Luận Văn phong cách tư duy quân sự Hồ Chí Minh với học viên ở Học viện Chính trị – Quân sự hiện nay

Thảo luận trong 'Hành Chính' bắt đầu bởi Thúy Viết Bài, 5/12/13.

  1. Thúy Viết Bài

    Thành viên vàng

    Bài viết:
    198,891
    Được thích:
    167
    Điểm thành tích:
    0
    Xu:
    0Xu
    hong cách tư duy quân sự Hồ Chí Minh với học viên ở Học viện Chính trị – Quân sự hiện nay 1. Tính cấp thiết của đề tài
    Chủ tịch Hồ Chí Minh là lãnh tụ chính trị vĩ đại, đồng thời là nhà quân sự xuất sắc của dân tộc ta. Trong toàn bộ di sản quân sự của Người, phong cách tư duy quân sự có nội dung to lớn và giữ một vị trí hết sức trọng yếu.
    Phong cách tư duy quân sự Hồ Chí Minh là một bộ phận trong phong cách tư duy của Người, có những đặc điểm riêng và gắn liền với thực tiễn quân sự cách mạng Việt Nam. Đó là phong cách tư duy luôn luôn xem xét vấn đề quân sự gắn với yêu cầu, mục tiêu của sự nghiệp cách mạng vì độc lập dân tộc và CNXH; tính biện chứng trong nhận thức và giải quyết vấn đề quân sự; bám sát thực tiễn quân sự Việt Nam; không ngừng phát huy sức mạnh tổng hợp và thể hiện quyết tâm lớn, sáng tạo cao trong các tình huống quân sự. Hồ Chí Minh đã cùng với Đảng ta lãnh đạo quá trình khởi nghĩa và chiến tranh cách mạng, giành độc lập, thống nhất Tổ quốc gần nửa thế kỷ qua. Quá trình đấu tranh thắng lợi đó đã khẳng định sự hình thành và phát triển phong cách tư duy, trong đó có phong cách tư duy quân sự của Người. Đội ngũ cán bộ, sĩ quan quân đội trưởng thành, chỉ huy bộ đội đánh thắng mọi kẻ thù xâm lược, giải quyết các tình huống quân sự một cách sáng tạo, là do lĩnh hội được tư tưởng quân sự và nhất là được rèn luyện theo phong cách tư duy quân sự của Người. Vì vậy, nghiên cứu phong cách tư duy quân sự Hồ Chí Minh để góp phần hiểu rõ hơn tư tưởng quân sự của Người và xây dựng phong cách tư duy quân sự cho đội ngũ cán bộ quân đội nói chung, cho đội ngũ học viên ở HVCTQS nói riêng trong sự nghiệp xây dựng và bảo vệ Tổ quốc Việt Nam XHCN, đặc biệt đối với quá trình xây dựng Quân đội ta trở thành quân đội cách mạng, chính quy, tinh nhuệ, từng bước hiện đại là một việc làm cần thiết.
    Hiện nay, thế giới đang diễn ra quá trình chuyển biến mạnh mẽ từ loại hình quân sự của thời đại công nghiệp sang loại hình quân sự của thời đại thông tin, mà yêu cầu của sự chuyển biến tư duy quân sự là tiền đề, là cốt lõi của quá trình đó. Vì vậy, Quân đội ta cần được xây dựng vững mạnh, sẵn sàng đối phó với những cuộc chiến tranh trong tương lai có thể xảy ra với tính chất phức tạp, quy mô rộng lớn, chiến tranh vũ khí công nghệ cao trong mọi tình huống. Tình hình đó đặt ra yêu cầu nâng cao trình độ mọi mặt, đặc biệt là phong cách tư duy quân sự cho đội ngũ cán bộ, sĩ quan, trong đó có học viên HVCTQS.
    Nhìn chung, thực trạng phong cách tư duy quân sự của học viên HVCTQS trong những năm qua về cơ bản đã bám sát thực tiễn quân sự Việt Nam, thể hiện tinh thần tích cực nghiên cứu, tìm tòi, sáng tạo, có ý chí rèn luyện để trở thành người chính trị viên – bí thư cấp uỷ theo yêu cầu mục tiêu đào tạo. Tuy nhiên phong cách tư duy quân sự ở đội ngũ này còn hạn chế nhiều mặt, nhất là về phương pháp phân tích, giải quyết mâu thuẫn, giải quyết những vấn đề thực tiễn. Bởi vậy, việc xây dựng, rèn luyện theo phong cách tư duy quân sự Hồ Chí Minh cho học viên HVCTQS là vấn đề cấp thiết trước mắt, đồng thời là vấn đề cơ bản lâu dài, góp phần làm cho đội ngũ cán bộ chính trị trưởng thành, đáp ứng yêu cầu xây dựng và chiến đấu trong mọi tình huống.
    Với những lý do nêu trên, học viên chọn đề tài “Phong cách tư duy quân sự Hồ Chí Minh với học viên ở Học viện Chính trị – Quân sự hiện nay” làm luận văn Thạc sĩ khoa học chính trị, chuyên ngành Hồ Chí Minh học.
    2. Tình hình nghiên cứu liên quan đến đề tài
    Phong cách tư duy Hồ Chí Minh nói chung, phong cách tư duy quân sự nói riêng, là một bộ phận quan trọng trong di sản tư tưởng của Người, nhưng còn ít được nghiên cứu. Tuy nhiên, đến nay đã có một số nghiên cứu, bước đầu về vấn đề này ở những góc độ khác nhau.
    Mở đầu tác giả Cao Thái có bài “Những nét đặc sắc trong phong cách tư duy Hồ Chí Minh”, Tạp chí Triết học số 2 – 1980, bước đầu phác thảo những nét lớn trong phong cách tư duy Hồ Chí Minh. Đó là tư duy vượt lên mọi thành kiến tư tưởng; có sự thống nhất giữa tình cảm cách mạng và lý trí khoa học, gắn lý luận với thực tiễn; tổng kết kinh nghiệm để làm giàu tri thức; mọi suy nghĩ đều hướng tới hành động cải tạo và xây dựng xã hội; luôn luôn coi trọng điều kiện khách quan, phát huy tối đa nỗ lực chủ quan và tính tự giác cách mạng. Tác giả kết luận: đứng trước những nhiệm vụ cách mạng mới mẻ, chúng ta không có con đường nào khác ngoài con đường nâng cao phương pháp tư duy lý luận – mà phương pháp tư duy Hồ Chí Minh là một mẫu mực.
    Tiếp đó trong sách “Hồ Chí Minh – một con người, một dân tộc, một thời đại”, Nxb Sự Thật, Hà Nội 1990, Cố vấn Phạm Văn Đồng đã đề cập phong cách tư duy Hồ Chí Minh ở một số nét tiêu biểu như: gắn lý luận cách mạng với thực tiễn cách mạng, tính hệ thống, diễn đạt giản đơn, dễ hiểu, dễ nhớ, có sức thuyết phục mạnh mẽ.
    Tác phẩm “Phương pháp và phong cách Hồ Chí Minh” của nhiều nhà khoa học, do Đặng Xuân Kỳ chủ biên, Nxb Chính trị quốc gia, Hà Nội 1997, đã nhận định rằng: nét đặc trưng của phong cách tư duy Hồ Chí Minh là độc lập, tự chủ, sáng tạo. Đặc trưng này đã có trong phong cách tư duy của Người từ rất sớm, lúc còn thiếu thời và bước vào tuổi thanh niên. Tính độc lập, tự chủ của tư duy đã sớm giúp Người đi đến những nhận định mới mẻ, không thụ động trong suy nghĩ và trong hành động. Nhưng độc lập, tự chủ của tư duy Hồ Chí Minh thực sự có bước phát triển nhảy vọt khi Người bắt gặp chủ nghĩa Mác Lênin và làm cho tính độc lập, tự chủ có nét sáng tạo. Các tác giả còn nhận định rằng, chủ nghĩa Mác Lênin đã đưa tư duy của Hồ Chí Minh đến độ chín để đối chiếu, so sánh, lựa chọn, chắt lọc và tổng hợp những cứ liệu
     
Đang tải...