Tài liệu Phó bảng LÊ TRINH (tiểu sử 1850-1909)

Thảo luận trong 'Lịch Sử' bắt đầu bởi Thúy Viết Bài, 5/12/13.

  1. Thúy Viết Bài

    Thành viên vàng

    Bài viết:
    198,891
    Được thích:
    172
    Điểm thành tích:
    0
    Xu:
    0Xu
    Phó bảng LÊ TRINH (tiểu sử 1850-1909)

    LÊ TRINH (còn có tên Lê Đăng Lĩnh,Lê Đăng Trinh) thuộc tộc họ Lê Cảnh,quê ỏ Bích La Đông,xã Bích La nay là xã Triệu Đông,huyện Triệu Phong tỉnh Quảng Trị.Ông sinh năm 1850,là con trưởng của ông Lê Cảnh Chính,Binh bộ viên ngoại lang,hàm nhị phẩm dưới triều Minh Mạng và vợ là bà Lê Bá Thị Huấn.Thuở nhỏ,ông nổi tiếng thông minh,học giỏi,năm 20 tuổi đổ giải nguyên khoa thi Hương năm Canh Ngọ,Tự Đức 23(1870);năm 25 tuổi đổ phó bảng khoa thi Hội năm Ất Hợi,Tự Đức 28(1875).Cũng từ năm đó ông bước vào quan trường,được bổ làm kiểm thảo viện Hàm Lâm.Trãi qua các triều vua Tự Đức,Kiến Phúc,Hàm Nghi,Đồng Khánh ông từng giữ nhiều chức vụ ở hầu hết các Bộ:biện lý Bộ Hộ,Bộ Lại,tham tri Bộ Hình và các Viện:Tham biện Viện Cơ mật,Chưởng Ấn Viện Đô Sát Ông được cử đi sứ ở Trung quốc,qua thử tài,triều đình nhà Thanh rất khâm phục kiến thức uyên bác của sứ thần nước Nam,vua Quang Tự đã ban cho ông mũ áo tiến sĩ.Trong lĩnh vực giáo dục ông nhiều lần được cử làm phó chủ khảo trường thi Hương tỉnh Thừa Thiên,Chánh chủ khảo trường thi Hương tỉnh Bình Định,nhiều năm làm giáo đạo các ông Hoàng.Năm Thành Thái 10(1899) lúc đang làm tổng đốc An-Hà(Nghệ An-Hà Tĩnh) lấy cớ mẹ ốm nặng,ông xin cáo quan về phụng dưỡng mẹ già.Sau ngày mẹ mất và mãn cư tang,năm Thành Thái 15 (1903) ông được triệu về Kinh thụ phong Phụ chính đại thần,Lễ bộ thượng thư sung Cơ mật viện đại thần.Năm Duy Tân 2 (1908) ông được thăng hàmVinh Lộc đại phu,Hiệp biện đại học sĩ,vẫn giữ chức cũ.Với việc được giao trọng trách trong triều,ông đã có điều kiện để cống hiến cho đất nước trong những năm tiếp theo.Trên cương vị mới,ông đã có một số quyết định có ảnh hưởng lớn đến vận mệnh của đất nước:

    1-Năm 1907 người Pháp phế truất vua Thành Thái,loại bỏ một ông vua yêu nước,trong lúc triều đình bối rối trong việc chọn người kế vị,Phụ chính đại thần Lê Trinh đã có tiếng nói quyết định trong việc tôn vua Duy Tân lên ngôi giúp cho triều Nguyễn có thêm một ông vua yêu nước.Lê Trinh là vị đại thần rất được vua Duy Tân quý mến.

    2-Năm 1908,dịp người Pháp bắt nhà cách mạng Phan Chu Trinh ở Hà Nội và di lý vào Huế giao cho Nam triều xử “trảm quyết”(chém ngay)về tội phản nghịch,2 phụ chính đại thần đầu triều là Lê Trinh và Cao Xuân Dục đã xử phúc khảo y án “trảm giam hậu”(giam trước chém sau)cứu Phan tiên sinh thoát tội chết.

    3-Năm 1905,khi phó bảng Nguyễn Sinh Huy (Nguyễn Sinh Sắc) mang 2 con:Nguyễn Sinh Khiêm,Nguyễn Sinh Cung(Côn)từ Nghệ An vào kinh thành Huế với nguyện vọng để 2 con được theo Tây học trong hoàn cảnh hết sức khó khăn thiếu thốn.Hai quan Thượng Thư Cao Xuân Dục(Bộ Học) và Lê Trinh(Bộ Lễ)vốn cảm mến tài năng,khí tiết của phó bảng Nguyễn Sinh Huy và thông cảm hoàn cảnh khó khăn ngặt nghèo của gia đình ông phó bảng,hai cụ Thượng Cao,Lê đã tìm cách khuyên bảo và tạo điều kiện cho ông Huy có việc làm,nơi ở để 2 con được học hành.(lúc này Nguyễn Sinh Khiêm mang tên Nguyễn Tất Đạt và Nguyễn Sinh Cung mang tên Nguyễn Tất Thành tức Nguyễn Ái Quốc-Hồ Chí Minh sau này).

    Lúc nhàn rỗi việc quan,ông thường làm thơ,câu đối với bút hiệu Bích Phong.Tài sản quý giá nhất mà con,cháu ông còn giữ được là một tập di cảo thơ,câu đối bằng chữ Hán do chính tác giả ghi chép gồm hơn 50 bài thơ theo các thể:thất ngôn bát cú,tứ tuyệt,ngủ ngôn và hơn 100 câu đối.Tập di cảo thơ,câu đối này được lưu giữ theo gia phả cha truyền con nối sau gần 100 năm chưa được biên dịch.Mãi cho đến đầu thế kỷ 21,cùng với việc phát hiện nhiều điều mới về thân thế sự nghiệp của ông,tập di cảo thơ câu đối này mới được biên dịch và xuất bản thành sách với tiêu đề “Bích Phong di thảo”(Lê Ngân biên soạn-Lê Nguyễn Lưu biên dịch NXB Thuận hóa 2006)

     

    Các file đính kèm:

Đang tải...