Tiểu Luận Phố Cổ Hà Nội Và Nét Hấp Dẫn Của Phố Cổ Đối Với Du Khách

Thảo luận trong 'Xã Hội Học' bắt đầu bởi Thúy Viết Bài, 5/12/13.

  1. Thúy Viết Bài

    Thành viên vàng

    Bài viết:
    198,891
    Được thích:
    173
    Điểm thành tích:
    0
    Xu:
    0Xu
    Phố Cổ Hà Nội Và Nét Hấp Dẫn Của Phố Cổ Đối Với Du Khách
    LỜI MỞ ĐẦU


    Toàn cầu hoá hiện nay đang là một xu thế tất yếu đối với sự phát triển của nhân loại trên nhiều lĩnh vực. Nó đã góp phần tạo cơ hội cho việc giao lưu văn hoá giữa các nước trên thế giới. Ở Việt Nam vấn đề này đã góp phần không nhỏ trong quan hệ hợp tác với các quốc gia khác, tạo nền tảng cho việc phát triển kinh tế, song mặt khác nó lại đặt ra những thách thức cho việc bảo vệ bản sắc văn hoá dân tộc. Phố cổ Hà Nội là một trong những địa điểm bị xu hướng “tân thời hoá”,ưa chuộng đồ ngoại làm cho biến dạng. Hiện nay trong quá trình công nghiệp hoá - hiện đại hoá, để đáp ứng nhu cầu sinh hoạt người dân phá bỏ nhà cũ xây dựng những ngôi nhà mới theo phong cách, kiến trúc hiện đại, bên cạnh đó những ngôi nhà cũ vài trăm tuổi chưa bị phá bỏ thì ở trong tình trạng xuống cấp nghiêm trọng. Tình trạng này đang làm Hà Nội dần mất đi một di sản văn hoá đáng tự hào, ngành du lịch mất đi một nguồn tài nguyên văn hoá trong việc phát triển du lịch văn hoá của thủ đô. Chính vì thế vấn đề cải tạo, bảo vệ và tôn tạo khu di tích này hiện nay đang là vấn đề đáng quan tâm của chính quyền địa phương và thành phố.
    Là một sinh viên kinh tế sau này sẽ làm việc trong lĩnh vực du lịch, vấn đề bảo tồn phố cổ đã thu hút sự quan tâm của em.
    Trong bài viết này em xin phân tích phố cổ ở khía cạnh giá trị văn hoá của nó đối với việc phát triển du lịch và vấn đề khai thác những giá trị đó vào các tour du lịch của thủ đô trong hiện tại và tương lai.
    Em xin chân thành cảm ơn Thạc sĩ Ngô Đức Anh đã hướng dẫn và giúp đỡ em hoàn thành đề án này.


    I. Phố Cổ Hà Nội Và Nét Hấp Dẫn Của Phố Cổ Đối Với Du Khách

    1. Vài nét về phố cổ Hà Nội:

    Hà Nội không chỉ là trung tâm kinh tế, chính trị mà đây còn là trung tâm văn hoá của nước Việt Nam. Hà Nội là nơi hội tụ những tài nguyên tự nhiên và nhân văn phong phú, đa dạng, với một bề dày lịch sử gần 1000 năm đã trở thành một trong những điểm đến du lịch hấp dẫn đối với du khách trong và ngoài nước. Lịch sử ngàn năm Quốc Đô - Thăng Long – Hà Nội bắt đầu từ đời Lý Công Uẩn (1010) khi ông quyết định dời đô từ Hoa Lư (Ninh Bình) ra Thăng Long (Hà Nội). Nhận thấy đây là một địa thế “ở giữa khu vực trời và đất, có thế rồng cuộn hổ ngồi” nên ông đã cho xây dựng đô thị Thăng Long với cấu trúc “tam trùng thành quách” (trong thành ngoài thị). Trải qua chiều dài thời gian trong di sản đô thị Hà Nội , toà thành cổ hầu như đã tan biến và chỉ còn hiện diện bởi những công trình kiến trúc đơn lẻ. Song nó lại được đặc trưng bởi một cơ cấu đô thị hết sức đặc thù - đó là khu phố cổ hay còn gọi là khu vực 36 phố phường. Trước đây dưới triều đại Lý, Trần, Hậu Lê đây là trung tâm thương mại của Thăng Long, là phần thị trong kiến trúc xã hội “tam trùng thành quách”.
    Khi thực dân Pháp xâm chiếm Hà Nội năm 1886, chúng đã phá huỷ gần như toàn bộ hệ thống các di tích văn hoá, kiến trúc truyền thống nằm xung quanh khu vực hồ Hoàn Kiếm để lấy chỗ xây dựng khu phố Tây. Song song với việc hoàn thiện khu vực trung tâm hồ Hoàn Kiếm, người Pháp đã tiến hành chỉnh sửa trong khu vực “36 phố phường” của Hà Nội. Nhưng do ảnh hưởng của phương thức xây dựng mới vẫn còn ở mức độ hạn chế, người Hà Nội vẫn tiếp tục phương thức xây dựng Việt Nam truyền thống trong sửa chữa và xây dựng mới những ngôi nhà của mình. Đó là những ngôi nhà kết cấu gỗ là chủ yếu, mái lợp ngói ta, chiều rộng nhà hẹp và phát triển sâu vào phía trong lô đất bằng những lớp nhà kế tiếp những lớp sân trong. Chính vì vậy, nhìn chung khu phố này vẫn mang nét truyền thống quen thuộc bên cạnh “khu phố Tây” đang hình thành với những đường nét qui hoạch và kiến trúc được du nhập từ châu Âu. Sau này hai khu vực này được gọi là “khu phố cổ” và “khu phố cũ” làm nên niềm tự hào của cả Hà Nội mà không phải bất cứ thành phố nào ở Việt Nam cũng như nhiều nước khác có nổi. Hai thuật ngữ này mới chỉ ra đời từ năm 1995, là một qui ước để tiện cho việc nghiên cứu và tìm giải pháp bảo vệ. Thành phố Hà Nội tạm thời qui định “khu phố cổ” là khu phố có hình tam giác (nhưng kỳ thực là hình thang), hai cạnh ngang là phố Hàng Đậu và dãy phố Hàng Bông – Hàng Gai – Cầu Gỗ – Hàng Thùng. Hai cạnh dọc là phố Trần Nhật Duật và dãy phố Hàng Cót – Hàng Gà - Hàng Điếu – Hàng Da. Còn “khu phố cũ” gồm ba khu vực: khu nhượng địa, khu thành cũ và khu nam Hồ Gươm.
    Khu nhượng địa hình chữ nhật, hai cạnh dài là đường Bạch Đằng và phố Lê Thánh Tông – Trần Thánh Tông, hai cạnh ngang là đoạn đầu phố Tràng Tiền và phố Nguyễn Huy Tự. Ở đây gồm những công trinh kiến trúc kiểu “chính thống”, mái lợp ngói đá đen, mặt bằng có hành lang chạy bốn xung quanh, nhà cuốn hình cung.
    Khu thành cũ gồm các phố Phan Đình Phùng, Hùng Vương, Hoàng Diệu, Điện Biên Phủ, Lê Hồng Phong, Chu Văn An, Trần Phú. Các biệt thự ở đây thường theo kiến trúc miền Bắc nước Pháp, mái dốc, các chi tiết trang trí ở cửa sổ, ở nóc diêm dúa, tỉ mỉ.
    Khu nam Hồ Gươm là một hình chữ nhật mà hai cạnh dài là Tràng Thi – Tràng Tiền và Trần Hưng Đạo, hai cạnh ngang là Phan Bội Châu và Phan Châu Trinh. Khu vực này được xây dựng đồng thời với khu vực thành cũ song qui trình, qui hoạch có chậm hơn vì phải giải toả nhiều làng xóm. Ở khu vực này đa số cũng là biệt thự nhưng mái không dốc, nhiều cửa theo kiến trúc Nam Pháp.




    MỤC LỤC
    Trang
    Lời mở đầu 1
    I. Phố cổ Hà Nội và nét hấp dẫn của phố cổ đối với du khách 2
    1. Vài nét về phố cổ Hà Nội: 2
    2. Nét hấp dẫn của phố cổ đối với du khách: 4
    2.1. Giá trị văn hoá vật thể. 4
    2.2. Giá trị văn hoá phi vật thể 7
    II. Hiện trạng của phố cổ Hà Nội 9
    1. Hiện trạng xây dựng và tu tạo phố cổ: 9
    a. Hiện trạng xây dựng: 9
    b. Công tác qui hoạch, bảo tồn của nhà nước đối với khu phố cổ và tiến độ thực hiện của công tác qui hoạch : 12
    2. Hiện trạng khai thác phố cổ trong các tour du lich: 14
    3. Đánh giá hiện trạng bảo tồn phố cổ và việc khai thác du lịch trong các tour du lịch hiện nay và trong tương lai: 17
    III. Giải pháp nhằm bảo tồn và khai thác có hiệu quả khu phố cổ trong các tour du lịch ở thủ đô 19
    1. Giải pháp về quản lý nhà nước. 19
    2. Nhóm giải pháp về tu tạo và bảo tồn 20
    3. Giải pháp khai thác có hiệu quả giá trị văn hoá, kiến trúc phố cổ trong các tour du lịch. 21
    Kết luận 25
    Danh mục tài liệu tham khảo 26
     
Đang tải...