Tiểu Luận Phong cách lãnh đạo của người cán bộ quản lý kinh tế ở Việt Nam hiện nay (Cao học kinh tế, 9 điểm)

Thảo luận trong 'Hành Chính' bắt đầu bởi Thúy Viết Bài, 5/12/13.

  1. Thúy Viết Bài

    Thành viên vàng

    Bài viết:
    198,891
    Được thích:
    167
    Điểm thành tích:
    0
    Xu:
    0Xu
    PHẦN MỞ ĐẦU

    1. Lý do chọn đề tài
    Nhận thức được tầm quan trọng của nguồn lực cán bộ trong quá trình xây dựng và phát triển đất nước, tại Nghị quyết Hội nghị TW III (khóa VIII) Đảng ta đã khẳng định "Cán bộ là nhân tố quyết định sự thành bại của cách mạng, gắn liền với vận mệnh của Đảng, của đất nước, của chế độ”.

    Trong xu thế toàn cầu hóa và hội nhập kinh tế quốc tế hiện vay, có hai yêu cầu cơ bản đặt ra cho đất nước ta là hội nhập kinh tế một cách hiệu quả nhất nhưng không để chệch hướng xã hội chủ nghĩa. Điều đó có nghĩa vai trò lãnh đạo của người cán bộ quản lý Nhà nước về kinh tế cũng phải chuyển đổi theo mô hình quản lý mới. Để thực hiện nhiệm vụ đầu tàu trong bối cảnh kinh tế thế giới và trong nước đang có nhiều thay đổi, mỗi người cán bộ quản lý nhà nước về kinh tế phải ý thức được vai trò, vị trí, chức năng của mình đối với ngành quản lý, đặc biệt phải chú trọng đến đổi mới phong cách lãnh đạo để phù hợp với yêu cầu mới.

    Việc nghiên cứu về phong cách lãnh đạo của người cán bộ quản lý kinh tế có ý nghĩa thực tiễn to lớn, nó giúp cho người lãnh đạo các cấp, các ngành hiện nay có cơ sở để học tập, rèn luyện, hình thành phong cách lãnh đạo dân chủ, khoa học và có hiệu quả, đưa nền kinh tế đất nước phát triển vững mạnh, theo đúng định hướng đặt ra. Với những ý nghĩa như trên, tác giả chọn đề tài: "Phong cách lãnh đạo của người cán bộ quản lý kinh tế hiện nay để làm đề tài nghiên cứu của bản thân.

    2. Mục đích nghiên cứu

    Tìm hiểu một số nội dung về phong cách lãnh đạo, những ưu điểm, nhược điểm của các phong cách lãnh đạo chủ yếu, để từ đó xây dựng nên phong cách lãnh đạo hiệu quả của người cán bộ quản lý kinh tế trong giai đoạn hiện nay.

    3. Khách thể và đối tượng nghiên cứu

    3.1.Khách thể nghiên cứu: Những tài liệu, bài viết về phong cách lãnh đạo.
    3.2. Đối tượng nghiên cứu: Những nội dung liên quan đến phong cách lãnh đạo của người cán bộ quản lý kinh tế (CBQLKT).

    4. Giả thuyết khoa học

    Trên cơ sở có hiểu biết một cách đầy đủ về các phong cách lãnh đạo chủ yếu, sự kết hợp hài hòa giữa các phong cách lãnh đạo đó sẽ giúp cho công việc hiệu đạt hiệu quả cao nhất.

    5. Phương pháp nghiên cứu

    5.1 Phương pháp nghiên cứu lý luận
    Nghiên cứu các chỉ thị, nghị quyết của Đảng, của Nhà nước, của Ngành và các tài liệu có liên quan đến vấn đề nghiên cứu.
    5.2 Phương pháp nghiên cứu thực tiễn
    Phương pháp quan sát, tổng kết kinh nghiệm, phương pháp chuyên gia

    6. Cấu trúc của đề tài

    Ngoài phần Mở đầu và Kết luận, Nội dung đề tài được trình bày trong 3 chương:

    * Chương 1. Cơ sở lý luận về phong cách lãnh đạo

    * Chương 2. Những phong cách lãnh đạo chủ yếu.

    * Chương 3. Xây dựng phong cách lãnh đạo của người cán bộ quản lý kinh tế ở Việt Nam trong giai đoạn hiện nay.
     

    Các file đính kèm:

Đang tải...