Tiến Sĩ Phối hợp dạy học thực hành nghề giữa trường dạy nghề với các cơ sở sử dụng lao động

Thảo luận trong 'THẠC SĨ - TIẾN SĨ' bắt đầu bởi Nhu Ely, 19/12/13.

  1. Nhu Ely

    Nhu Ely New Member

    Bài viết:
    1,771
    Được thích:
    1
    Điểm thành tích:
    0
    Xu:
    0Xu
    UẬN ÁN TIẾN SĨ KHOA HỌC GIÁO DỤC
    NĂM 2013

    LUẬN ÁN TIẾN SĨ KHOA HỌC GIÁO DỤC
    NĂM 2013


    MỤC LỤC
    LỜI CAM ĐOAN i
    MỤC LỤC . ii
    DANH MỤC CÁC KÝ HIỆU VÀ CHỮ VIẾT TẮT . iii
    DANH MỤC CÁC BẢNG . iv
    DANH MỤC CÁC HÌNH . v
    MỞ ĐẦU 1
    1. Tính cấp thiết của vấn đề nghiên cứu 1
    2. Mục đích nghiên cứu . 2
    3. Khách thể và đối tượng nghiên cứu 2
    4. Giả thuyết khoa học 2
    5. Nhiệm vụ nghiên cứu 3
    6. Phạm vi nghiên cứu của đề tài 3
    7. Quan điểm tiếp cận và phương pháp nghiên cứu 4
    8. Những đóng góp mới của luận án . 5
    9. Những luận điểm bảo vệ . 6
    10. Cấu trúc của luận án 6

    Chương 1. CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ PHỐI HỢP DẠY HỌC THỰC HÀNH NGHỀ GIỮA TRƯỜNG DẠY NGHỀ VÀ CƠ SỞ SỬ DỤNG LAO ĐỘNG 7
    1.1. Tổng quan nghiên cứu vấn đề . 7
    1.1.1. Những công trình nghiên cứu ở nước ngoài 7
    1.1.2. Những công trình nghiên cứu ở Việt Nam 9
    1.1.3. Kinh nghiệm của một số nước về phối hợp DHTH nghề giữa trường dạy nghề và cơ sở SDLĐ . 14
    1.2. Một số khái niệm cơ bản của đề tài 16
    1.2.1. Phối hợp 16
    1.2.2. Dạy học thực hành nghề . 17 i ii
    1.2.3. Phối hợp dạy học thực hành nghề . 18
    1.2.4. Biện pháp phối hợp dạy học thực hành nghề . 19
    1.2.5. Trường dạy nghề . 19
    1.2.6. Cơ sở sử dụng lao động 20
    1.3. Một số vấn đề cơ bản về quá trình DHTH nghề ở các trường dạy nghề 21
    1.3.1. Mục tiêu dạy học thực hành nghề . 21
    1.3.2. Nội dung dạy học thực hành nghề 22
    1.3.3. Phương pháp dạy học thực hành nghề 25
    1.3.4. Hình thức tổ chức DHTH nghề . 29
    1.3.5. Kiểm tra, đánh giá trong dạy học thực hành 36
    1.4. Phối hợp DHTH nghề giữa trường dạy nghề và các cơ sở SDLĐ . 38
    1.4.1. Tầm quan trọng và lợi ích của phối hợp . 38
    1.4.2. Mục tiêu phối hợp . 40
    1.4.3. Nội dung phối hợp trong DHTH nghề giữa trường dạy nghề và các cơ sở SDLĐ . 40
    1.4.4. Hình thức phối hợp trong DHTH nghề giữa trường dạy nghề và cơ sở SDLĐ . 49
    1.4.5. Các yếu tố ảnh hưởng đến hiệu quả phối hợp DHTH nghề giữa trường dạy nghề và cơ sở SDLĐ . 50
    TIỂU KẾT CHƯƠNG 1 53

    Chương 2. THỰC TRẠNG CÔNG TÁC PHỐI HỢP DẠY HỌC THỰC HÀNH NGHỀ GIỮA TRƯỜNG DẠY NGHỀ VÀ CÁC CƠ SỞ SỬ DỤNG LAO ĐỘNG 54
    2.1. Khái quát về tình hình đào tạo và sử dụng nguồn nhân lực tại địa bàn khảo sát 54
    2.1.1. Tình hình đào tạo và sử dụng nguồn nhân lực tại Thành phố Hà Nội 54
    2.1.2. Tình hình đào tạo và sử dụng nguồn nhân lực tại Tỉnh Hải Dương . 57
    2.1.3. Tình hình đào tạo và sử dụng nguồn nhân lực tại Tỉnh Bắc Ninh 59
    2.1.4. Tình hình đào tạo và sử dụng nguồn nhân lực tại Tỉnh Bắc Giang . 60 iv
    2.2. Thực trạng phối hợp giữa trường dạy nghề và các cơ sở sdlđ trong DHTH nghề 62
    2.2.1. Tổ chức nghiên cứu thực trạng 62
    2.2.2. Thực trạng dạy học ở các trường dạy nghề gắn với xu hướng tăng cường DHTH nghề 63
    2.2.3. Thực trạng phối hợp trong DHTH nghề giữa trường dạy nghề và cơ sở SDLĐ 68
    2.2.4. Nguyên nhân của thực trạng phối hợp trong DHTH nghề giữa trường dạy nghề và cơ sở SDLĐ . 87
    TIỂU KẾT CHƯƠNG 2 89

    Chương 3. BIỆN PHÁP PHỐI HỢP DẠY HỌC THỰC HÀNH NGHỀ GIỮA TRƯỜNG DẠY NGHỀ VÀ CÁC CƠ SỞ SỬ DỤNG LAO ĐỘNG . 91
    3.1. Các nguyên tắc xây dựng biện pháp phối hợp trong dhth giữa trường dạy nghề và cơ sở SDLĐ 91
    3.1.1. Nguyên tắc đảm bảo tính định hướng của Đảng, Nhà nước trong dạy nghề . 91
    3.1.2. Nguyên tắc đảm bảo tính hệ thống, tính đồng bộ trong quá trình phối hợp DHTH nghề 92
    3.1.3. Nguyên tắc đảm bảo tính sư phạm của quá trình phối hợp DHTH nghề . 93
    3.1.4. Nguyên tắc đảm bảo tính thực tiễn . 93
    3.1.5. Phát huy tính tích cực, chủ động của các bên trong phối hợp 93
    3.2. Các biện pháp phối hợp giữa trường dạy nghề và cơ sở sdlđ trong DHTH nghề 94
    3.2.1. Phối hợp cải tiến chương trình DHTH theo chuẩn đầu ra 94
    3.2.2. Phối hợp xây dựng kế hoạch DHTH nghề phù hợp với trường dạy nghề và cơ sở SDLĐ 101
    3.2.3. Phối hợp trong việc thực hiện cơ chế di chuyển học sinh trong học tập tại trường dạy nghề và tại các cơ sở SDLĐ . 105 v
    3.2.4. Phối hợp khai thác và sử dụng có hiệu quả các phương tiện, thiết bị sản xuất vào DHTH 106
    3.2.5. Phối hợp đổi mới quy trình kiểm tra, đánh giá kết quả DHTH nghề . 111
    3.2.6. Phối hợp trong nâng cao kiến thức chuyên môn, kiến thức công nghệ mới và kỹ năng nghề cho GV trường dạy nghề và nghiệp vụ sư phạm cho cán bộ dạy nghề tại cơ sở SDLĐ . 116
    3.3. Khảo nghiệm các biện pháp phối hợp dhth và thực nghiệm một số biện pháp phối hợp DHTH nghề giữa trường dạy nghề và cơ sở SDLĐ 120
    3.3.1. Khảo nghiệm mức độ cần thiết và khả thi của các biện pháp phối hợp DHTH giữa trường dạy nghề và cơ sở SDLĐ . 120
    3.3.2. Thực nghiệm một số biện pháp phối hợp DHTH giữa trường dạy nghề và các cơ sở SDLĐ . 123
    TIỂU KẾT CHƯƠNG 3 146
    KẾT LUẬN VÀ KHUYẾN NGHỊ . 147
    DANH MỤC CÁC CÔNG TRÌNH ĐÃ CÔNG BỐ CÓ LIÊN QUAN ĐẾN LUẬN ÁN . 151
    TÀI LIỆU THAM KHẢO 152
    PHỤ LỤC . 160

    MỞ ĐẦU
    1. Tính cấp thiết của vấn đề nghiên cứu

    Trong sự phát triển kinh tế - xã hội ở mọi quốc gia, nguồn lực con người hay nguồn nhân lực ngày càng có vai trò quyết định. Đặc biệt đối với nước ta, đang bước vào thời kỳ đẩy mạnh công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước và hội nhập kinh tế quốc tế thì vấn đề nguồn lực lại càng có ý nghĩa quan trọng hơn. Nhận thức được tầm quan trọng của nguồn nhân lực đối với sự phát triển kinh tế - xã hội, trong những năm qua được sự quan tâm của Đảng, Nhà nước và mọi tầng lớp nhân dân, giáo dục đào tạo được xem là yếu tố then chốt trong việc phát triển nguồn lực người thể hiện ở những chuyển biến rõ rệt: cơ cấu hệ thống giáo dục quốc dân được mở rộng và dần phù hợp giữa các cấp học, bậc học; số lượng học sinh tăng nhanh, chất lượng đào tạo học sinh có những chuyển biến tích cực . Giáo dục đã đáp ứng được cơ bản nhu cầu nguồn nhân lực cho sự phát triển kinh tế - xã hội của đất nước. Tuy nhiên, xét về cơ cấu nguồn lực, đã xuất hiện một vấn đề đang đặt ra là: chất lượng trình độ tay nghề của học sinh đã qua đào tạo tại các trường chưa đáp ứng tốt yêu cầu của cơ sở sử dụng lao động (SDLĐ). Trong các trường dạy nghề có một nghịch lý là, số lượng học sinh tốt nghiệp tại các trường nghề không tìm được việc làm ngày càng tăng, trong khi đó, các cơ sở SDLĐ rất khó khăn trong việc tuyển người có kỹ năng lao động phù hợp đáp ứng yêu cầu công việc.
    Vấn đề cấp thiết được đưa ra để giải quyết tình trạng thiếu lao động có kỹ năng tay nghề là phải thiết lập mối liên kết chặt chẽ, phù hợp giữa các chương trình giáo dục đào tạo của nhà trường với các yêu cầu về kỹ năng mà các cơ sở SDLĐ đang cần. Thực tế đào tạo hiện nay có 23% người sử dụng lao động ghi nhận rằng các kỹ năng mà lao động đã được đào tạo bị lệch so với các kỹ năng mà thị trường cần; 35% ghi nhận các kỹ năng được đào tạo của lao động mới chưa phù hợp với nhu cầu của cơ sở SDLĐ [10]. Điều này cho thấy sự cấp thiết phải có liên kết mạnh mẽ hơn giữa hệ thống giáo dục đào tạo, dạy học trong nhà trường và các cơ sở SDLĐ. 2
    Ở một khía cạnh khác, các cơ sở SDLĐ dường như đứng ngoài quá trình đào tạo học sinh nguồn lực lao động chính sẽ tham gia vào quá trình sản xuất sau này mà phó mặc cho các trường dạy nghề, họ tuyển dụng các lao động sẵn có do nhà trường đào tạo ra. Tình trạng người tốt nghiệp các cơ sở đào tạo không đáp ứng đầy đủ những yêu cầu của các cơ sở SDLĐ là tương đối phổ biến và nhiều nơi phải đưa đi đào tạo bổ sung ít nhiều. Suy cho cùng, thì nguyên nhân của tình trạng đó là do không có sự phối hợp, gắn kết giữa cơ sở đào tạo và cơ sở SDLĐ. Điều đó đã gây ra sự hao tốn về thời gian và kinh phí cho các bên tham gia vào thị trường lao động. Từ thực tế trên đã và đang đặt ra yêu cầu đối với dạy nghề ở nước ta là làm sao phải tạo ra được sự gắn kết, sự phối hợp trong quá trình đào tạo, dạy học với các cơ sở SDLĐ, phải xem sự phối hợp như một quá trình không thể tách rời và không ngừng phải mở rộng và đa dạng hóa cả về nội dung, hình thức phối hợp. Từ những lý do trên chúng tôi chọn vấn đề "Phối hợp dạy học thực hành nghề giữa trường dạy nghề với các cơ sở sử dụng lao động” làm đề tài nghiên cứu của mình.
    2. Mục đích nghiên cứu
    Trên cơ sở nghiên cứu lý luận và thực tiễn, đề tài xác định các biện pháp phối hợp DHTH nghề giữa trường dạy nghề với cơ sở SDLĐ nhằm nâng cao chất lượng DHTH nghề đáp ứng yêu cầu phát triển kinh tế - xã hội trong giai đoạn hiện nay.
    3. Khách thể và đối tượng nghiên cứu
    3.1. Khách thể nghiên cứu Quá trình DHTH nghề của các trường dạy nghề.
    3.2. Đối tượng nghiên cứu Biện pháp phối hợp DHTH nghề giữa trường dạy nghề với cơ sở SDLĐ.
    4. Giả thuyết khoa học
    Một trong những nội dung để nâng cao chất lượng DHTH nghề là tăng cường sự phối hợp giữa trường dạy nghề với các cơ sở SDLĐ. Tuy nhiên, quan hệ trong dạy học giữa trường dạy nghề và các cơ sở SDLĐ hiện nay còn lỏng lẻo, không thường xuyên và hiệu quả không cao. Nếu triển khai được các biện pháp phối hợp 3
    trong DHTH nghề như: Phối hợp cải tiến chương trình DHTH theo chuẩn đầu ra, trong xây dựng kế hoạch, trong việc thực hiện cơ chế di chuyển học sinh trong học tập, phối hợp khai thác và sử dụng có hiệu quả các phương tiện, thiết bị sản xuất vào DHTH nghề thì chất lượng DHTH nghề sẽ được nâng cao.
    . 160
     

    Các file đính kèm:

Đang tải...