Thạc Sĩ Phối hợp các phương pháp và phương tiện dạy học nhằm tích cực hoá hoạt động nhận thức của học sinh t

Thảo luận trong 'Khảo Cổ Học' bắt đầu bởi Thúy Viết Bài, 5/12/13.

  1. Thúy Viết Bài

    Thành viên vàng

    Bài viết:
    198,891
    Được thích:
    173
    Điểm thành tích:
    0
    Xu:
    0Xu
    I. LÍ DO CHỌN ĐỀ TÀI

    MỞ ĐẦU


    Dạy học là hoạt động đặc trưng chủ yếu ở nhà trường phổ thông đã có từ lâu, song chủ yếu dạy học (DH) theo lối truyền thụ kiến thức một chiều, nhồi nhét kiến thức cho học sinh. Người dạy chỉ chú trọng giảng giải minh hoạ thông báo kiến thức một cách định sẵn, còn học sinh cứ việc nghe, tiếp thu, ghi nhớ nhắc lại một cách thụ động. Cách dạy học này không phát huy được tính tự giác, chủ động, tích cực, tự lực, sáng tạo của học sinh. Vì thế không đáp ứng được mục tiêu giáo dục trong giai đoạn hiện nay, bởi lẽ ngành giáo dục phải đổi mới đồng bộ cả mục đích, nội dung, phương pháp (PP) và phương tiện dạy học (PTDH). Hiện nay sách giáo khoa (SGK) đã được Bộ Giáo dục và Đào tạo biên soạn theo hướng dạy học tích cực: Dạy học lấy học sinh làm trung tâm, còn giáo viên (GV) đóng vai trò tổ chức, định hướng cho học sinh (HS) hoạt động nhận thức (HĐNT).
    Trong quá trình DH thì PTDH đóng vai trò hết sức quan trọng, góp phần hình thành kiến thức mới, làm rõ các sự vật, hiện tượng Vật lý, làm tăng thêm hứng thú trong quá trình HĐNT cho HS. Hiện nay ngoài các PTDH truyền thống còn các phương tiện hiện đại hỗ trợ DH khác như máy chiếu, tập phim, các phần mềm, máy chiếu đa năng . Nếu vận dụng một cách phù hợp vào từng bài dạy, từng đối tượng học sinh ở từng địa phương sẽ làm thúc đẩy HĐNT của HS. Thực tế giảng dạy ở các trường trung học phổ thông (THPT) miền núi đã đổi mới phương pháp dạy học (PPDH), song quá trình đổi mới trong DH diễn ra vẫn rất chậm. Do vậy, kết quả học tập cũng như kết quả thi tốt nghiệp hàng năm của HS rất thấp, tỉ lệ tốt nghiệp của của tỉnh Bắc Kạn trong ba năm học: Năm 2007 tốt nghiệp là 20,26%, trong đó môn Vật lí đạt
    8,0%; Năm 2008 tốt nghiệp 43,18% trong đó môn Vật lí đạt 9,0%; Năm 2009 tốt nghiệp 60,95% trong đó môn Vật lí đạt 42,0%, kết quả này cũng do nhiều

    nguyên nhân: Thứ nhất, ở miền núi thiếu thốn cơ sở vật chất, điều kiện khó khăn, thiếu GV, phải dạy nhiều giờ trong một tuần. Nên GV thiếu thời gian nghiên cứu tài liệu, PPDH, ngại sử dụng phương tiện DH, ngại đổi mới cách dạy, PP khơi dạy tính tích cực, tự giác, chủ động, tự lực cho HS còn yếu. Thứ hai, HS THPT miền núi chủ yếu là dân tộc thiểu số, xuất thân từ gia đình nông dân, tỉ lệ HS xuất thân từ gia đình cán bộ công nhân viên chức hay gia đình tiểu thương rất ít (ví dụ như lớp T/N của trường Bộc Bố 100% phụ huynh là nông dân) kinh tế rất khó khăn, đặc biệt ở ba trường T/NSP tỉ lệ HS dân tộc thiểu số: Ở lớp T/N trường Bộc Bố có 37 HS, dân tộc Tày (40,54%), Nùng (8,1%), Dao (27%), Sán Chỉ (10,86%), Mông (13,5%), Kinh không có HS nào; Ở lớp T/N trường Ba Bể có 43HS, dân tộc tày (65,1%), Kinh (16,27%), Nùng ( 4,65%), Mông (4,65%), Dao (9,33%); Ở lớp T/N trường Nà Phặc có 40 HS, dân tộc Tày (75%), Kinh (12,5% ), Nùng (5%), Dao (5%), Mông (2,5%) sống ở nơi có điều kiện kinh tế khó khăn, ở xa trung tâm huyện ít được tiếp xúc với những thông tin cũng như các công nghệ kĩ thuật hiện đại. Có những em phải đi bộ từ 25 đến 30 km đến trọ học, các em nhận thức chậm và yếu, nhút nhát, chưa mạnh dạn trong giao tiếp, học tập, chưa có thói quen lao động trí óc, nhưng các em rất hiền ngoan. Mặt khác qua thực tế giảng dạy ở trường THPT miền núi cho thấy phần kiến thức chương “Dòng điện trong các môi trường”(Vật lý11) có ý nghĩa khoa học kĩ thuật quan trọng, gắn liền với cuộc sống, song cũng trừu tượng và khó đối với HS. Vì vậy, nếu GV chỉ chú ý truyền thụ kiến thức mà không dạy HS cách tìm ra kiến thức thì chất lượng dạy và học ở các trường THPT miền núi sẽ rất thấp, không đáp ứng được nhu cầu nguồn nhân lực cho xã hội trong giai đoạn hiện nay. Nhằm khắc phục phần nào những mặt hạn chế trong quá trình DH ở các trường THPT miền núi hiện nay thì việc phân tích các PPDH, chỉ ra cách lựa chọn, sử dụng phối hợp các PPDH và PTDH hợp lí cho từng đối tượng, từng bài dạy để phát

    huy được hoạt động nhận thức tích cực của HS trở nên quan trọng và cần thiết đối với mỗi GV Vật lý PT. Vì vậy chúng tôi lựa chọn vấn đề “Phối hợp các phương pháp và phương tiện dạy học nhằm tích cực hoá hoạt động nhận thức của học sinh trung học phổ thông miền núi khi dạy chương “Dòng điện trong các môi trường”(Vật lý 11- cơ bản) làm đề tài nghiên cứu.


    MỤC LỤC
    Lời cảm ơn Trang
    Danh mục các từ viết tắt
    Mục lục
    Mở đầu .
    1
    Chương 1: Cơ sở lí luận và thực tiễn của việc phối hợp các phương pháp và phương tiện dạy học để tích cực hoá hoạt động nhận thức
    của học sinh .5
    1.1. Tổng quan về vấn đề nghiên cứu 5
    1.2. Hoạt động nhận thức và vấn đề tích cực hoá hoạt động nhận thức 7
    1.2.1. Hoạt động nhận thức 7
    1.2.2. Tích cực hoá hoạt động nhận thức và các biểu hiện của tính tích
    cực nhận thức 9
    1.2.3. Tính tích cực với vấn đề chất lượng học tập 12
    1.2.4. Các biện pháp phát huy hoạt động nhận thức của học sinh 13
    1.3 Phối hợp các phương pháp và phương tiện dạy học để tích cực hoá
    hoạt động nhận thức của học sinh 16
    1.3.1.Các phương pháp dạy học tích cực . 16
    1.3.2. Các phương pháp dạy học có khả năng tích cực hoá hoạt động
    nhận thức của học sinh 19
    1.3.2.1. Phương pháp thế nào được coi là phương pháp dạy học tích cực 19
    1.3.2.2. Phương pháp dạy học giải quyết vấn đề 23
    1.3.2.3. Phương pháp mô hình trong dạy học Vật lí 26
    1.3.2.4. Phương pháp thực nghiệm trong dạy học Vật lí 29
    1.3.2.5. Phương pháp làm việc độc lập của học sinh 31
    1.3.2.6. Tổ chức dạy học theo quan điểm kiến tạo . 33
    1.3.3. Các phương tiện dạy học hiện nay . 36
    1.3.4. Vấn đề lựa chọn và phối hợp các phương pháp và phương tiện dạy học .40
    1.3.4.1. Phân tích ưu nhược điểm của các phương pháp 41
    1.3.4.2. Cơ sở lựa chọn các phương pháp 42
    1.3.4.3. Quy trình lựa chọn và phối hợp các phương pháp dạy học . 44
    1.4. Tìm hiểu thực trạng vận dụng các phương pháp và phương tiện dạy
    học trong các trường THPT miền núi khi dạy một số kiến thức “Dòng
    điện trong các môi trường” 46



    1.4.1. Mục đích điều tra . 46
    1.4.2. Phương pháp và nội dung điều tra . 46
    1.4.3. Kết quả điều tra . 47
    1.4.3.1. Những khó khăn của giáo viên và học sinh . 52
    1.4.3.2. Những hiểu biết quan niệm sai mà học sinh gặp phải khi học một
    số kiến thức về “ Dòng điện trong các môi trường” . 53
    1.4.3.3. Nguyên nhân dẫn đến các quan niệm sai hoặc chưa đầy đủ 56
    1.4.3.4. Hướng khắc phục khó khăn trong việc dạy học Vật lí và kiến nghị .57
    Kết luận chương 1 . 59
    Chương 2: Xây dựng tiến trình dạy học một số bài chương “Dòng điện trong các môi trường”( Vật lí 11-cơ bản) theo hướng phối hợp các phương pháp và phương tiện dạy học để tích cực hoá hoạt động nhận
    thức của học sinh . 60
    2.1. Cấu trúc, vai trò và các mục tiêu dạy học của chương “Dòng điện
    trong các môi trường” . 60
    2.1.1. Cấu trúc của chương “Dòng điện trong các môi trường” . 60
    2.1.2. Vai trò, vị trí của chương “Dòng điện trong các môi trường” 60
    2.1.3. Kiến thức, kĩ năng và thái độ cần đạt được của chương “Dòng điện
    trong các môi trường” . 61
    2.2. Phối hợp các phương pháp và phương tiện dạy học, xây dựng tiến trình dạy học một số kiến thức về chương “Dòng điện trong các môi trường” 63
    2.2.1. Định hướng chung của xây dựng tiến trình dạy học một số bài cụ
    thể theo hướng nghiên cứu của đề tài 63
    2.2.2. Thiết kế tiến trình dạy học bài 1 “Dòng điện trong kim loại” . 66
    2.2.3. Thiết kế tiến trình dạy học bài 2 “Dòng điện trong chất điện phân” . 78
    2.2.4. Thiết kế tiến trình dạy học bài 3 “Dòng điện trong chất khí” 92
    Kết luận chương 2 105
    Chương 3: Thực nghiệm sư phạm . 106
    3.1. Mục đích và nhiệm vụ của thực nghiệm sư phạm 106
    3.1.1. Mục đích 106
    3.1.2. Nhiệm vụ 106
    3.2. Đối tượng và phương pháp thực nghiệm sư phạm . 106
    3.2.1. Đối tượng . 106
    3.2.2. Phương pháp . 106
    3.3. Khống chế các tác động ảnh hưởng đến kết quả thực nghiệm sư phạm . 107
    3.4. Chuẩn bị cho thực nghiệm sư phạm . 108
    3.4.1. Chọn lớp thực nghiệm và lớp đối chứng . 108
    3.4.2. Các bài thực nghiệm sư phạm . 108
    3.5. Giáo viên cộng tác thực nghiệm sư phạm 109
    3.6. Phương pháp đánh giá kết quả thực nghiệm sư phạm 109
    3.6.1. Căn cứ để đánh giá kết quả thực nghiệm sư phạm 109
    3.6.2. Đánh giá, xếp loại . 110
    3.7. Tiến hành thực nghiệm sư phạm 111
    3.7.1. Lịch giảng dạy thực nghiệm sư phạm . 111
    3.7.2. Diễn biến thực nghiệm sư phạm . 112
    3.7.3. Kết quả và sử lí kết quả thực nghiệm sư phạm 121
    3.7.3.1. Yêu cầu chung và xử lí kết quả thực nghiệm sư phạm . 121
    3.7.3.2. Phân tích và xử lí các kết quả định tính của thực nghiệm sư phạm . 123
    3.7.3.3. Phân tích và xử lí kết quả định lượng của thực nghiệm sư phạm 124
    3.8. Đánh giá chung về thực nghiệm sư phạm 136
    Kết luận chương 3 138
    Kết luận chung . 139
    Tài liệu tham khảo . 141
    Phụ lục 1 144
    Phụ lục 2 145
    Phụ lục 3 147
    Phụ lục 4 148
    Phụ lục 5 150
    Phụ lục 6 151
    Phụ lục 7 152
    Phụ lục 8 153
     

    Các file đính kèm:

Đang tải...