Thạc Sĩ Phối hợp giữa Phòng Văn hóa và Thông tin với Phòng Giáo dục và Đào tạo trong việc tuyên truyền, giáo

Thảo luận trong 'THẠC SĨ - TIẾN SĨ' bắt đầu bởi Phí Lan Dương, 6/1/16.

  1. Phí Lan Dương

    Phí Lan Dương New Member
    Thành viên vàng

    Bài viết:
    18,524
    Được thích:
    18
    Điểm thành tích:
    0
    Xu:
    0Xu
    Số hóa bởi Trung tâm Học liệu - ĐHTN http://www.lrc-tnu.edu.vn/

    ii
    LỜI CẢM ƠN
    Với tình cảm chân thành và kính trọng, tôi xin bày tỏ lòng biết ơn sâu sắc tới:
    Các thầy giáo, cô giáo trường đại học sư phạm - Đại học Thái nguyên và các
    thầy, cô giáo ngoài trường tham gia giảng dạy các chuyên đề cao học quản lý giáo
    dục cho học viên cao học khóa 21.
    Các đồng chí Lãnh đạo sở Giáo dục và Đào tạo, Sở Văn hóa Thể thòa và Du
    lịch tỉnh Phú Thọ, Lãnh đạo UBND, trưởng các phòng, ban ngành huyện Thanh
    Thủy (Nơi tôi đang công tác), các đồng chí cán bộ quản lý, giáo viên và học sinh
    các trường THPT, THCS huyện Thanh Thúy - Phú Thọ; gia đình và bạn bè đã hỗ
    trợ các tư liệu, góp những ý kiến quý báu về chuyên môn, những ý tưởng mới cho
    tôi trong công tác quản lý và quá trình thực hiện đề tài nghiên cứu khoa học này.
    Cuối cùng tôi xin được dành trọn tình cảm kính trọng và lòng biết ơn sâu sắc
    nhất tới PGS.TS. Nguyễn Bá Dương - Người trực tiếp hướng dẫn, đã tận tình
    giúp đỡ tôi trong suốt quá trình định hướng, chuẩn bị đề cương, viết, sửa chữa, hoàn
    chỉnh và bảo vệ đề tài này.
    Tôi xin chân thành cảm ơn và tiếp thu những ý kiến phê bình và đóng góp
    của các nhà khoa học và bạn đọc để luận văn hoàn thiện hơn.
    Phú Thọ, ngày 8 tháng 7 năm 2015
    Tác giả


    Nguyễn Anh Tú Số hóa bởi Trung tâm Học liệu - ĐHTN http://www.lrc-tnu.edu.vn/

    iii
    MỤC LỤC
    LỜI CAM ĐOAN i
    LỜI CẢM ƠN . ii
    MỤC LỤC iii
    DANH MỤC NHỮNG CHỮ VIẾT TẮT iv
    DANH MỤC CÁC BẢNG, BIỂU ĐỒ . v
    MỞ ĐẦU 1
    1. Lý do chọn đề tài . 1
    2. Mục đích nghiên cứu . 4
    3. Khách thể và đối tượng, nghiên cứu . 5
    4. Giả thuyết khoa học 5
    5. Nhiệm vụ nghiên cứu 5
    6. Giới hạn phạm vi nghiên cứu của đề tài . 6
    7. Các phương pháp nghiên cứu 6
    8. Cấu trúc của luận văn: Luận văn gồm 3 phần . 7
    Chương 1. CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ TỔ CHỨC PHỐI HỢP GIỮA PHÕNG
    VĂN HÓA - THÔNG TIN VỚI PHÕNG GIÁO DỤC - ĐÀO TẠO
    TRONG TUYÊN TRUYỀN, GIÁO DỤC, VẬN ĐỘNG XÂY
    DỰNG NTM 8
    1.1. Tổng quan lịch sử vấn đề nghiên cứu 8
    1.2. Các khái niệm cơ bản . 10
    1.2.1. Khái niệm về quản lý 10
    1.2.2. Khái niệm về tổ chức 12
    1.2.3. Khái niệm về phối hợp 13
    1.2.4. Các lực lượng giáo dục . 15
    1.2.5. Khái niệm về phối hợp các LLGD 16
    1.2.6. Biện pháp phối hợp các LLGD . 17
    1.2.7. Khái niệm tuyên truyền, vận động 18
    1.2.8. Bản chất giáo dục của công tác tuyên truyền, vận động quần chúng . 20
    1.2.9. Khái niệm nông thôn mới . 20
    1.2.10. Khái niệm xây dựng nông thôn mới . 22 Số hóa bởi Trung tâm Học liệu - ĐHTN http://www.lrc-tnu.edu.vn/

    iv
    1.3. Một số vấn đề lý luận về phối hợp giữa phòng VH&TT với phòng
    GD-ĐT trong công tác tuyên truyền, vận động xây dựng nông
    thôn mới 22
    1.3.1. Vai trò, chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn của PVH&TT và PGD-
    ĐT trong tuyên truyền vận động xây dựng NTM . 22
    1.4. Nội dung quản lý phối hợp giữa PVH&TT và PGD-ĐT trong việc
    tuyên truyền, vận động xây dựng NTM 34
    Kết luận chương 1 . 37
    Chương 2. THỰC TRẠNG TỔ CHỨC PHỐI HỢP GIỮA PVH&TT
    VỚI PGD- ĐT TRONG TUYÊN TRUYỀN, VẬN ĐỘNG
    XÂY DỰNG NÔNG THÔN MỚI HUYỆN THANH THỦY
    TỈNH PHÖ THỌ . 38
    2.1. Khái quát tình hình phát triển kinh tế- xã hội, văn hóa, giáo dục
    huyện Thanh Thủy 38
    2.2. Thực trạng tổ chức phối hợp giữa PVH&TT với PGD- ĐT trong
    công tác tuyên truyền, vận động xây dựng NTM . 40
    2.2.1. Thực trạng công tác tuyên truyền, vận động xây dựng NTM . 41
    2.2.2. Thực trạng nhận thức về tầm quan trọng và hiệu quả công tác
    tuyên truyền, vận động xây dựng NTM 45
    2.2.3. Thực trạng xây dựng kế hoạch, cơ chế tổ chức phối hợp giữa PVH&TT
    với PGD- ĐT trong công tác tuyên truyền xây dựng NTM . 48
    2.2.4. Thực trạng chỉ đạo, tổ chức thực hiện kế hoạch phối hợp giữa PVH&TT
    với PGD - ĐT trong công tác tuyên truyền xây dựng NTM 50
    2.2.5. Thực trạng kiểm tra, đánh giá kết quả phối hợp giữa PVH&TT với
    PGD - ĐT trong công tác tuyên truyền xây dựng NTM . 53
    Kết luận chương 2 . 56
    Chương 3. BIỆN PHÁP TỔ CHỨC PHỐI HỢP GIỮA PVH&TT VỚI
    PGD&ĐT TRONG TUYÊN TRUYỀN, VẬN ĐỘNG XÂY DỰNG
    NTM HUYỆN THANH THỦY, TỈNH PHÖ THỌ 58
    3.1. Các nguyên tắc để đề xuất biện pháp . 58
    3.1.1. Nguyên tắc đảm bảo tính phù hợp, khoa học 58
    Số hóa bởi Trung tâm Học liệu - ĐHTN http://www.lrc-tnu.edu.vn/

    v
    3.1.2. Nguyên tắc đảm bảo tính đồng bộ 59
    3.1.3. Nguyên tắc đảm bảo tính thực tế, hiệu quả . 60
    3.2. Các biện pháp tổ chức phối hợp . 60
    3.2.1. Nâng cao nhận thức và trách nhiệm cho các lực lượng phối hợp
    trong tuyên truyền, vận động xây dựng nông thôn mới . 60
    3.2.2. Xây dựng cơ chế phối hợp giữa phòng VH&TT với phòng GD - ĐT
    cùng phòng NN&PTNT các nhà trường THPT, THCS trong huyện 63
    3.2.3. Phát huy vai trò của các tổ chức trong hệ thống chính trị cơ sở đối
    với công tác tuyên truyền, vận động xây dựng nông thôn mới 65
    3.2.4. Phát huy thế mạnh của các lực lượng phối hợp trong công tác
    tuyên truyền, vận động xây dựng nông thôn mới . 67
    3.2.5. Bồi dưỡng kiến thức và kỹ năng cho đội ngũ tuyên truyền viên để
    nâng cao hiệu quả công tác tuyên truyền, vận động xây dựng
    nông thôn mới 69
    3.2.6. Tăng cường công tác kiểm tra công tác phối hợp giữa các bên
    trong công tác tuyên truyền, vận động xây dựng nông thôn mới . 71
    3.3. Khảo nghiệm tính cấp thiết và tính khả thi của các biện pháp 72
    3.3.1. Mối quan hệ giữa 6 biện pháp . 72
    3.3.2. Về tính cấp thiết và tính khả thi của các biện pháp 73
    Kết luận chương 3 . 77
    KẾT LUẬN VÀ KHUYẾN NGHỊ . 78
    1. Kết luận . 78
    2. Khuyến nghị 79
    TÀI LIỆU THAM KHẢO 81
    PHỤ LỤC

    Số hóa bởi Trung tâm Học liệu - ĐHTN http://www.lrc-tnu.edu.vn/

    iv
    DANH MỤC NHỮNG CHỮ VIẾT TẮT
    STT Chữ viết tắt Cụm từ viết tắt
    1. CBQL Cán bộ quản lý
    2. CNH- HĐH Công nghiệp hóa-hiện đại hóa
    3. CSVC Cơ sở vật chất
    4. GD Giáo dục
    5. HĐND Hội đồng nhân dân
    6. HS Học sinh
    7. LLGD Lực lượng giáo dục
    8. NN&PTNT Nông nghiệp và phát triển nông thôn
    9. NTM Nông thôn mới
    10. PGD- ĐT Phòng Giáo dục- Đào tạo
    11. PHHS Phụ huynh học sinh
    12. PVH&TT Phòng Văn hóa và Thông tin
    13. QL Quản lý
    14. QLGD Quản lý giáo dục
    15. QLPH Quản lý phối hợp
    16. THCS Trung học cơ sở
    17. THPT Trung học Phổ thông
    18. UBND Uỷ ban nhân dân
    19. XD Xây dựng
    Số hóa bởi Trung tâm Học liệu - ĐHTN http://www.lrc-tnu.edu.vn/

    v
    DANH MỤC CÁC BẢNG, BIỂU ĐỒ
    Bảng:
    Bảng 2.1. Thực trạng xây dựng kế hoạch, cơ chế tổ chức phối hợp giữa
    PVH&TT với PGD- ĐT trong công tác tuyên truyền xây
    dựng NTM 49
    Bảng 2.2. Thực trạng chỉ đạo, tổ chức thực hiện kế hoạch phối hợp giữa
    PVH&TT với PGD- ĐT trong công tác tuyên truyền xây
    dựng NTM 51
    Bảng 2.3. Thực trạng kiểm tra, đánh giá kết quả phối hợp giữa PVH&TT
    với PGD- ĐT trong công tác tuyên truyền xây dựng NTM) . 53
    Bảng 3.1. Kết quả khảo nghiệm về tính cấp thiết và tính khả thi của các
    biện pháp đề xuất 73
    Biểu đồ:
    Biểu đồ 2.1. Mức độ quan trọng của công tác tuyên truyền, vận động 46
    Biểu đồ 2.2. Mức độ hiệu quả của công tác tuyên truyền, vận động 47 Số hóa bởi Trung tâm Học liệu - ĐHTN http://www.lrc-tnu.edu.vn/

    1
    MỞ ĐẦU
    1. Lý do chọn đề tài
    1.1. Về mặt lý luận
    Cách đây hơn nửa thế kỷ, trong giáo dục học nói chung và quản lý giáo
    dục nói riêng vấn đề phối hợp các lực lượng trong công tác giáo dục học sinh
    đã được các nhà giáo dục học nổi tiếng, hàng đầu nghiên cứu.
    Trong những nghiên cứu của mình nhiều nhà nghiên cứu đã đề cập và
    làm rõ vị trí, vai trò, nội dung, cơ chế, cách thức phối hợp các lực lượng giáo
    dục và quản lý có hiệu quả quá trình tổ chức phối hợp này.
    Gần 2 thập kỷ trở lại đây, cùng với xu hướng xã hội hóa giáo dục, nâng
    cao hiệu quả quản lý giáo dục đối với nhà trường, ở Việt Nam đã có một số
    luận án Tiến sĩ và rất nhiều luận văn Thạc sỹ chuyên ngành QLGD đi vào
    nghiên cứu về phối hợp các lực lượng trong công tác giáo dục đạo đức, pháp
    luật, hướng nghiệp, thẩm mỹ, các kỹ năng sống cho học sinh tiểu học,
    THCS, THPT. Tuy nhiên thực tế cho thấy hầu hết các nghiên cứu trên đều tập
    trung vào đối tượng học sinh và trong quá trình phối hợp vẫn lấy nhà trường
    là lực lượng chủ đạo, những nghiên cứu quản lý giáo dục ở đối tượng người
    lớn, ngoài nhà trường chưa được chú ý.
    Công tác tuyên truyền, vận động quần chúng trong đó có học sinh, đặc
    biệt là các hộ nông dân có vai trò, vị trí rất quan trọng để tạo mục tiêu xây
    dựng NTM. Quá trình tuyên truyền, vận động này có bản chất là một quá
    trình giáo dục vì thông qua nó nhằm nâng cao nhận thức của mọi người trong
    xây dựng về đường lối quan điểm của Đảng, chính sách pháp luật của Nhà
    nước, vị trí vai trò của xây dựng NTM cũng như trách nhiệm, nhiệm vụ của Số hóa bởi Trung tâm Học liệu - ĐHTN http://www.lrc-tnu.edu.vn/

    2
    các tầng lớp xã hội nhất là nông dân. Chính vì thế nghiên cứu phối hợp các
    lực lượng trong công tác tuyên truyền, vận động xây dựng NTM không dừng
    ở đối tượng học sinh mà còn là những đối tượng khác trong xã hội, đặc biệt
    nông dân là một hướng nghiên cứu mới, phục vụ thực tiễn, hướng nghiên cứu
    này còn ít được quan tâm, nghiên cứu.
    1.2. Về mặt thực tiễn
    Nước ta là một nước nông nghiệp. Nông thôn nước ta luôn chiếm một
    vị trí quan trọng trong quá trình dựng nước và giữ nước. Trong các cuộc chiến
    tranh chống lại các cuộc xâm lược của ngoại bang, nông thôn là nơi cung cấp
    người và của để chiến thắng quân thù. Trong hàng ngàn năm phát triển, nông
    thôn là nơi hình thành và lưu giữ nhiều nét bản sắc văn hóa của dân tộc. Ngày
    nay, nông thôn vừa là nơi cung cấp lương thực thực phẩm cho tiêu dùng xã
    hội, nguyên liệu cho công nghiệp chế biến, nông sản hàng hóa cho xuất khẩu,
    nhân lực cho các hoạt động kinh tế và đời sống của đô thị, vừa là nơi tiêu thụ
    hàng hóa do các nhà máy ở thành phố sản xuất ra.
    Từ khi ra đời cho đến nay Đảng và nhà nước ta rất quan tâm đến vấn đề
    nông nghiệp, nông dân và nông thôn. Trong nhiều kỳ Đại hội vấn đề này luôn
    luôn được đặt ở vị trí trung tâm trong chiến lược phát triển đất nước. Tuy
    nhiên cho đến nay khu vực nông thôn vẫn chậm phát triển, đời sống của nông
    dân vẫn còn gặp rất nhiều khó khăn. Hiện tượng thiếu việc làm đang trở thành
    vấn đề bức xúc nhất là ở những khu vực phát triển các cụm khu công nghiệp.
    Do mất đất cho nên xuất hiện hiện tượng di dân từ nông thôn ra thành thị
    ngày càng lớn làm ảnh hưởng đến quá trình ổn định và phát triển của các đô
    thị. Trước thực trạng nêu trên, Đảng và Nhà nước ta đã có nhiều chủ trương; Số hóa bởi Trung tâm Học liệu - ĐHTN http://www.lrc-tnu.edu.vn/

    3
    giải pháp để hạn chế những tác động tiêu cực của kinh tế thị trường và hội
    nhập như triển khai thực hiện chương trình đầu tư cho các xã đặc biệt khó
    khăn (Chương trình 135) và đầu tư cho các huyện nghèo theo Nghị quyết 30a
    2008 NQ-CP; ngày 27/12/2008 của Chính phủ . Các địa phương cũng đã có
    nhiều cố gắng để xây dựng nông thôn mới nhưng nông thôn nước ta có phạm
    vi rất rộng lớn kinh tế của nông thôn chủ yếu là sản xuất nông nghiệp nên
    nhìn chung nông thôn nước ta còn rất nghèo. Cùng với đặc điểm địa hình
    phức tạp, nhiều sông suối chia cắt và cách lập làng theo tập quán có từ lâu đời
    nên nông thôn ta phát triển còn lộn xộn mỗi nơi làm theo một cách; chưa theo
    một chuẩn mực thống nhất nào. Thực hiện Nghị quyết Trung ương 7 khóa X
    về “Nông nghiệp, nông dân và nông thôn”, Thủ tướng Chính phủ đã ban hành
    “Bộ tiêu chi Quổc gia về nông thôn mới” (Quyết định số 491 QĐ-TTg ngày
    16/4/2009) và “Chương trình mục tiêu Quốc gia xây dựng nông thôn mới” tại
    Quyết định số 800 QĐ- TTg ngày 06/4/2010 nhằm thống nhất chỉ đạo việc
    xây dựng nông thôn mới trên cả nước. Tuy thời gian triển khai thực hiện xây
    dựng NTM chưa được lâu nhưng các địa phương đặc biệt là cấp cơ sở đã bộc
    lộ nhiều lúng túng, vướng mắc trong quá trình thực hiện. Đối với huyện
    Thanh Thủy, với đặc điểm là một huyện miền núi của tỉnh Phú Thọ, diện tích
    của huyện trên 12 nghìn hecta; Đặc điểm của huyện là: dân cư không tập
    trung, phân bố chủ yếu dọc theo sông Đà. Kinh tế chủ yếu của huyện là sản
    xuất nông nghiệp nên đời sống nhân dân còn gặp nhiều khó khăn. Huyện
    Thanh Thủy đã đẩy mạnh các chương trình phát triển kinh tế- xà hội nông
    thôn như chương trình bê tông hóa kênh mương, làm đường nhựa, xây dựng
    trường học, trạm y tế và các thiết chế văn hóa đạt chuẩn quốc gia, chuyển đối
    cơ cẩu mùa vụ, cây trồng vật nuôi, phát triển làng nghề .theo hướng xây dựng Số hóa bởi Trung tâm Học liệu - ĐHTN http://www.lrc-tnu.edu.vn/

    4
    nông thôn mới. Mặc dù đã có nhiều cố gắng nhưng kết quả đạt được vần còn
    khiêm tốn, cơ sở hạ tầng của huyện còn nhiều bất cập và xây dựng thiếu quy
    hoạch, Thanh Thủy vần là một huyện nghèo, kinh tế của huyện vẫn là thuần
    nông, sản xuất hàng hóa chưa phát triển, đời sống của nhân dân còn hết sức
    khó khăn. Triển khai thực hiện Quyết định số 491/QĐ - TTg ngày 16/4/2009
    của Thủ tướng Chính phủ về xây dựng nông thôn mới theo chuẩn nông thôn
    mới, huyện Thanh Thủy càng gặp nhiều khó khăn, vướng mắc cần giải quyết
    như xuất phát điểm của huyện thấp, trình độ, năng lực của đội ngũ cán bộ còn
    hạn chế, đời sống của nhân dân còn khó khăn. Cho đến năm 2014 cả huyện
    mới có 2 xã đạt chuẩn và 6 xã cơ bản đạt chuẩn NTM. Từ thực tiễn cho thấy
    có nhiều nguyên nhân dẫn đến hạn chế trên, trong đó phải kể đến sự hạn chế
    của công tác tuyên truyền, vận động cho các nhóm xã hội đặc biệt là nông dân
    về tầm quan trọng của xây dựng NTM, để từ đó có thể xã hội hóa được nhiều
    nguồn lực phục vụ mục tiêu xây dựng NTM. Để góp phần công sức vào quá
    trình xây dựng nông thôn mới ở địa phương, chúng tôi chọn đề tài nghiên
    cứu: “Phối hợp giữa PHV&TT với PGD-ĐT trong việc tuyên truyền, giáo
    dục, vận động xây dựng NTM” làm đề tài nghiên cứu cho luận văn thạc sĩ
    quản lý giáo dục.
    2. Mục đích nghiên cứu
    Trên cơ sở nghiên cứu lý luận, phân tích để làm rõ thực trạng việc phối
    hợp hoạt động giữa PVH&TT với PGD-ĐT trong việc tuyên truyền, vận động
    xây dựng NTM, luận văn đề xuất một số biện pháp tổ chức phối hợp giữa
    PVH&TT với PGD-ĐT trong việc tuyên truyền, vận động xây dựng NTM
    huyện Thanh Thủy, tỉnh Phú Thọ. Số hóa bởi Trung tâm Học liệu - ĐHTN http://www.lrc-tnu.edu.vn/

    5
    3. Khách thể và đối tượng, nghiên cứu
    3.1. Khách thể nghiên cứu
    Hoạt động phối hợp giữa PVH&TT với PGD- ĐT trong việc tuyên
    truyền, vận động xây dựng NTM.
    3.2. Đối tượng nghiên cứu
    Các biện pháp tổ chức phối hợp hoạt động giữa PVH&TT với PGD-
    ĐT trong việc tuyên truyền, vận động xây dựng NTM huyện Thanh Thủy,
    tỉnh Phú Thọ.
    4. Giả thuyết khoa học
    Bên cạnh những kết quả ban đầu đạt được, quá trình xây dựng NTM
    ở huyện Thanh Thủy còn bộc lộ nhiều bất cập hạn chế không chỉ ở công tác
    chỉ đạo, quản lý nói chung mà còn thể hiện ở cả sự phối hợp trong công tác
    tuyên truyền, vận động nói riêng trong đó có sự phối hợp giữa PVH&TT
    với PGD-ĐT.
    Nếu đề xuất được những biện pháp tổ chức phối hợp đồng bộ, phù hợp,
    hiệu quả sẽ nâng cao được hiệu quả công tác tuyên truyền, vận động các tầng
    lớp nhân dân tích cực tham gia xây dựng NTM, góp phần thúc đẩy nhanh việc
    thực hiện các tiêu chí quy định về NTM ở các xã cũng như toàn huyện.
    5. Nhiệm vụ nghiên cứu
    Đề tài xác định 3 nhiệm vụ nghiên cứu:
    - Xác định cơ sở lý luận nghiên cứu tổ chức phối hợp giữa PVH&TT
    với PGD-ĐT trong việc tuyên truyền, vận động xây dựng NTM. Làm rõ các
    khái niệm, chỉ ra các nội dung tổ chức phối hợp giữa PVH&TT với PGD- ĐT Số hóa bởi Trung tâm Học liệu - ĐHTN http://www.lrc-tnu.edu.vn/

    6
    trong việc tuyên truyền, vận động xây dựng NTM và các yếu tố ảnh hưởng
    đến tổ chức phối hợp.
    - Phân tích, làm rõ thực trạng phối hợp hoạt động giữa PVH&TT với
    PGD-ĐT trong việc tuyên truyền, vận động xây dựng NTM huyện Thanh
    Thủy, tỉnh Phú Thọ.
    - Đề xuất các biện pháp tổ chức phối hợp giữa PVH&TT với PGD-
    ĐT trong việc tuyên truyền, vận động xây dựng NTM huyện Thanh Thủy,
    tỉnh Phú Thọ.
    6. Giới hạn phạm vi nghiên cứu của đề tài
    - Giới hạn nội dung: Tập trung vào vấn đề tổ chức phối hợp hoạt động
    giữa PVH&TT với PGD- ĐT trong việc tuyên truyền, vận động xây dựng
    NTM huyện Thanh Thủy, tỉnh Phú Thọ.
    - Giới hạn thời gian: Tập trung khảo sát và phân tích thực trạng vấn đề
    trong 03 năm gần đây (2011- 2014).
    7. Các phương pháp nghiên cứu
    7.1. Phương pháp nghiên cứu lý luận
    Phân tích tổng hợp, hệ thống hóa, khái quát hoá những vấn đề lý luận
    cơ bản của đề tài làm cơ sở cho nghiên cứu thực tiễn hoạt động phối hợp giữa
    PVH&TT với PGD- ĐT trong việc tuyên truyền, vận động xây dựng NTM
    huyện Thanh Thủy tỉnh Phú Thọ.
    7.2. Phương pháp nghiên cứu thực tiễn
    - Phương pháp điều tra bằng phiếu hỏi.
    - Phương pháp tổng kết kinh nghiệm. - Phương pháp chuyên gia.
    - Phương pháp trò chuyện phỏng vấn.
    - Phương pháp nghiên cứu các sản phẩm hoạt động.
    - Phương pháp quan sát.
    8. Cấu trúc của luận văn: Luận văn gồm 3 phần
    Ngoài phần mở đầu, kiến nghị và kết luận, danh mục tài liệu tham
    khảo, kết quả nghiên cứu còn được trình bày trong 3 chương:
    Chương 1. Cơ sở lý luận tổ chức phối hợp các lực lượng giáo dục trong
    tuyên truyền, vận động xây dựng NTM.
    Chương 2. Thực trạng tổ chức phối hợp giữa PVH&TT với PGD-ĐT
    trong việc tuyên truyền, vận động xây dựng NTM huyện Thanh Thủy, tỉnh
    Phú Thọ.
    Chương 3. Biện pháp tổ chức phối hợp giữa PVH&TT với PGD- ĐT
    trong việc tuyên truyền, vận động xây dựng NTM huyện Thanh Thủy, tỉnh
    Phú Thọ.
     
Đang tải...