Luận Văn Phong cách lãnh đạo để nâng cao hiệu quả công tác quản lý Nhà nước cấp huyện hiện nay

Thảo luận trong 'Hành Chính' bắt đầu bởi Thúy Viết Bài, 5/12/13.

  1. Thúy Viết Bài

    Thành viên vàng

    Bài viết:
    198,891
    Được thích:
    167
    Điểm thành tích:
    0
    Xu:
    0Xu
    Những thắng lợi to lớn mà nhân dân ta đã giành được sau cách mạng tháng 8 năm 1945 và qua hai cuộc kháng chiến chống kẻ thù xâm lược cũng như những thành tựu trong sự nghiệp xây dựng và bảo vệ tổ quốc Việt Nam XHCN là bằng chứng khẳng định tính tất yếu khách quan về sự lãnh đạo của Đảng Cộng sản Việt Nam.
    Trong thời kỳ đẩy mạnh công nghiệp hóa, hiện đại hóa và hội nhập kinh tế quốc tế hiện nay, đất nước ta tiếp tục đạt những thành tựu to lớn, tốc độ tăng trưởng kinh tế nhiều năm liên tục ở mức khá, nhiều doanh nghiệp nhà nước đã tạo được uy tín và thương hiệu trên thị trường trong nước và nước ngoài. Bên cạnh đó, chúng ta gặp không ít những khó khăn, thách thức.

    Việc củng cố, nâng cao uy tín của đội ngũ cán bộ lãnh đạo, quản lý ở nước ta càng trở nên cấp thiết. Điều quan trọng nhất đối với nhà quản lý là phải biết vận dụng một cách linh hoạt phong cách lãnh đạo của mình. Giống như một đoàn tàu ra khơi, bao giờ chúng ta cũng kỳ vọng ở thuyền trưởng - người chèo lái con tàu đất nước. Do đó, bản thân tôi mong những người cộng sản lãnh đạo đất nước trong tương lai phải hiểu rõ truyền thống lịch sử, văn hoá và nhìn vào bốn ngàn năm lịch sử để nhìn rõ con đường đi lên của đất nước.

    Những yêu cầu trên đã đặt ra cho chúng ta cần phải nghiên cứu về tâm lý của người lãnh đạo và các tổ chức. Bởi vì, mỗi con người, mỗi tổ chức xã hội là một thế giới tâm lý rất phức tạp và phong phú. Thế giới tâm lý này là động lực nội tâm chi phối từ nhận thức đến hành vi của các chủ thể.

    Kỹ năng lãnh đạo là sự rất cần thiết, nhưng chưa đủ để nhà lãnh đạo nắm chắc thành công. Cái không thể thiếu ở một người lãnh đạo là biết mình lãnh đạo ai, trong môi trường kinh tế, xã hội, văn hoá nào, với những truyền thống, phong tục, tập quán ra sao và quan trọng hơn hết cần đưa ra tầm nhìn như thế nào để đem lại lợi ích lớn nhất cho người sẽ chịu ảnh hưởng từ tầm nhìn ấy.
    Xuất phát từ nhận thức trên, người lãnh đạo tương lai phải có trách nhiệm với dân tộc, với lịch sử, với trọng trách mà họ đang gánh vác nên em đã quyết định chọn đề tài: “Một số giải pháp về tâm lý và phong cách lãnh đạo để nâng cao hiệu quả công tác quản lý hiện nay”. Cấu trúc đề tài gồm 3 phần:
    Phần I: Cơ sở lý luận về tâm lý và phong cách người lãnh đạo
    Phần II: Thực trạng công tác lãnh đạo tại cơ quan
    Phần III: Một số giải pháp về tâm lý – phong cách lãnh đạo để nâng cao hiệu quả công tác quản lý hiện nay

    MỤC LỤC


    LỜI MỞ ĐẦU
    Phần I: Cơ sở lý luận về tâm lý và phong cách người lãnh đạo . Trang 1
    1. Khái niệm về lãnh đạo và các yếu tố cấu thành của lãnh đạo .
    1.1. Khái niệm về lãnh dạo
    1.2. Các yếu tố cấu thành của lãnh đạo .
    2. Đặc điểm tâm lý và những điều cần tránh của người lãnh đạo
    2.1. Đặc tính tâm lý của người lãnh đạo
    2.2. Kỹ năng lãnh đạo .
    2.3. Những điều cần trành trong người lãnh đạo .
    3. Một số vấn đề tâm lý liên quan đến lãnh đạo .
    3.1. Tâm lý học quản lý
    3.2. Các yếu tố ảnh hưởng đến tâm lý công chức .
    3.3. Cần khắc phục những hiện tượng tâm lý tiêu cực trong quản lý
    4. Phong cách lãnh đạo .
    4.1. Phong cách lãnh đạo cơ bản
    4.1.1. Sự lãnh đạo chuyên quyền .
    4.1.2. Sự lãnh đạo dân chủ
    4.1.3. Sự lãnh đạo tự do .
    4.2. Phong cách cách mạng và khoa học .
    4.3. Những yếu tố hình thành và con đường rèn luyện, xây dựng phong cách làm việc của người cán bộ lãnh đạo .
    4.3.1. Những yếu tố hình thành phong cách làm việc khoa học
    4.3.2. Con đường rèn luyện phong cách làm việc của người lãnh đạo
    Phần II: Thực trạng công tác lãnh đạo tại cơ quan
    1. Đặc điểm tình hình kinh tế, xã hội của huyện Hoà Vang .
    2. Tư tưởng Hồ Chí Minh trong công tác xây dựng lãnh đạo
    3. Thực trạng công tác lãnh đạo tại cơ quan .
    Phần III: Một số giải pháp về tâm lý và phong cách lãnh đạo để nâng cao hiệu quả công tác quản lý .
    1. Nhân tố tạo khả năng được ưa thích đưa ra nhiều thông tin trọng yếu, lời khuyên.
    2. Người lãnh đạo đất nước thời kỳ đổi mới phải có các điều kiện tiên quyết
    .
    3. Đào tạo, bồi dưỡng đội ngũ cán bộ lãnh đạo
    4. Một số giải pháp khác .
    KẾT LUẬN:

    PHẦN I
    : CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ TÂM LÝ VÀ PHONG CÁCH NGƯỜI LÃNH ĐẠO

    Lãnh đạo là một chức năng quan trọng của quản lý, khả năng lãnh đạo là tiêu chí đánh giá trình độ quản lý, hiệu quả lãnh đạo là chìa khoá để trở thành nhà lãnh đạo giỏi.
    1. Khái niệm về lãnh đạo và các yếu tố cấu thành của lãnh đạo
    1.1. Khái niệm về lãnh dạo
    Lãnh đạo là sự tác động như một nghệ thuật hay một quá trình đến con người sao cho họ tự nguyện và nhiệt tình phấn đấu để đạt được mục tiêu của tổ chức, mọi người cần được động viên để tự nguyện làm việc với sự sốt sắng, tin tưởng, tận tuỵ tối đa khả năng của mình.
    1.2. Các yếu tố cấu thành của lãnh đạo
    - Khả năng nhận thức được con người, những động lực thúc đẩy khác nhau ở những thời gian khác nhau và trong những hoàn cảnh khác nhau.
    - Khả năng khích lệ: Hãy hiểu rõ những biện pháp khích lệ mà mọi người coi trọng bằng cách áp dụng kỹ năng xây dựng quan hệ và xác định kỳ vọng. Hãy nghiên cứu những biện pháp khích lệ cụ thể mà mọi người muốn có và những gì mà môi trường đã mang lại cho họ. Hãy sử dụng các biện pháp khuyến khích “cứng” và “mềm” để khích lệ mọi người. Các khuyến khích cứng bao gồm: tiền lương, phúc lợi, thăng chức, an ninh nghề nghiệp và điều kiện làm việc. Đây là những công cụ thúc đẩy mạnh. Hãy chắc chắn là mọi người nhận được đầy đủ những ưu đãi này.
    - Khả năng hành động: Để tạo ra một bầu không khí hữu ích cho sự ảnh hưởng các quyết định của nhóm hay tập thể.
    * Muốn chi phối được môi trường, người lãnh đạo cần phải lưu ý 4 yếu tố:
    - Có tầm nhìn:Phần tinh quý thực sự của nhà lãnh đạo là có tầm nhìn”, Rev. TheodoreM. Hesburgh, Hiệu trưởng Trường Đại học Notre Dame, Pháp cho biết: Nhà lãnh đạo phải chỉ ra hướng đi cho những người dưới quyền. Các nhà lãnh đạo thường là những người có tầm nhìn xa, những người có khả năng dự báo trước xu thế lớn, họ là những nhà chiến lược. Người lãnh đạo phải xác định được tương lai, nhiệm vụ và mục tiêu cụ thể của một tổ chức.
    - Kỹ năng giao tiếp: Người lãnh đạo phải thành thạo giao tiếp bằng cả văn nói và cả văn viết, phải biết cách gây ấn tượng bằng giọng nói, ngôn ngữ cơ thể, đôi mắt và cách diễn đạt dễ hiểu, thuyết phục. Nhà lãnh đạo tài năng thường sử dụng ngôn ngữ làm lay chuyển mọi người. Họ nói năng rất rõ ràng, chính xác, họ có cách sử dụng từ vựng vô cùng hoàn hảo, phù hợp với từng đối tượng.
    Người lãnh đạo giỏi phải biết bày tỏ cảm xúc của mình và tìm hiểu cảm xúc của người khác. Hãy nói với các nhân viên rằng họ đang cảm thấy thế nào về công việc và cường độ làm việc, công việc của họ tiến triển ra sao, có điều gì đang cản trở thành công. Sau đó, hãy tỏ ra chân thành và nói cho họ biết bạn đánh giá như thế nào về họ, phong cách và hiệu quae làm việc của họ. Khi những giá trị chính là gì và điều này tạo ra một bầu không khí làm việc cởi mở có hiệu quả cao.
    - Sự tin cậy: Một nghiên cứu của Hay đã khảo sát trên 75 yếu tố tạo nên sự hài lòng của nhân viên. Kết quả là:
    + Niềm tin và sự tin cậy, đây được coi là công cụ đo lường xác thực nhất của nhân viên trong một tổ chức.
    + Truyền thống hiệu quả là lãnh đạo trong ba lĩnh vực dưới đây chính là yếu tố then chốt để đạt được niềm tin và sự tin cậy trong tổ chức:
    · Giúp nhân viên hiểu rõ việc làm của tổ chức.
    · Giúp nhân viên hiểu được rằng: Họ cần đóng góp những gì để đạt được các mục tiêu chung của tổ chức.
    · Chia sẻ thông tin với các nhân viên về 2 vấn đề: Tổ chức đang hoạt động thế nào và mỗi thành biên làm việc như thế nào trong mối tương quan với các mục tiêu chiến lược của tổ chức.
    * Nhà lãnh đạo sẽ được người khác tôn trọng khi chứng minh được khả năng, kiến thức chuyên môn của mình bằng một thứ ngôn ngữ thích hợp, được thể hiện một cách chuẩn xác và đúng thời điểm. Khi nhà lãnh đạo trả lời các thắc mắc, quan tâm nhân viên một cách chính xác, thể hiện tài năng của mình một cách khiêm tốn và làm cho các nhân viên cảm thấy tin tưởng khi làm theo những đường lối do mình vạch ra, anh ta sẽ có một ảnh hưởng lớn đối với họ.
    - Tự biết mình: Thành công trong nền kinh tế tri thức chỉ đến với những người biết rõ bản thân, những mặt mạnh, những giá trị và cách tốt nhất mà con người có thể làm. Các cơ quan trong thời đại ngày nay không quản lý công việc nhân viên, những công nhân tri thức phải biết trở thành nhà quản lý của chính mình một cách hiệu quả. Điều đó phụ thuộc vào bạn có tìm cho mình một vị trí, có biết khi nào thì nên thay đổi công việc, làm việc tận tâm và năng suất trong cuộc đời làm việc. Để làm tốt những việc trên, bạn cần có năng suất trong suốt cuộc đời làm việc, bạn cần có sự hiểu biết sâu sắc về bản thân, không chỉ sở trường và sở đoản mà cả cách học tập, cách làm việc với những người khác, những giá trị của bạn và nơi mà bạn có thể đóng góp nhiều nhất. Khi bạn có thể vận dụng những khả năng của mình, bạn mới có thể đạt được thành công xuất sắc thật sự.

    2. Đặc điểm tâm lý và những điều cần tránh của người lãnh đạo
     

    Các file đính kèm:

Đang tải...