Luận Văn Phối hợp phương pháp dạy học truyền thống với dạy học giải quyết vấn đề có sự hỗ trợ của máy vi tính

Thảo luận trong 'Vật Lý' bắt đầu bởi Thúy Viết Bài, 5/12/13.

  1. Thúy Viết Bài

    Thành viên vàng

    Bài viết:
    198,891
    Được thích:
    167
    Điểm thành tích:
    0
    Xu:
    0Xu
    MỤC LỤC

    Trang phụ bìa i
    Lời cam đoan . ii
    Lời cảm ơn iii
    MỤC LỤC 1
    DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT 4
    DANH MỤC CÁC HÌNH VẼ, BẢNG BIỂU VÀ ĐỒ THỊ. 5
    MỞ ĐẦU 6
    1. Lí do chọn đề tài 6
    2. Lịch sử vấn đề nghiên cứu. 8
    3. Mục tiêu đề tài 10
    4. Giả thuyết khoa học. 11
    5. Nhiệm vụ nghiên cứu. 11
    6. Đối tượng nghiên cứu. 11
    7. Phạm vi đề tài 11
    8. Phương pháp nghiên cứu. 11
    9. Những đóng góp của đề tài 12
    10. Cấu trúc của luận văn. 13
    CHƯƠNG 1. CƠ SỞ LÍ LUẬN CỦA VIỆC SỬ DỤNG PHỐI HỢP PHƯƠNG PHÁP DẠY HỌC TRUYỀN THỐNG VỚI DẠY HỌC GIẢI QUYẾT VẤN ĐỀ CÓ SỰ HỖ TRỢ CỦA MÁY VI TÍNH 14
    1.1. Phương pháp dạy học. 14
    1.1.1. Khái niệm phương pháp. 14
    1.1.2. Khái niệm phương pháp dạy học. 14
    1.1.3. Phân loại phương pháp dạy học. 15
    1.2. Các PPDH truyền thống sử dụng trong DH Vật lí ở trường phổ thông. 16
    1.2.1. Đặc điểm của phương pháp dạy học truyền thống. 17
    1.2.2. Một số PPDH truyền thống phối hợp với dạy học GQVĐ trong dạy học Vật lí 17
    1.3. Phương pháp dạy học giải quyết vấn đề. 21
    1.3.1. Những vấn đề cơ bản của dạy học giải quyết vấn đề. 21
    1.3.2. Cấu trúc cơ bản của tình huống có vấn đề. 22
    1.3.3. Vấn đề và tình huống có vấn đề. 26
    1.4. Dạy học với sự hỗ trợ của máy vi tính. 27
    1.4.1. Vai trò của máy vi tính trong dạy học Vật lí 27
    1.4.2. Khả năng hỗ trợ của máy vi tính trong các giai đoạn của DH GQVĐ 28
    1.5. Các biện pháp phối hợp PPDH truyền thống với DH GQVĐ có sự hỗ trợ của MVT 30
    1.5.1. Biện pháp phối hợp PPDH truyền thống trong giai đoạn đề xuất tình huống có vấn đề của DH GQVĐ 30
    1.5.2. Biện pháp phối hợp PPDH truyền thống trong giai đoạn GQVĐ của DH GQVĐ 32
    1.5.3. Biện pháp phối hợp PPDH truyền thống trong giai đoạn củng cố và vận dụng tri thức mới của DH GQVĐ 33
    1.5.4. Khả năng hỗ trợ của MVT trong việc phối hợp PPDH truyền thống với DH GQVĐ 33
    1.6. Thực trạng vấn đề sử dụng phối hợp PPDH truyền thống với DH GQVĐ có sự hỗ trợ của MVT 35
    1.7. Kết luận chương 1. 38
    CHƯƠNG 2. THIẾT KẾ TIẾN TRÌNH DẠY HỌC THEO HƯỚNG SỬ DỤNG PHỐI HỢP PHƯƠNG PHÁP DẠY HỌC TRUYỀN THỐNG VỚI DẠY HỌC GIẢI QUYẾT VẤN ĐỀ CÓ SỰ HỖ TRỢ CỦA MÁY VI TÍNH 39
    2.1. Chương trình nội dung dạy học phần Quang hình học lớp 11 nâng cao THPT 39
    2.2. Mức độ yêu cầu các kỹ năng cần rèn luyện. 40
    2.2.1. Mục tiêu kiến thức. 40
    2.2.2. Mục tiêu kỹ năng. 41
    2.2.3. Mục tiêu thái độ. 42
    2.3. Quy trình thiết kế tiến trình bài dạy học sử dụng phối hợp PPDH truyền thống với DH GQVĐ có sự hỗ trợ của MVT vào dạy học phần Quang hình học Vật lí 11 nâng cao THPT 42
    2.3.1. Sưu tầm kho tư liệu cho phần Quang hình học. 42
    2.3.3. Quy trình thiết kế tiến trình dạy học. 51
    2.3.2. Thiết kế bài dạy học theo hướng phối hợp PPDH truyền thống với DH GQVĐ có sự hỗ trợ của MVT 52
    2.4. Kết luận chương 2. 70
    CHƯƠNG 3. THỰC NGHIỆM SƯ PHẠM . 71
    3.1. Mục đích và nhiệm vụ của thực nghiệm sư phạm 71
    3.1.1. Mục đích. 71
    3.1.2. Nhiệm vụ. 71
    3.2. Đối tượng và nội dung của thực nghiệm sư phạm 72
    3.2.1. Đối tượng của thực nghiệm sư phạm 72
    3.2.2. Nội dung thực nghiệm sư phạm 72
    3.3. Phương pháp thực nghiệm sư phạm 72
    3.3.1. Chọn mẫu. 72
    3.3.2. Quan sát giờ học. 73
    3.3.3. Các bài kiểm tra. 73
    3.3.4. Thăm dò ý kiến HS. 73
    3.4. Đánh giá kết quả thực nghiệm sư phạm 74
    3.4.1. Đánh giá tiến trình dạy học. 74
    3.4.2. Đánh giá kết quả thực nghiệm 74
    3.5. Kết luận chương 3. 81
    KẾT LUẬN 82
    TÀI LIỆU THAM KHẢO 84



    DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT

    [TABLE="align: center"]
    [TR]
    [TD]Viết tắt
    [/TD]
    [TD]Viết đầy đủ
    [/TD]
    [/TR]
    [TR]
    [TD]DH
    [/TD]
    [TD]Dạy học
    [/TD]
    [/TR]
    [TR]
    [TD]ĐC
    [/TD]
    [TD]Đối chứng
    [/TD]
    [/TR]
    [TR]
    [TD]GQVĐ
    [/TD]
    [TD]Giải quyết vấn đề
    [/TD]
    [/TR]
    [TR]
    [TD]GV
    [/TD]
    [TD]Giáo viên
    [/TD]
    [/TR]
    [TR]
    [TD]HS
    [/TD]
    [TD]Học sinh
    [/TD]
    [/TR]
    [TR]
    [TD]MVT
    [/TD]
    [TD]Máy vi tính
    [/TD]
    [/TR]
    [TR]
    [TD]PP
    [/TD]
    [TD]Phương pháp
    [/TD]
    [/TR]
    [TR]
    [TD]PPDH
    [/TD]
    [TD]Phương pháp dạy học
    [/TD]
    [/TR]
    [TR]
    [TD]SGK
    [/TD]
    [TD]Sách giáo khoa
    [/TD]
    [/TR]
    [TR]
    [TD]TN
    [/TD]
    [TD]Thực nghiệm
    [/TD]
    [/TR]
    [/TABLE]



    DANH MỤC CÁC HÌNH VẼ, BẢNG BIỂU VÀ ĐỒ THỊ

    Bảng 2.1. Bảng thống kê các tư liệu đã sưu tầm và thiết kế. 51
    Bảng 3.1. Bảng thống kê các điểm số (X[SUB]i[/SUB]) của bài kiểm tra. 75
    Bảng 3.2. Bảng phân phối tần suất 76
    Bảng 3.3. Bảng phân phối tần suất lũy tích. 76
    Bảng 3.4. Bảng phân loại theo học lực của hai nhóm 77
    Bảng 3.5. Bảng tổng hợp các tham số của hai nhóm 79


    Biểu đồ 3.1: Thống kê các điểm số (X[SUB]i[/SUB]) của bài kiểm tra. 75
    Biểu đồ 3.2: Phân phối tần suất lũy tích của hai nhóm 77
    Biểu đồ 3.3: Phân loại theo học lực của hai nhóm 77

    Đồ thị 3.1: Phân phối tần suất 76
    Đồ thị 3.2: Phân phối tần suất lũy tích của hai nhóm 77

    Sơ đồ 1.1: Sơ đồ các pha của tiến trình dạy học phỏng theo tiến trình xây dựng, bảo vệ tri thức mới trong nghiên cứu khoa học. 24
    Sơ đồ 2.1. Tóm tắt kiến thức phần Quang hình học. 39
    Sơ đồ 2.2: Quy trình lựa chọn tư liệu. 43






    MỞ ĐẦU
    1. Lí do chọn đề tài
    Thế kỉ XXI, khoa học công nghệ trở thành động lực thúc đẩy sự phát triển kinh tế- xã hội. Cả thế giới đang hướng tới nền kinh tế tri thức, lấy tri thức làm động lực phát triển kinh tế. Bối cảnh lịch sử đặt ra những yêu cầu mới về nhân tố con người và đặt ra những thách thức mới cho ngành giáo dục. Vai trò và nhiệm vụ giáo dục quan trọng trong việc xây dựng những con người Việt Nam mới, đáp ứng yêu cầu phát triển kinh tế- xã hội. Muốn đạt được yêu cầu này đòi hỏi giáo dục phải đi đúng hướng, phù hợp với xu thế phát triển chung của thế giới. Nghị quyết TW 2 khóa 8 ghi rõ “Đổi mới phương pháp giáo dục – đào tạo, khắc phục lối truyền thụ một chiều, rèn luyện thành nếp tư duy sáng tạo của người học, từng bước áp dụng các phương pháp tiên tiến và phương pháp hiện đại vào quá trình dạy học, đảm bảo điều kiện và thời gian tự học, tự nghiên cứu cho học sinh ”[4].
    Thực hiện theo những định hướng đổi mới đã được xác định trong các nghị quyết Trung ương được thể chế hoá trong Luật giáo dục và được cụ thể hoá trong trong các chỉ thị của Bộ Giáo dục và Đào tạo. Luật Giáo dục, điều 28.2 đã ghi “Phương pháp giáo dục phổ thông phải phát huy tính tích cực, tự giác, chủ động, sáng tạo của học sinh; phù hợp với đặc điểm của từng lớp học, môn học; bồi dưỡng phương pháp tự học, khả năng làm việc theo nhóm, rèn luyện kĩ năng vận dụng kiến thức vào thực tiễn, tác động đến tình cảm, đem lại niềm vui, hứng thú học tập cho học sinh”[27]. Một trong những giải pháp hữu hiệu nhằm thực hiện những mục tiêu trên là đổi mới phương pháp dạy học (PPDH) theo hướng nhằm phát huy tính tích cực, tự lực của học sinh. Đây là một trong những nhiệm vụ quan trọng của giáo dục phổ thông hiện nay.
    PPDH truyền thống là những cách thức DH quen thuộc được truyền từ lâu đời và được bảo tồn, duy trì qua nhiều thế hệ. Về cơ bản, PPDH này lấy hoạt động của người thầy làm trung tâm, là quá trình chuyển tải thông tin từ đầu thầy sang đầu trò. Song do quá đề cao người dạy nên nhược điểm của PPDH truyền thống là học sinh thụ động tiếp thu kiến thức, giờ dạy dễ đơn điệu, buồn tẻ, kiến thức thiên về lý luận, ít chú ý đến kỹ năng thực hành của người học dẫn đến học sinh (HS) thiếu kỹ năng thực hành trong thực tế.
    Trong những năm gần đây, việc nghiên cứu và vận dụng các PP: dạy học nêu vấn đề, dạy học theo lý thuyết kiến tạo, dạy học theo nhóm vào quá trình dạy học (DH) theo định hướng đổi mới PP ngày càng mạnh mẽ. Các PP này cho thấy rõ hiệu quả trong DH. Cách thức DH này theo lối phát huy tính tích cực, chủ động của HS, giáo viên (GV) đóng vai trò hướng dẫn, định hướng cho HS tìm tòi kiến thức mới.
    Mỗi PP truyền thống hay hiện đại cũng đều có những ưu điểm và nhược điểm riêng, không có PP nào là hoàn hảo. Việc nghiên cứu kỹ từng bài dạy, từng đặc điểm bộ môn và đối tượng người học để có sự phối kết hợp đa dạng các PPDH là việc cần làm ngay của mỗi GV nhằm nâng cao chất lượng giáo dục đào tạo, đáp ứng yêu cầu của sự nghiệp công nghiệp hoá, hiện đại hoá đất nước trong giai đoạn hiện nay. Đổi mới PPDH cần có sự kế thừa, phát triển những mặt tích cực của PPDH truyền thống, đồng thời cần vận dụng một số PPDH mới, phù hợp với hoàn cảnh, điều kiện thực tế DH.
    Ngày nay, máy vi tính (MVT) có mặt trong hầu hết mọi lĩnh vực của khoa học xã hội. Trong giai đoạn đổi mới PPDH, MVT là một phương tiện đa năng có thể sử dụng ở hầu hết các khâu của quá trình dạy học. Qua quá trình thực tế cho thấy, DH với sự hỗ trợ của MVT đã tạo ra một hướng đi mới trong quá trình đổi mới PPDH. DH với sự hỗ trợ của MVT đã tạo được động cơ, hứng thú học tập của HS. GV có thể làm cho bài giảng của họ sinh động hơn, làm cho HS hoạt động tích cực hơn, rèn luyện khả năng tự học, tự nghiên cứu để chiếm lĩnh tri thức. Tuy nhiên, việc sử dụng MVT vào trong DH hiện nay còn hạn chế do cơ sở vật chất của nhà trường còn thiếu thốn, trình độ sử dụng của GV chưa cao. Chính vì vậy, trong những năm gần đây, ngành giáo dục đào tạo đã đưa việc ứng dụng MVT vào trong DH là một trong những nhiệm vụ trọng tâm của ngành.
    Quang hình học là một phần của Vật lí học, trong quá trình giảng dạy GV gặp khá nhiều khó khăn do cơ sở vật chất, trang thiết bị thí nghiệm chưa đáp ứng được. Một vài thí nghiệm đòi hỏi phải tiến hành trong phòng tối mới quan sát được hay một vài thí nghiệm chỉ được mô tả bằng lời chứ không có dụng cụ để tiến hành thí nghiệm Chẳng hạn, khi dạy kiến thức về hiện tượng phản xạ toàn phần phải điều chỉnh tia tới sao cho i<igh nhưng do cường độ của đèn trong dụng cụ thí nghiệm sáng yếu, thiết bị thí nghiệm nhỏ nên nhiều HS không quan sát được. Hay khi dạy cấu tạo của mắt thì không có mô hình vật thật, khi dạy về kính hiển vi, kính thiên văn nhưng cơ sở vật chất chưa đáp ứng kịp nên GV chỉ có thể trình bày bằng lời, sử dụng các PPDH thuyết trình hoặc vấn đáp ở mức độ thấp nhất. GV độc thoại một mình trên bảng còn HS chỉ biết thụ động nghe, ghi chép theo lời giảng giải, giải thích của GV nên sức thuyết phục của bài giảng và hiệu quả dạy học không cao. Để khắc phục những hạn chế đó, việc vận dụng DH GQVĐ vào dạy học phần Quang hình học là cần thiết, PPDH này làm cho HS chủ động trong quá trình tiếp thu kiến thức mới. Tuy nhiên, nếu sử dụng phối hợp PPDH truyền thống mà GV đã quen thuộc với dạy học GQVĐ đồng thời có sự hỗ trợ của MVT vào dạy học phần Quang hình học thì HS sẽ hứng thú, chủ động trong quá trình tiếp thu kiến thức mới, các thí nghiệm được gắn liền với thực tế và lời giảng của GV được sinh động hơn.
    Từ những vấn đề vừa trình bày trên, với mong muốn góp sức vào công cuộc đổi mới PPDH, nâng cao chất lượng dạy và học tôi chọn đề tài: “Phối hợp phương pháp dạy học truyền thống với dạy học giải quyết vấn đề có sự hỗ trợ của máy vi tính vào dạy học phần Quang hình học Vật lí lớp 11 nâng cao”.
    2. Lịch sử vấn đề nghiên cứu
    Dạy học theo phương pháp GQVĐ được rất nhiều các nhà nghiên cứu trên thế giới quan tâm như ở Ba Lan giáo sư V.Ô kôn, Cupixevít và những người khác nghiên cứu. Ở Liên Xô có các tác giả M.N.Xcat kin, Machin Skin A.M, M.I.Makhơnutô, R.I.Malephaep PPDH này đã được thực nghiệm ở nhiều nước một cách có hệ thống và thu được kết quả tốt, khẳng định sự đúng đắn của PP.
    Ở nước ta gần đây cũng có một số công trình của các tác giả như Hồ Thành Phong “Tổ chức dạy học nêu vấn đề phần điện học thuộc chương trình Vật lí 11 phổ thông trung học”, luận văn thạc sĩ, Huế (1999)[24]. Đề tài tập trung vào nêu cơ sở lý luận của dạy học nêu vấn đề và vận dụng vào DH mà chưa chú ý đến việc phối hợp với các phương pháp khác nhằm nâng cao hiệu quả dạy và học.
    Tác giả Nguyễn Thế Phương “Nghiên cứu tổ chức tình huống dạy học nhằm tích cực hóa hoạt động học tập của học sinh khi dạy chương mở đầu và chương chuyển động cơ học lớp 7”, luận văn thạc sĩ, Huế (2001)[26]. Đề tài tập trung vào việc đề xuất các tình huống DH mà chưa đi sâu vào nghiên cứu giai đoạn GQVĐ.
    Đề tài “Vận dụng phối hợp phương pháp thông báo - tái hiện với phương pháp nêu vấn đề - giải quyết từng phần trong dạy học Cơ học lớp 10 THPT”, luận văn thạc sĩ của Lê Thị Đăng Phương, Huế (2007)[25]. Tác giả trình bày cơ sở lý luận về phương pháp thông báo-tái hiện và PP nêu vấn đề – giải quyết từng phần. Đề xuất được quy trình soạn thảo bài dạy học theo hướng phối hợp PP thông báo - tái hiện với PP nêu vấn đề - giải quyết từng phần nhưng chưa đi sâu vào nghiên cứu biện pháp phối hợp cũng như sử dụng MVT để tăng hiệu quả của PP.
    Bài báo “Vận dụng kiểu dạy học phát hiện và giải quyết vấn đề trong dạy học một số kiến thức về dòng điện Fu-cô (Vật lí 11)” của tác giả Đặng Minh Chương, trường Đại học sư phạm kĩ thuật Vinh – Nghệ An trong Tạp chí giáo dục số 181 (kì 1-1/2008)[3]. Bài báo đã nêu ra cách thiết kế cụ thể một số kiến thức và tiến trình DH những kiến thức này.
    Bài báo “Khái niệm tình huống dạy học trong dạy học giải quyết vấn đề” của tác giả PGS.TS Đặng Thành Hưng, Viện khoa học giáo dục Việt Nam in trên Tạp chí giáo dục số 202 (kì 2-11/2008)[17]. Tác giả nêu khái quát về vấn đề khoa học và vấn đề học tập, tình huống DH và tình huống có vấn đề trong DH. Đưa ra mô hình chung GQVĐ hiện nay và đặc điểm sư phạm về DH GQVĐ.
    Đối với việc ứng dụng MVT vào trong DH, có rất nhiều tác giả đã nghiên cứu như Phạm Xuân Quế, Lê Công Triêm, Nguyễn Quang Lạc, Phan Gia Anh Vũ, Mai Văn Trinh, Trần Huy Hoàng những đề tài và công trình nghiên cứu của các tác giả đã làm sáng tỏ phần lớn cơ sở lí luận của việc ứng dụng MVT vào trong DH Vật lí. Các tác giả Phạm Xuân Quế, Phan Gia Anh Vũ tập trung vào mảng xây dựng các phần mềm DH, các thí nghiệm mô phỏng, thí nghiệm ảo. Tác giả Lê Công Triêm, Nguyễn Quang Lạc đã làm sáng tỏ lí luận của ứng dụng CNTT trong DH vật lí. Đề tài “Nâng cao hiệu quả dạy học Vật lí trong nhà trường phổ thông trung học thông qua việc sử dụng máy vi tính và các phương tiện dạy học hiện đại”của tác giả Mai Văn Trinh đã sử dụng một số ngôn ngữ lập trình để xây dựng một số phần mềm DH Vật lí nhằm mục đích mô phỏng, minh họa các hiện tượng, quá trình Vật lí để hỗ trợ GV giảng dạy phần Quang hình và Động học. [34] Với đề tài: “Nghiên cứu sử dụng thí nghiệm với sự hỗ trợ của MVT trong dạy học một số kiến thức cơ học và nhiệt học trung học phổ thông” [12], tác giả Trần Huy Hoàng đã tập trung nghiên cứu cơ sở lí luận của việc sử dụng MVT để hỗ trợ cho các thí nghiệm Vật lí .
    Như vậy, có rất nhiều tác giả, nhiều đề tài nghiên cứu về PPDH GQVĐ, DH với sự hỗ trợ của MVT. Ngoài ra, với phần Quang hình học gần đây có nhiều tác giả quan tâm. Đặng Thanh Ái với đề tài “Tổ chức dạy học theo chủ đề chương Mắt – Các dụng cụ quang vật lí 11 nâng cao với sự hỗ trợ của công nghệ thông tin”, luận văn thạc sĩ, Huế (2009)[1]. Trong đề tài này, tác giả tập trung vào hệ thống hóa cơ sở lí luận, thiết kế và xây dựng tiến trình dạy học theo chủ đề trong chương Mắt – Các dụng cụ quang. Nguyễn Thanh Bình với đề tài “Trực quan hóa thí nghiệm với sự hỗ trợ của MVT trong dạy học phần Quang hình học Vật lí 11 nâng cao THPT”, luận văn thạc sĩ, Huế (2008)[2]. Tác giả tập trung xây dựng được cơ sở lí luận, thư viện hình ảnh, video clip, thí nghiệm và tiến trình DH với sự hỗ trợ của MVT nhằm trực quan hóa thí nghiệm phần Quang hình học. Tác giả Nguyễn Thị Vân Sa với đề tài “Khai thác, xây dựng và sử dụng bài tập định tính theo hướng trực quan trong dạy học phần quang học vật lý nâng cao trung học phổ thông”, luận văn thạc sĩ, Huế (2008)[28]. Đề tài nghiên cứu đề xuất bài tập định tính, cách sử dụng bài tập định tính theo hướng trực quan phần Quang hình học.
    Như vậy, cho đến nay chưa có tác giả nào nghiên cứu việc phối hợp PPDH truyền thống với DH GQVĐ có sự hỗ trợ của MVT. Đây là vấn đề nghiên cứu cần thiết, phù hợp với định hướng đổi mới PPDH Vật lí trong giai đoạn hiện nay.
    3. Mục tiêu đề tài
     

    Các file đính kèm:

Đang tải...