Tiến Sĩ Phong cách nghệ thuật thơ Huy Cận qua Lửa thiêng

Thảo luận trong 'THẠC SĨ - TIẾN SĨ' bắt đầu bởi Phí Lan Dương, 22/11/13.

  1. Phí Lan Dương

    Phí Lan Dương New Member
    Thành viên vàng

    Bài viết:
    18,524
    Được thích:
    18
    Điểm thành tích:
    0
    Xu:
    0Xu
    Luận án tiến sĩ năm 2011
    Đề tài: Phong cách nghệ thuật thơ Huy Cận qua Lửa thiêng
    Định dạng file word


    MỤC LỤC
    DẪN LUẬN
    1. Lý do chọn đề tài 1
    2. Mục đích nghiên cứu 2
    3. Lịch sử vấn đề 2
    4. Nhiệm vụ, đối tượng và phạm vi nghiên cứu 13
    5. Phạm vi khảo sát 13
    6. Phương pháp nghiên cứu 13
    7. Những đóng góp mới của luận án 16
    8. Cấu trúc luận án 17

    Chương 1: NHỮNG NHÂN TỐ HÌNH THÀNH PHONG CÁCH
    NGHỆ THUẬT THƠ HUY CẬN
    1.1. Khái niệm “phong cách” 18
    1.1.1. Phong cách theo quan niệm lý luận văn học phương Tây. 20
    1.1.2. Phong cách theo quan niệm lý luận văn học phương Đông 22
    1.1.3. Phong cách theo quan niệm lý luận văn học Việt Nam 24
    1.1.4. Phong cách theo cách hiểu và lựa chọn của người viết. 28
    1.2. Các nhân tố ảnh hưởng đến sự hình thành phong cách thơ Huy Cận 29
    1.2.1.Gia đình và quê hương 29
    1.2.2. Truyền thống văn hóa của một vùng đất 32
    1.2.3. Những vùng đất học của Huy Cận 35
    1.2.4.“Tình bạn trái đôi” Huy Cận- Xuân Diệu 38
    1.3. Những dấu ấn đổi mới đầu thế kỷ XX 40
    1.3.1. Một tổng thể văn hóa mới ra đời 41
    1.3.2. Thơ Mới khẳng định vị trí trên thi đàn 46
    1.4. Tiểu kết chương 1 48

    Chương 2: PHONG CÁCH NGHỆ THUẬT THƠ HUY CẬN
    THỂ HIỆN QUA VŨ TRỤ THƠ LỬA THIÊNG
    2.1. Cảm hứng sáng tạo và giọng điệu thơ của Huy Cận 50
    2.2. Sự thể hiện vũ trụ thơ qua Lửa thiêng 55
    2.2.1. Tủ mới đóng và lòng trai thơm ngát 58
    2.2.2. Than ôi, trời đẹp nhưng trời buồn 62
    2.2.3. Thuyền về nước lại sầu trăm ngả 68
    2.2.4. Tai dưới đất để nghe chừng tiếng sóng 73
    2.2.5. Vì đã nâng bình lửa ấp lên môi 76
    2.2.6. Hình ảnh lung linh vũ trụ tàn 82
    2.2.7. Đời mất về đâu hỡi tháng năm 89
    2.3. Ảnh hưởng của văn chương trong thơ Huy Cận 96
    2.3.1. Ảnh hưởng văn chương Việt Nam 96
    2.3.2. Ảnh hưởng thơ Đường và thơ Pháp 101
    2.4. Tiểu kết chương 2 108

    Chương 3: PHONG CÁCH NGHỆ THUẬT THƠ HUY CẬN
    THỂ HIỆN QUA NGÔN NGỮ THƠ LỬA THIÊNG
    3.1. Phong cách thơ Huy Cận qua nghệ thuật ngôn từ Lửa thiêng 111
    3.1.1. Từ 113
    3.1.2. Từ láy 126
    3.2. Phong cách thơ Huy Cận qua nhạc tính trong Lửa thiêng 127
    3.2.1. Nhạc tính thể hiện trong thể loại thơ 7 chữ, 8 chữ 127
    3.2.2. Nhạc tính trong thể loại thơ lục bát 142
    3.3. Phong cách thơ Huy Cận qua ngữ pháp thơ Lửa thiêng 145
    3.4. Ảnh hưởng của Lửa thiêng qua “một thời đại thi ca” 152
    3.5. Tiểu kết chương 3 157
    KẾT LUẬN 159
    DANH MỤC CÁC CÔNG TRÌNH KHOA HỌC ĐÃ CÔNG BỐ 166
    TÀI LIỆU THAM KHẢO 167
    PHẦN PHỤ LỤC 184


    DẪN LUẬN
    1. Lý do chọn đề tài
    1.1. Nghiên cứu thơ Huy Cận tức là nghiên cứu một trong những gương mặt thơ lớn của thời đại, một trong những nhà văn hóa có đóng góp đáng kể cho sự nghiệp văn học, văn hóa dân tộc Việt Nam thế kỷ XX.
    Trên thi đàn Việt Nam vào những năm 1930-1945, từ phong trào Thơ mới đã xuất hiện những tài năng thơ, trong đó có Huy Cận, Xuân Diệu Nhà phê bình văn học Hoài Thanh qua quyển Thi nhân Việt Nam đã nhận xét bước đầu về phong cách của các nhà thơ trẻ: “Tôi quyết rằng trong lịch sử thi ca Việt Nam chưa bao giờ có một thời đại phong phú như thời đại này. Chưa bao giờ người ta thấy xuất hiện cùng một lần một hồn thơ rộng mở như Thế Lữ, mơ màng như Lưu Trọng Lư, hùng tráng như Huy Thông, trong sáng như Nguyễn Nhược Pháp, ảo não như Huy Cận, quê mùa như Nguyễn Bính, kỳ dị như Chế Lan Viên và thiết tha, rạo rực, băn khoăn như Xuân Diệu.” [128, tr. 37]
    Dấu ấn phong cách thơ Huy Cận đã bắt đầu từ tập Lửa thiêng (ra đời năm 1940). Âm hưởng của tập thơ đã lan tỏa “một thời đại trong thi ca” (*tên tiểu luận của nhà phê bình Hoài Thanh, đăng trong Thi nhân Việt Nam) từ giữa thế kỷ XX đến nay.
    Ngày nay, từ thế kỷ XXI, với cái nhìn mới, rộng mở chúng ta càng có cơ hội nghiên cứu thấu đáo hơn phong cách thơ đặc sắc của Huy Cận trong giai đoạn sáng tác trước Cách Mạng Tháng Tám (đặc biệt, nghiên cứu dày công về tập Lửa thiêng).
    1.2. Xã hội Việt Nam đang đổi mới, chuyển biến, hội nhập thế giới. Hoạt động văn hóa nói chung đang được rộng mở. Các hoạt động lý luận, phê bình văn học nghệ thuật mới của thế giới cũng được chúng ta nghiên cứu, gạn lọc, tiếp thu trên tinh thần “học xưa vì nay”, “học ngoài vì trong”. Trong đó, có thể kể đến sự gạn lọc, tiếp thu, vận dụng ở lĩnh vực nghiên cứu văn học.
    Vì vậy, vấn đề nghiên cứu phong cách thơ Huy Cận trên cơ sở lý luận tổng hợp mới có ý nghĩa cấp thiết trong việc góp phần phục vụ sự nghiệp đổi mới, phát triển văn hóa, khoa học, giáo dục nước nhà.
    Từ lòng ngưỡng mộ, yêu quý thơ ca Huy Cận, đặc biệt là tập thơ Lửa thiêng (với những câu thơ từ lâu ám ảnh sâu sắc trong tâm thức người viết: Một chiếc linh hồn nhỏ: Mang mang thiên cổ sầu); thêm nữa, từ những vấn đề thú vị đặt ra ở trên trong bối cảnh mới, đã tạo động lực cho người viết suy nghĩ, xác định và chọn lựa đề tài nghiên cứu Phong cách nghệ thuật thơ Huy Cận qua Lửa thiêng.
    2. Mục đích nghiên cứu
    Trên cơ sở vận dụng một số đặc điểm lý luận văn học phương Đông truyền thống và lý luận văn học phương Tây hiện đại quen thuộc, luận án cụ thể hóa công việc tìm hiểu, khám phá thêm một số khía cạnh thi pháp thơ, ngôn ngữ thơ đầy tính sáng tạo độc đáo của nhà thơ Huy Cận. Và, cũng nhằm làm nổi bật vấn đề nghiên cứu phong cách nghệ thuật đặc sắc của nhà thơ trong quá trình từ khi tập thơ ra đời, luận án tìm hiểu những ảnh hưởng và âm hưởng của Lửa thiêng trong thời đại, so sánh đôi nét biểu hiện giống, khác nhau giữa thơ Huy Cận và thơ Xuân Diệu với một số nhà thơ cùng thời hoặc xuất hiện ở giai đoạn sau không lâu.
    3. Lịch sử vấn đề
    Tập thơ Lửa thiêng của Huy Cận ra mắt bạn đọc vào tháng 11, năm 1940 (nhà xuất bản Đời Nay của nhóm Tự Lực Văn Đoàn in ấn và phát hành, khoảng 3.000 cuốn). Tập thơ do họa sĩ Tô Ngọc Vân trình bày bìa với lời đề tựa của Xuân Diệu. Nhìn lại chặng đường dài 70 năm từ lúc Lửa thiêng ra đời đến nay, qua khảo sát nhiều bài viết về tập thơ, người viết nhận thấy Xuân Diệu có thể được xếp là người đầu tiên có bài nhận xét, đánh giá, giới thiệu thơ Huy Cận với công chúng một cách bao quát và sớm nhất.
    Xuân Diệu cảm nhận tinh tế Lửa thiêng - “nỗi thê thiết của ngàn đời”, “lớp sầu dưới đáy hồn nhân thế”. Lửa thiêng mang “hồn xưa” xôn xao, đượm “một tấm lòng thương yêu không biết có tự đời nào, và đoạn thảm, hồi vui cùng nhuốm một màu vĩnh viễn”. Là bạn tri kỷ, tri âm của Huy Cận, ngay từ buổi đầu Lửa thiêng ra đời, ông đã “nghe”, đã “cảm” được “cảm giác không gian” và “cái sầu của vũ trụ” của Huy Cận: “ ta nghe xa vắng quanh mình; ta đứng trên thiên văn đài của linh hồn, nhìn cõi bát ngát; một cái buồn vời vợi dàn ra cho đến hư vô ”
    Sau Xuân Diệu, hai nhà phê bình văn học Hoài Thanh- Hoài Chân có bài nhận xét Lửa thiêng: “ Huy Cận có lẽ đã sống một cuộc đời rất bình thường, nhưng người luôn lắng nghe mình sống để ghi lấy cái nhịp nhàng lặng lẽ của thế giới bên trong ”, “Người đã gọi dậy cái hồn buồn của Đông Á, người đã khơi lại cái mạch sầu mấy nghìn năm vẫn ngấm ngầm trong cõi đất này”. Hai nhà phê bình cũng cho rằng hồn thơ Huy Cận “trong cuộc viễn du đã có lần nhác thấy cái xa thẳm của thời gian và không gian ”, với “con đường về quá khứ đi càng xa, càng cô tịch, tứ bề càng vắng lặng, mênh mông ” [128, tr. 164-165]
    Tâm trạng này, chính Chế Lan Viên qua một tứ thơ tương tự cũng đã bộc bạch một cách đau đáu về sự cô đơn trên nẻo đường riêng của thơ ông:
    Đường về thu trước xa lắm lắm
    Mà kẻ đi về chỉ một tôi.
    Theo dõi những diễn biến thơ ca trên thi đàn lúc bấy giờ, Lương An viết trên báo Tràng An, số 12, tháng 3 năm 1941, tỏ ra khá ưu ái khi nhận xét Lửa thiêng:
    “Tập thơ Lửa thiêng là một tập thơ rất đáng chú ý về tình cảm cũng như về văn pháp. Không cần so sánh cũng đủ nhận thấy đó là một tập thơ hay và tác giả là một thi nhân có đặc tài. Trong cuộc xây đắp thi giới nước nhà, một tập thơ như thế là tất cả sự gắng công, và có lẽ là một công trình văn nghệ đáng chú ý nữa.
    Lửa thiêng ra đời, được hoan nghênh nhiệt liệt, cái đó không phải nghi ngờ gì nữa. Nhưng phần thưởng đích đáng nhất cho Huy Cận là tác phẩm của chàng sẽ được sống lâu.”
    Trái với sự ngợi ca của nhiều người dành cho thơ Huy Cận, nhà phê bình Vũ Ngọc Phan trong Nhà văn hiện đại đánh giá Lửa thiêng có phần khe khắt hơn. Ông nhận xét thơ tả cảnh của Huy Cận vẫn còn mang nét chung “cái cảm giác của loài người từ thiên cổ mà thi nhân bao lần ca ngợi”, “ .Huy Cận nghệ sĩ ở chỗ đó và cũng thiếu cái đặc sắc của nhà thơ ở chỗ đó: ông đã không đem cái tâm hồn của riêng ông để hòa cùng vũ trụ ” Vũ Ngọc Phan cũng cho rằng thơ tả tình của Huy Cận không có những câu “nồng nàn, tha thiết, nóng nảy như thơ Xuân Diệu”, “không nhớ nhung, đắm đuối như thơ Lưu Trọng Lư”. Lời tình tự của Huy Cận “rất đẹp, rất êm đềm, nhưng thật không phải những lời tha thiết tự tâm can ” [101, tr. 417-419]
    Trong những thập niên 60, 70, và đặc biệt vào giữa đến cuối thập niên 80 của thế kỷ XX, các nhà nghiên cứu văn học Việt Nam bắt đầu có những công trình nghiên cứu mới dành cho trào lưu văn học lãng mạn 1930-1945. Phong trào Thơ mới với tác phẩm của những nhà thơ tên tuổi như Thế Lữ, Lưu Trọng Lư, Huy Thông, Xuân Diệu, Huy Cận, Hàn Mặc Tử, Chế Lan Viên, Bích Khê, Tế Hanh được phân tích, đánh giá cởi mở hơn.
    Ngoài những bài viết hoặc tiểu luận nghiên cứu về Huy Cận của Nguyễn Xuân Nam, Nguyễn Hoành Khung, Nguyễn Đăng Mạnh, Mã Giang Lân , một số chuyên luận của các tác giả Phan Cự Đệ, Hà Minh Đức, Lê Đình Kỵ nghiên cứu sâu về Thơ mới đều đề cập và phân tích tập thơ Lửa thiêng của Huy Cận.
    Lửa thiêng không tách khỏi quỹ đạo chung của thơ ca lãng mạn giai đoạn này nhưng vẫn có những điểm riêng qua cảm nhận thời đại và quan niệm thẩm mỹ của Huy Cận. Nhà nghiên cứu Phan Cự Đệ nhận xét: “Quan điểm thẩm mỹ của các nhà thơ mới có nhiều điểm gặp gỡ với quan điểm nghệ thuật của các nhà văn lãng mạn phương Tây thế kỷ XIX. Nói chung đó là quan điểm “nghệ thuật vị nghệ thuật”. Và, tuy quan điểm mỹ học của các nhà lãng mạn ở nước ta thực ra cũng chẳng có gì mới so với các nhà lãng mạn phương Tây nhưng nó vẫn có những nét riêng, mới, lạ của thơ ca lãng mạn Việt Nam giai đoạn này. Nét riêng này được thể hiện từ quan niệm thẩm mỹ của thơ Thế Lữ với cái tôi nghệ sĩ là “cây đàn muôn điệu”; Xuân Diệu với quan niệm thẩm mỹ hồn thơ là “những khúc nhạc thơm”, “khúc nhạc hường”; Huy Thông đi tìm giấc mộng anh hùng trong lịch sử; Lưu Trọng Lư “hướng cái nhìn vào một thế giới mơ màng”; còn “chàng Huy Cận ngày xưa hay sầu lắm”, lại đi vào vũ trụ trăng sao ” [25, tr. 53]
    Khảo sát phong trào Thơ mới như hệ quy chiếu từ thực tại xã hội đến quan niệm sáng tác, nhà nghiên cứu Hà Minh Đức nêu lên một số nội dung, một số đề tài được tìm thấy trong thơ mới: “cái tôi” cô đơn; tình yêu mộng tưởng; cảnh đẹp của thiên nhiên, sông núi, làng quê; tình yêu quê hương, đất nước Và, bóc tách ra lớp vỏ bên ngoài của thơ ca lãng mạn, Hà Minh Đức nhận định cái “mạch ngầm” ý nghĩa trong Thơ mới: “Thơ mới chứa đựng nhiều nỗi niềm, niềm vui gắn bó với từng cuộc đời đến những nỗi buồn riêng thấm thía cô đơn và đau khổ. Trào lưu thi ca này như một tâm hồn trĩu nặng ưu tư và xao động trong tình cảm buồn vui, xót xa. Những tình cảm này gắn liền với từng cuộc đời thơ, nhưng cũng mang theo hơi thở chung của thời đại. Đó là tiếng nói, tâm tình của các tầng lớp tiểu tư sản thành thị trước một thực


    TÀI LIỆU THAM KHẢO
    I/ Thơ Huy Cận
    [1] Huy Cận (1967) , Lửa thiêng, Hoa Tiên tái bản, Sài Gòn
    [2] Huy Cận (1995), Lửa thiêng, Nxb Hội Nhà văn, HN
    [3] Huy Cận (1996), Thơ Huy Cận, Nxb Đồng Nai
    [4] Huy Cận (2005), Tác phẩm văn học được giải thưởng văn học Hồ Chí Minh, Nxb Văn học, HN
    [5] Xuân Diệu, Nguyễn Xuân Nam sưu tầm, giới thiệu (1986), Tuyển tập Huy Cận, Nxb Văn học, HN
    II/ Thơ Xuân Diệu
    [1] Xuân Diệu (1983), Tuyển tập thơ Xuân Diệu, Nxb Văn học, HN
    [2] Xuân Diệu (1987), Thơ thơ, Gửi hương cho gió, Sở Văn hóa- Thông tin
    Nghĩa Bình xuất bản
    [3] Xuân Diệu (1999), Thơ tình Xuân Diệu, Nxb Đồng Nai
    III/ Thơ các tác giả khác
    [1] Nguyễn Bính (1986), Thơ Nguyễn Bính, Nxb Văn học và Hội Văn học Nghệ thuật Hà Nam Ninh, HN
    [2] Nguyễn Du (1996), Nguyễn Du toàn tập 1, 2, Mai Quốc Liên phiên âm, dịch nghĩa, chú thích, với sự cộng tác của Nguyễn Quảng Tuân, Ngô Linh Ngọc, Lê Thu Yến, Nxb Văn học và Trung tâm Nghiên cứu Quốc học, HN
    [3] Hồ Dzếnh (1997) , Thơ Hồ Dzếnh, Nxb Đồng Nai
    [4] Tế Hanh (2005), Thơ Tế Hanh, Nxb Đồng Nai
    [5] Tố Hữu (1979), Tác phẩm Thơ, Nxb Văn học, HN
    [6] Tố Hữu (2008) Toàn tập, tập 1 – Thơ ca, Nxb Văn học, HN
    [7] Phan Huy Ích (2002), Chinh phụ ngâm diễn âm tân khúc, Nguyễn Văn Xuân sưu tầm, chú giải, Nxb Văn nghệ, TPHCM
    [8] Bích Khê (1996) Thơ Bích Khê, Nxb Đồng Nai
    [9] Nguyễn Khuyến (1979), Thơ văn Nguyễn Khuyến, Nxb Văn học, HN
    [10] Lưu Trọng Lư (2005), Thơ Lưu Trọng Lư, Nxb Đồng Nai
    [11] Thế Lữ (2009), Thơ Thế Lữ, Nxb Đồng Nai
    [12] Cao Bá Quát (1977), Thơ Cao Bá Quát, Nxb Văn học, HN
    [13] Nguyễn Xuân Sanh (1991), Tuyển tập thơ văn, Nxb Văn học, HN
    [14] Hàn Mặc Tử (1987) Tuyển tập thơ Hàn Mặc Tử, Nxb Văn học, HN
    [15] Chế Lan Viên (2008), Thơ Chế Lan Viên, Nxb Đồng Nai
    IV/ Thơ nước ngoài (bản dịch)
    [1] Huỳnh Phan Anh dịch (2006) Rimbaud toàn tập, Nxb Văn hóa Sài Gòn, TPHCM
    [2] Trần Mai Châu dịch (1999), Thơ Pháp thế kỷ XIX, Nxb Trẻ, TPHCM
    [3] Tản Đà dịch (1989), Thơ Đường, Nxb Trẻ và Hội Nghiên cứu Giảng dạy
    Văn học TPHCM
    [4] Đỗ Bằng Đoàn, Bùi Khánh Đản dịch (2006), Đường thi trích dịch, Nxb Văn học và Trung tâm Nghiên cứu Quốc học, HN
    [5] Đỗ Khánh Hoan dịch (1972), Rabindranath Tagore- Lời Dâng, Nxb An Tiêm, Sài Gòn
    V/ Tiếng Việt
    1. Lê Thị Anh (2007), Thơ Mới với Thơ Đường, Nxb Văn học, HN
    2. Antoine Compagnon (2006) Bản mệnh của lí thuyết, văn chương và cảm nghĩ thông thường (Lê Hồng Sâm, Đặng Anh Đào dịch), Đại học Sư phạm Hà Nội xuất bản
    3. Aristote (1999), Nghệ thuật thơ ca (nhiều người dịch), Nxb Văn học, HN
    4. Lại Nguyên Ân, Ngô Văn Phú (2001), Hồ Dzếnh, một hồn thơ đẹp, Nxb Văn hóa- Thông tin, HN
    5. Nguyễn Bao sưu tầm và giới thiệu (1991), Xuân Thu Nhã Tập Nxb Văn học, HN
    6. Phạm Quốc Ca (2008), Thơ như tôi đã hiểu (tham luận Hội nghị khoa học “Những xu hướng mới trong thơ Việt Nam đương đại”), Trường Đại học Khoa học Xã hội và Nhân văn TP.HCM
    7. Nguyễn Phan Cảnh (1987), Ngôn ngữ thơ, Nxb Đại học và Trung học chuyên nghiệp, HN
    8. Huy Cận (2000), Kinh cầu tự- Văn học Việt Nam thế kỷ XX, Nxb Văn học và Trung tâm Nghiên cứu Quốc học, HN
    9. Huy Cận (2001), Sáng tạo văn học, nghệ thuật đậm đà bản sắc dân tộc- Bản sắc dân tộc trong văn hóa văn nghệ, Nxb Văn học và Trung tâm Nghiên cứu Quốc học, HN
    10. Huy Cận (2002) Hồi ký song đôi tập 1, Nxb Hội Nhà văn, HN
    11. Huy Cận (2003) Hồi ký song đôi tập 2, Nxb Hội Nhà văn, HN
    12. Huy Cận (2005), Tác phẩm văn học được giải thưởng Hồ Chí Minh, Nxb Văn học, HN
    13. Trần Mai Châu (1999), Thơ Pháp thế kỷ XIX, Nxb Trẻ, TPHCM
    14. Trần Mai Châu (2008), Thơ, nhận định và thưởng thức, Nxb Văn hóa Sài Gòn, TPHCM
     
Đang tải...