Luận Văn Phối hợp đào tạo giữa cơ sở dạy nghề và doanh nghiệp trong khu công nghiệp

Thảo luận trong 'Chưa Phân Loại' bắt đầu bởi Thúy Viết Bài, 5/12/13.

  1. Thúy Viết Bài

    Thành viên vàng

    Bài viết:
    198,891
    Được thích:
    173
    Điểm thành tích:
    0
    Xu:
    0Xu
    1. Tính cấp thiết của đề tài
    Năm 1991 khu công nghiệp (KCN) đầu tiên được thành lập (khu chế xuất
    Tân Thuận) nhưng đến cuối năm 2007 cả nước đã có 164 KCN. Hiện nay (số
    liệu tháng 9/2009) cả nước có gần 200 KCN, thu hút khoảng 7.000 dự án,
    hàng năm tạo ra 40% giá trị sản xuất công nghiệp, hơn 60% giá trị xuất khẩu
    của cả nước, giải quyết việc làm trực tiếp cho khoảng trên 1,5 triệu lao động.
    Riêng trong vùng kinh tế trọng điểm miền Trung hàng năm các KCN tạo ra từ
    60-70 ngàn chỗ việc làm mới, trong đó: Lao động có trình độ trung cấp nghề,
    cao đẳng nghề chiếm tỉ lệ khá lớn. Tuy nhiên, chất lượng dạy nghề của các cơ
    sở dạy nghề (CSDN) trên cả nước nói chung và tại các KCN miền Trung nói
    riêng còn nhiều hạn chế. Đào tạo không đáp ứng nhu cầu doanh nghiệp (DN),
    ngành nghề DN cần, các KCN cần thì đào tạo không đủ, ngành nghề đã thừa
    không cần nhưng các CSDN vẫn tiếp tục đào tạo với số lượng lớn. Kết quả dẫn
    đến nhân lực qua đào tạo vừa thừa, vừa thiếu vừa không đáp ứng yêu cầu về
    ngành nghề; số đào tạo đúng với ngành nghề thì hạn chế về kĩ năng, yếu về
    tác phong công nghiệp và kỹ luật lao động. Sự bất cập, mâu thuẩn nêu trên có
    nhiều nguyên nhân, trong đó nguyên nhân chính, cơ bản là do sự phối hợp đào
    tạo giữa CSDN và DN chưa tốt.
    Thời gian qua, đã có nhiều công trình nghiên cứu đề cập và giải quyết một
    số vấn đề về sự phối kết hợp trong đào tạo. Tuy nhiên, chưa có công trình nào
    đi sâu nghiên cứu sự phối hợp đào tạo giữa CSDN và DN trong KCN. Vì vậy,
    nghiên cứu đề tài: Phối hợp đào tạo giữa cơ sở dạy nghề và doanh nghiệp
    trong khu công nghiệplà vấn đề cấp thiết.
    2. Mục đích nghiên cứu
    Trên cơ sở nghiên cứu cơ sở lý luận và thực tiễn về phối hợp đào tạo giữa
    CSDN và DN, đề xuất một số giải pháp tăng cường phối hợp đào tạo giữa
    CSDN và DN trong KCN nhằm nâng cao chất lượng dạy nghề đáp ứng nhu
    cầu nhân lực kỹ thuật phục vụ sự phát triển kinh tế - xã hội miền Trung
    3. Khách thể và đối tượng nghiên cứu
    3.1 Khách thể
    Công tác dạy nghề của các CSDN trong KCN.
    3.2 Đối tượng nghiên cứu
    Sự phối hợp đào tạo giữa CSDN và DN trong KCN nhằm nâng cao chất
    lượng dạy nghề
    4. Giả thuyết khoa học
    Trong những năm qua tại các KCN, sự phối hợp đào tạo giữa CSDN và DN
    còn nhiều bất cập, chưa đồng bộ mang tính tự phát. Nếu thực hiện được các
    giải pháp được đề xuất dựa trên những căn cứ khoa học gồm: Phát triển
    chương trình dạy nghề đáp ứng yêu cầu doanh nghiệp; Nâng cao năng lực đội
    ngũ giáo viên dạy nghề và Tổ chức quá trình dạy học thực hành, thực tập tại
    doanh nghiệp thì chất lượng dạy nghề sẽ được nâng cao, góp phần đáp ứng
    nhu cầu nhân lực kỹ thuật cho doanh nghiệp trong các KCN miền trung nói
    riêng và cả nước nói chung.
    5. Nhiệm vụ nghiên cứu và phạm vi nghiên cứu
    5.1 Nhiệm vụ nghiên cúu
    2
    - Nghiên cứu một số khái niệm liên quan; hệ thống hóa các vấn đề lý luận
    liên quan đến sự phối hợp trong dạy nghề.
    - Đánh giá thực trạng NNL tại các KCN và thực trạng sự phối hợp đào tạo
    giữa CSDN và DN trong KCN.
    - Nghiên cứu đề xuất một số giải pháp phối hợp đào tạo giữa CSDN và DN
    trong KCN nhằm nâng cao chất lượng dạy nghề.
    - Triển khai thực nghiệm sư phạm một số tiêu chí mà được đề xuất trong
    phần giải pháp.
    5.2 Giới hạn phạm vi nghiên cứu
    - Phạm vi thời gian, không gian: Thực trạng dạy nghề kể từ năm 1998 đến
    nay; trong đó chú trọng đến thực trạng dạy nghề của các CSDN trong các
    KCN tại vùng kinh tế trọng điểm miền Trung.
    - Phạm vi nội dung: Nghiên cứu các thành tố phối hợp đào tạo giữa CSDN
    và DN, từ đó đề xuất một số giải pháp tăng cường phối hợp đào tạo giữa
    CSDN và DN trong KCN nhằm nâng cao chất lượng dạy nghề.
    6. Phương pháp luận nghiên cứu
    6.1 Quan điểm tiếp cận
    - Tiếp cận biện chứng: Vận dụng phép duy vật biện chứng để nghiên cứu
    xem xét các vấn đề giáo dục nói chung và dạy nghề nói riêng trong quá trình
    vận động và phát triển trên cơ sở những điều kiện về nội dung chương trình,
    đội ngũ giáo viên, trang thiết bị giảng dạy
    - Tiếp cận hệ thống: Dạy nghề là một bậc học của hệ thống giáo dục quốc
    dân, có mối quan hệ chặt chẽ ràng buộc với các bậc học khác và có mối quan
    hệ chặt chẽ với thị trường NNL.
    - Tiếp cận thị trường: Lợi thế cạnh tranh ngày nay không còn là tài nguyên
    thiên nhiên hoặc lao động rẻ mà nghiêng về chất xám, về tiềm lực tri thức,
    công nghệ và NNL trình độ cao. Đối với nước ta, nền kinh tế từ tập trung bao
    cấp chuyển sang thị trường. Dạy nghề bước đầu đã thích ứng, song cho đến
    nay vẫn còn đang gặp phải một số khó khăn, chưa tìm ra được cách tiếp cận
    hiệu quả đối với những biến động của thị trường sức lao động. Tuy nhiên, có
    thể khắc phục những khó khăn thông qua cách tiếp cận dựa trên những phân
    tích từ thị trường lao động. Trong đó, những người học nghề cần trang bị đầy
    đủ kiến thức và kĩ năng, làm việc đúng với trình độ và nghề nghiệp được đào
    tạo thì quá trình dạy nghề mới có giá trị.
    6.2 Phương pháp nghiên cứu
    - Phương pháp nghiên cứu lý luận: Nghiên cứu phân tích, tổng hợp; khái
    quát hóa tài liệu, tư liệu từ các nguồn khác nhau đã công bố có liên quan đến
    nội dung nghiên cứu lý luận của đề tài.
    - Các phương pháp nghiên cứu thực tiễn: Tọa đàm; điều tra, khảo sát thực
    tế; nghiên cứu điển hình, kinh nghiệm; thực nghiệm có đối chứng.
    - Các phương pháp bổ trợ khác: Thống kê toán học, trao đổi trực tiếp với
    các nhà khoa học.
    7. Đóng góp của Luận án
    7.1 Về lý luận
    - Làm rõ các khái niệm mới gồm: phối hợp, đào tạo, khu công nghiệp.
    - Trình bày được một cách khái quát sự hình thành các hình thức phối hợp
    đào tạo giữa CSDN và DN trong KCN.
    3
    - Khái quát hóa và làm rõ những vấn đề lý luận về dạy nghề trong KCN;
    mối quan hệ, những đặc điểm; nội dung và cách thức phối hợp đào tạo giữa
    CSDN và DN trong KCN nhằm nâng cao chất lượng dạy nghề.
    7.2 Về thực tiễn
    - Đánh giá thực trạng NNL trong các KCN và thực trạng phối hợp đào tạo
    giữa CSDN và DN trong các KCN miền Trung.
    - Nghiên cứu đề xuất ba nhóm giải pháp tăng cường phối hợp đào tạo giữa
    CSDN và DN trong KCN gồm: Phát triển chương trình dạy nghề đáp ứng yêu
    cầu doanh nghiệp; Nâng cao năng lực đội ngũ giáo viên dạy nghề và Tổ chức
    quá trình dạy học thực hành, thực tập tại doanh nghiệp. Ngoài ra, Luận án
    cũng đề xuất một số điều kiện chung về cơ chế chính sách nhằm đảm bảo tăng
    cường phối hợp như: Đại diện doanh nghiệp tham gia vào hội đồng trường;
    Thành lập phòng quan hệ doanh nghiệp; Doanh nghiệp có trách nhiệm chi trả
    một phần kinh phí đào tạo và Khuyến khích, ưu đãi các chuyên gia, cán bộ kỹ
    thuật của DN tham gia giảng dạy.
     

    Các file đính kèm:

Đang tải...