Tiểu Luận Phối hợp giữa gia đình và nhà trường trong việc giáo dục đạo đức học sinh ở lứa tuổi thcs

Thảo luận trong 'Khảo Cổ Học' bắt đầu bởi Thúy Viết Bài, 5/12/13.

  1. Thúy Viết Bài

    Thành viên vàng

    Bài viết:
    198,891
    Được thích:
    173
    Điểm thành tích:
    0
    Xu:
    0Xu
    I. ĐẶT VẤN ĐỀ.

    Một thực tế mà dẫu không muốn chúng ta cũng phải công nhận: Trong những năm gần đây tình hình về đạo đức của các em học sinh (đặc biệt là học sinh ở cấp THCS) còn nhiều vấn đề cần được giải quyết. (Nếu như chúng ta không muốn nói là: Có sự xuống cấp về mặt đạo đức ở lứa tuổi học trò).

    Đối với chúng ta - Những người làm công tác giáo dục, những người được Đảng và Nhà nước tin tưởng giao cho trọng trách “Trồng người” thì thực tế đó quả là một điều nhức nhối. Không nhức nhối sao được khi hàng ngày, hàng giờ, chúng ta phải chứng kiến những cảnh tượng thiếu văn hoá xẩy ra không những ngoài xã hội mà ngay cả trong nhà trường. Tình trạng học sinh lười học, bỏ học, lêu lổng, sống tự do buông thả dẫn đến vi phạm pháp luật ở lứa tuổi vị thành niên đang là mối quan tâm của các bậc làm cha, làm mẹ, của các thầy giáo, cô giáo và của toàn xã hội.

    Nguyên nhân nào dẫn đến tình trạng học sinh cá biệt về mặt đạo đức có chiều hướng gia tăng. Làm thế nào để môi trường giáo dục thực sự là môi trường trong sạch lành mạnh? Đó là những vấn đề bức xúc đặt ra trước mắt chúng ta, nó vừa mang tính thời sự vừa mang tính lâu dài.

    Như chúng ta đã biết: Sự sa sút về mặt đạo đức của học sinh (đặc biệt là học sinh lứa tuổi THCS) có thể quy tụ làm 3 nguyên nhân chính:

    1, Vai trò, trách nhiệm của các bậc làm cha, làm mẹ trong việc giáo dục con cái.

    2, Vai trò của nhà trường được thể hiện ở chỗ: Thông qua dạy chữ để dạy người.

    3, Vai trò của các tổ chức đoàn thể ngoài trường cũng ảnh hưởng không nhỏ đến đạo đức học sinh (gia đình - nhà trường - xã hội).
     

    Các file đính kèm:

Đang tải...