Thạc Sĩ Phong cách thơ phạm tiến duật

Thảo luận trong 'Văn Học' bắt đầu bởi Lan Chip, 23/9/11.

  1. Lan Chip

    Lan Chip New Member

    Bài viết:
    1,976
    Được thích:
    1
    Điểm thành tích:
    0
    Xu:
    0Xu
    Lời mở đầu
    1. LÍ DO CHỌN ĐỀ TÀI
    Sự nghiệp văn chương của Phạm Tiến Duật khởi từ tuyến đường mòn vận tải Trường Sơn 559, con đường huyền thoại mang tên Hồ Chí Minh trong cuộc chiến tranh chống Mỹ của dân tộc. Thơ Phạm Tiến Duật "đã lưu lại trong lịc h sử dân tộc dấu mốc sáng tạo của thơ trữ tình Việt Nam trên hành trình đ i tìm cái đ ẹp từ trong các sự kiện và in đậm chất sử thi c ủa một thế kỷ đầy b iến động".
    Là một gương mặt độc đáo của văn học Việt Nam 1945 - 1975, Phạm Tiến Duật đã góp phần sáng tạo một thứ ngôn ngữ thơ thô nhám, gân guốc và được đánh giá là một tác giả tiêu biểu của nền thơ chống Mỹ.
    Phạm Tiến Duật cũng là một trong những nhà thơ Việt Nam được chọn lọc đưa vào giảng dạy ở nhà trường phổ thông. Nhiều bài thơ nổi tiếng của nhà thơ Trường Sơn đã để lại như: Bài thơ về tiểu đội xe không kính, Nhớ, Lửa đèn, Gửi em cô thanh niên xung phong . có lẽ sẽ còn in đậm trong ký ức lịch sử; bồi đắp cho thế hệ sau lòng yêu nước và tự hào dân tộc.Thơ Phạm Tiến Duật làm chúng ta như sống lại không khí của những năm tháng hào hùng, gian khổ nhưng hết sức lạc quan của cuộc kháng chiến chống Mỹ cứu nước. Thơ ông gieo vào lòng người đọc niềm tin tưởng ở những phẩm
    chất tốt đẹp, vững bền của con người Việt Nam trước những thử thách lịch sử.
    Đó là những lý do mà chúng tôi chọn đề tài Phong cách thơ Phạm Tiến Duật để nghiên cứu. Luận văn muốn khẳng định những giá trị thẩm mỹ cao cả và lâu bền của thơ trữ tình cách mạng nó i chung và thơ Phạm Tiến Duật nói riêng một cách cụ thể trong quá trình đổi mới văn học.
    2. LỊCH SỬ VẤN ĐỀ
    Phạm Tiến Duật có thơ đăng báo từ đầu những năm 60 của thế kỉ XX, nhưng thơ ông lúc này vẫn còn lẫn trong thơ nhiều người. Phải đến cuộc thi thơ do báo Văn nghệ tổ chức vào năm 1969 -1970, ông mới thực sự ghi được tên tuổi của mình vào làng thơ Việt Nam. Chùm thơ đoạt giải nhất của ông gây được ấn tượng mạnh mẽ với độc giả về một phong cách thơ rất lạ. Bắt đầu từ đây, nhiều cây bút, nhiều nhà phê bình, nghiên cứu văn học đã quan tâm đánh giá thơ ông. Một trong những bài viết đầu tiên về thơ P hạm Tiến Duật là Giữa chiến trường nghe tiếng bom rất nhỏ (Tạp chí Văn nghệ Quân
    đội, số 10, 1970 của Nhị Ca). Nhị Ca cho rằng chùm thơ được giải bốn bài của Phạm Tiến Duật thực sự gây được ấn tượng với độc giả về một phong cách thơ "rất lạ", lạ từ chất liệu, thi liệu đến giọng điệu. Ông chỉ ra rằng, đây là một hồn thơ "được nuôi dưỡng bằng chất liệu sống thực, tươi trẻ thở hết không khí mặt trận dữ dội và tự tin, có thời gian ngẫm nghĩ về cuộc chiến đấu quyết liệt, dũng cảm". Nhị Ca cũng rất quan tâm đến v iệc tạo dựng câu thơ, một trong những yếu tố làm nên sự mới mẻ của Phạm Tiến Duật so với các nhà thơ khác là "dáng dấp xốc vác, xô bồ, cứng cáp hơn, như hạt gạo đỏ đồng chiêm vừa chắc dạ, vừa béo ngọt". Bên cạnh đó, Nhị Ca đã có ý kiến nhận xét
    khá xác đáng về những thành công cũng như hạn chế qua việc phân tích một số bài thơ tiêu biểu của tập Vầng trăng quầng lửa.
    Nhà văn Nguyễn Minh Châu (trên Tạp chí Văn nghệ Quân đội, số 7, 1972) có bài Người viết trẻ giữa cánh rừng già cho rằng: "Sự xuất hiện của Phạm Tiến Duật đã làm xôn xao đời sống thơ ca vốn có. Thơ Phạm Tiến Duật đã cổ vũ cho cuộc chiến đấu theo cách riêng của mình và đã đón nhận được sự quan tâm đặc biệt từ nhiều phía".
    Dưới quan điểm văn nghệ phục vụ chính trị như vậy, nhà nghiên cứu văn học Nguyễn Ngọc Thiện với bài viết Chỗ mạnh và chỗ yếu trong thơ Phạm Tiến Duật (in trên Tạp chí Văn học, số 4, 1974) đã khẳng định: "hồn thơ Phạm Tiến Duật phóng khoáng, rộng mở, cái đẹp của cuộc sống chiến đấu đi vào thơ ông tự nhiên và rất thật". Ông cho rằng, thơ Phạm Tiến Duật "là tiếng nói khoẻ khoắn, đôn hậu, bắt nguồn trực tiếp từ cuộc sống chiến đấu sôi nổi mà hào hùng của dân tộc". Bên cạnh đó, Nguyễn Ngọc Thiện cũng phê phán một số bài thơ như Qua một mảnh trời thành phố Vinh, Vòng trắng .mà trong điều kiện chiến tranh được coi là có tư tưởng lệch lạc làm yếu sức mạnh của cộng đồng. Và từ góc nhìn vận động và phát triển của thơ ca dân tộc, nhà thơ, nhà phê bình Vũ Quần Phương trong bài Một đóng góp của dòng thơ quân đội
    vào nền thơ Việt Nam (trong Tạp chí Văn học, số 6, 1979) đã chỉ ra sự kế thừa những kinh nghiệm của thơ ca dân gian trong thơ Phạm Tiến Duật. Theo Vũ Quần Phương, đ iều đó khiến cho thơ Phạm Tiến Duật "đầy rẫy những chi tiết đời sống đánh Mỹ chính xác, cụ thể như hiện vật trong bảo tàng .". Năm năm sau, năm 1985, Vũ Quần Phương phát triển bài viết thành bài nghiên cứu tác giả Phạm Tiến Duật trong cuốn Nhà thơ Việt Nam hiện đại (Nxb Khoa học Xã hội, Hà Nộ i, 1985), với tư cách là một nhà thơ trẻ tiêu biểu của nền thơ trữ tình cách mạng.
    Năm 1986, Đỗ Trung Lai cũng có một bài viết rất công phu với nhan đề Một chặng đường thơ Phạm Tiến Duật (Tạp chí Văn học, số 4, 1986) đã đánh giá, tổng kết giai đoạn sáng tác trong chiến tranh của Phạm Tiến Duật. Nhà văn đã khẳng đ ịnh vai trò của thực tiễn chiến tranh đối với sáng tác của Phạm Tiến Duật.
    Một công trình nghiên cứu tương đối toàn d iện về thơ Phạm Tiến Duật là của Trần Đăng Xuyền trong cuốn Lịch sử văn học Việt Nam, tập III (Nxb Đại học Sư phạm I, 2002). Tác giả công trình đã giới thiệu tiểu sử, con người nhà thơ. Ông cho rằng "Vùng thẩm mĩ" của thơ Phạm Tiến Duật là rừng Trường Sơn. Tác giả đặc biệt quan tâm đến phong cách thơ Phạm Tiến Duật là tính chất trẻ trung, giọng thơ ngang tàng, sự xô bồ, rậm rạp mà khái quát của chi tiết, ngôn ngữ s inh hoạt ùa vào trong thơ. Cũng như nhiều nhà nghiên cứu khác, tác giả Trần Đăng Xuyền vẫn mong đợi một sự đổi mới của nhà thơ Phạm Tiến Duật để thơ ông có thể đến được, hoà nhập với cuộc sống mới.
    Bài nghiên cứu mới nhất gần đây về Phạm Tiến Duật của Vũ Văn Sỹ, in trước ngày mất của Phạm Tiến Duật với nhan đề Phạm Tiến Duật, người "chứa được Trường Sơn nhiều nhất" .(trong Tạp chí Nhà văn, số 12, 2007). Vũ Văn Sỹ đánh giá cao vị trí của Phạm Tiến Duật trong hành trình thơ trữ tình cách mạng. Ông cho rằng "Thơ Phạm Tiến Duật đã lưu lại trong lịch sử văn học dấu mốc của thơ trữ tình Việt Nam trên hành trình đi tìm cái đẹp trên các sự kiện và biến cố in đậm chất sử thi của một thế kỉ đầy biến động." Cùng với những bài viết trên, có thể kể đến các bài của Thiếu Ma i, Mai
    Hương, Hồ Phương, Hoàng Kim Ngọc . đăng tải trên các báo và tạp chí.
    Phạm Tiến Duật cũng từng được nhắc đến và giới thiệu trong các công trình tiểu luận và nghiên cứu như Dọc đường văn học (Nxb Văn học, H, 1996);Nhà văn Việt Nam thế kỉ XX, tập III (Nxb Hội nhà văn, H, 2000); Từ điển tác giả văn học Việt Nam thế kỉ XX (Nxb Hội nhà văn,H, 2003). Hầu hết các cuốn sách đều tập trung phân tích, nghiên cứu những giá trị mới mẻ mà nhà thơ Phạm Tiến Duật đưa lại.
    Nhìn chung, các bài viết và các công trình nghiên cứu về Phạm Tiến Duật đều cho rằng, đó là một hiện tượng lạ của thơ ca Việt Nam. Sự xuất hiện của Phạm Tiến Duật trên thi đàn đã làm cho thơ ca của thế hệ trẻ thời chống Mỹ có vị trí và có cá tính.
    Trong công trình này, chúng tô i kế thừa c ác ý kiến gợi ý c ủa những người đ i trước, tập trung p hân tích Phong cách thơ Phạm Tiến Duật một cách có hệ thố ng, có tính thố ng nhất tương đố i ổ n đ ịnh của hệ thống hInh tượng và phương thức nghệ thuật nó i lên cái nhìn độc đáo trong sáng tác của Phạm Tiến Duật.
    3. ĐỐI TưỢNG NGHIÊN CỨU VÀ NHIỆM VỤ CỦA LUẬN VĂN
    3.1. Đối tượng nghiên cứu
    Như đã nó i ở phần trên, đối tượng nghiên cứu của Luận văn này là tính thống nhất của các yếu tố chỉnh thể trong tác phẩm - sự biểu hiện của tính nghệ thuật thơ Phạm Tiến Duật như là một nét riêng, nét lặp lại hữu hình và có thể tri giác được trong sáng tác của nhà thơ.
    3.2. Nhiệm vụ của Luận văn
    - Thứ nhất: Làm sáng tỏ nhận thức về phong cách nghệ thuật nó i chung để làm đ ịnh hướng khi tìm hiểu về phong cách thơ Phạm Tiến Duật.
    - Thứ hai: Thông qua toàn bộ sáng tác, phân tích hệ thống hình tượng trữ tình, lí giải thế giới nghệ thuật và các phương thức thể hiện đem lại ấn tượng khi đọc thơ Phạm Tiến Duật, khẳng định phong cách thơ Phạm Tiến Duật trong nền thơ hiện đại Việt Nam.
    4. PHưƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU
    - Trong Luận văn, chúng tôi vận dụng phương pháp thống kê, phân tích, tổng hợp, so sánh và đối chiếu.
    - Đồng thời, chúng tôi sử dụng phương pháp liên ngành như văn học sử, ngôn ngữ học và thi pháp học.
    - Luận văn cũng quán triệt quan điểm lịch sử trong suốt quá trình lí giải về đối tượng nghiên cứu.
    5. ĐÓNG GÓP CỦA LUẬN VĂN
    Nhiều nhà nghiên cứu và phê bình văn học đã đề cập đến các khía cạnh thi pháp thơ Phạm Tiến Duật, nhưng chúng tôi hi vọng rằng đây là Luận văn đầu tiên nghiên cứu Phong cách thơ Phạm Tiến Duật một cách có hệ thống.
    6. KẾT CẤU CỦA LUẬN VĂN
    Ngoài phần Mở đầu và Kết luận, Luận văn có 3 chương:

    Chương 1: Phạm Tiến Duật và thế hệ trẻ thơ chống Mỹ.
    Chương 2: Hệ thống hình tượng trữ tình trong thơ Phạm Tiến Duật.
    Chương 3: Sự độc đáo của nghệ thuật biểu hiện trong thơ Phạm Tiến Duật.
    [charge=450]http://up.4share.vn/f/35040c030703040c/LV_08_SP_VH_NTN.pdf.file[/charge]
     
Đang tải...