.8.1. Kháng sinh chỉ được chỉ định trong các trường hợp sau: . 19
    2.8.2. Một số bệnh và cách dùng kháng sinh cho trẻ 20
    2.8.2.1. Lỵ trực khuẩn . 20
    2.8.2.2. Đơn bào: Giardia 20
    2.8.2.3. Tả nặng . 20
    2.8.3. Không dùng các thuốc chống nôn, cầm ỉa: . 20
    2.9. Phòng bệnh tiêu chảy . 20
    2.9.1. Dự phòng cấp 0 . 20
    2.9.2. Phòng ngừa cấp 1 22
    2.9.3. Phòng ngừa cấp 2 25
    2.9.4. Phòng ngừa cấp 3 25
    2.10. Tóm tắt bài viết: . 27
    4.TÀI LIỆU THAM KHẢO 30
     

    Các file đính kèm:

Đang tải...