Tiểu Luận "Phi tập trung hóa, cái gì, khi nào và như thế nào [Chương 5, Sách Phục vụ và Duy trì]. Đọc và rút r

Thảo luận trong 'Hành Chính' bắt đầu bởi Thúy Viết Bài, 5/12/13.

  1. Thúy Viết Bài

    Thành viên vàng

    Bài viết:
    198,891
    Được thích:
    167
    Điểm thành tích:
    0
    Xu:
    0Xu
    Đề bài: Anh/chị đọc Chương 5: “Phi tập trung hóa, cái gì, khi nào và như thế nào” [Sách “Phục vụ và duy trì: Cải thiện hành chính công trong một thế giới cạnh tranh”]. Qua đó, rút ra vấn đề mà anh/chị tâm đắc nhất và phân tích để làm rõ vấn đề đó?

    LỜI NÓI ĐẦU

    Nghiên cứu chương 5: “Phi tập trung hóa, cái gì, khi nào và như thế nào” [Sách “Phục vụ và duy trì: Cải thiện hành chính công trong một thế giới cạnh tranh”], chúng ta có thể nhận thấy các khía cạnh của phi tập trung hóa gồm có:
    Một là: Phi tập trung hóa theo lãnh thổ: Phân chia lãnh thổ quốc gia thành các khu vực nhỏ hơn và phân bổ thẩm quyền giữa các khu vực đó.

    Hai là: Phi tập trung hóa theo chức năng: Phân chia thẩm quyền và trách nhiệm quốc gia cho các cơ quan chức năng khác nhau của chính quyền.

    Ba là:
    Phi tập trung hóa chính trị và hành chính: Phi tập trung hóa chính trị chuyển thẩm quyền ban hành quyết định cho các cấp chính quyền thấp hơn, cổ vũ công dân và các đại biểu dân cử của họ tham gia vào các quy trình ra quyết định. Phi tập trung hóa hành chính là việc thiết kế các vai trò tổ chức, xác định các nhiệm vụ hành chính cụ thể cần thiết để thực hiện các vai trò này và phân công thực hiện các nhiệm vụ đó.

    Bốn là:
    Phi tập trung hóa tài chính: Liên quan đến việc chuyển giao trách nhiệm thu chi từ chính quyền trung ương cho chính quyền cấp dưới.

    Từ 4 khía cạnh của phi tập trung hóa này, bản thân thấy tâm đắc nhấtnội dung: Phi tập trung hóa hành chính và chọn vấn đề "Phân cấp quản lý hành chính Nhà nước ở Trung ương và địa phương (Có phân tích, liên hệ thực tiễn ở Việt Nam)” làm tiểu luận kết thúc môn học Phân cấp hành chính.

    Tác giả bày tỏ lời cảm ơn đến GS. TS Võ Kim Sơn người đã giảng dạy, truyền đạt những kiến thức quý báu, sâu sắc trong suốt môn học hữu ích này. Đồng thời, thầy đã hướng dẫn, tạo điều kiện để lớp nghiên cứu vấn đề này. Trong quá trình nghiên cứu của tác giả với kiến thức ban đầu còn hạn chế nên chắc chắn không tránh khỏi những thiếu sót, rất mong nhận được góp ý, chỉ bảo của GS để tác giả hiểu hơn về nội dung rất hay này./.

    Xin trân trọng của ơn Giáo sư!

    PHẦN NỘI DUNG:

    Để làm rõ vấn đề “Phân cấp quản lý hành chính Nhà nước ở Trung ương và địa phương (Có phân tích, liên hệ thực tiễn ở Việt Nam)”. Tác giả nghiên cứu về 6 nội dung cụ thể như sau:

    Thứ nhất: Về khái niệm phân cấp và phân cấp quản lý Nhà nước: (có nghĩa là trả lời câu hỏi: Phân cấp là gì?, Phân cấp quản lý hành chính là gì?)

    Phân cấp
    là sự chuyển giao quyền quyết định giữa các cấp của bộ máy hành chính nhà nước từ trung ương (cấp trung ương) xuống cho các cấp chính quyền địa phương; Phân cấp thực chất là cách thiết kế cơ cấu tổ chức bộ máy hành chính nhà nước theo trật tự thứ bậc: trung ương và các cấp chính quyền địa phương. Vậy, có thể hiểu phân cấp là một cách tiếp cận tổ chức hoạt động sản xuất, kinh doanh hay cung cấp dịch vụ của tổ chức từ mô hình tập trung (vào một nơi, một địa điểm và chịu sự chỉ huy của một bộ phận) sang mô hình phi tập trung ở nhiều nơi với những công việc khác nhau nhưng cũng đều hướng đến mục tiêu chung.

    Phân cấp trong hoạt động quản lý:
    là phi tập trung quyền quyết định các vấn đề của một tổ chức lớn; Các quyết định và loại quyết định có thể được đưa ra ở các cấp khác nhau trong cơ cấu thứ bậc của tổ chức. Hoạt động của quản lý là việc đưa ra các quyết định quản lý. Vậy, có thể hiểu, phân cấp quản lý là quá trình phi tập trung quyền quyết định ở một tổ chức, một cá nhân và phân chia ra nhiều tổ chức, nhiều cá nhân nhằm thực hiện được mục tiêu, mục đích của tổ chức.

    Phân cấp quản lý hành chính
    , theo nghĩa rộng nhất, là hình thức chuyển giao quyền hạn và trách nhiệm trong việc thực thi các nhiệm vụ công từ cấp trung ương xuống các cơ quan địa phương hoặc giao nhiệm vụ này cho khu vực tư nhân thực hiện.

    * Một số dạng của phân cấp hành chính:

    Có thể chia hình thức phân cấp hành chính theo ba dạng khác nhau dưa vào cách thức tổ chức bộ máy hành chính nhà nước của các nước:
    Ø Tản quyền;
    Ø Ủy quyền
    Ø Trao quyền

    * Hình thức tản quyền: là hình thức đơn giản nhất của phân cấp hành chính. Đó chính là cách thức làm việc mang tính nội bộ của một tổ chức. Hình thức này gắn chặt với cách thức tổ chức hệ thống các cơ quan quản lý hành chính nhà nước trên một số lĩnh vực; Cách tổ chức không phân chia chức năng quản lý kết hợp với chức năng quản lý lãnh thổ. Nó tạo nên một cơ quan quản lý ngành thống nhất với trụ sở chính đặt tại trung ương (thủ đô) và có các bộ phận, chi nhánh đặt tại các địa phương. Về nguyên tắc, các chi nhánh này sẽ không đặt theo địa giới hành chính và không phụ thuộc vào chính quyền địa phương

    * Hình thức ủy quyền:



    TÀI LIỆU THAM KHẢO:

    1. Giáo trình và bài giảng Phân cấp hành chính Nhà nước của PGS. TS Võ Kim Sơn
    2. Nguyễn Cửu Việt - Một số quan điểm về cải cách hành chính, Tạp chí Khoa học - Đại học Quốc gia Hà Nội, 1997, Số 4, tr. 12.
    3. Từ điển Tiếng Việt - Nguyễn Như ý (Chủ biên) NXB. Văn hóa - Thông tin năm 1999.
    4. Từ điển Hành chính – Tô Tử Hạ (Chủ biên) - NXB. Lao động xã hội năm 2003.
    5. GS. Đoàn Trọng Truyến (Chủ biên) - Hành chính học đại cương, NXB. Chính trị Quốc gia, Hà Nội, 1997, tr. 744.
    6. Trương Đắc Linh - Phân cấp quản lý trung ương và địa phương - Một số vấn đề lý luận và thực tiễn, Nghiên cứu lập pháp, 2002, Số 3, tr. 24-25.
    7. Từ điển Tiếng Việt - Viện Ngôn ngữ học, Trung tâm Từ điển học, NXB. Đà Nẵng, 1995, tr. 119.
    8. Từ điển Tiếng Việt, Sđd, tr. 744.
    9. Bộ Nội vụ - Đề án phân cấp quản lý nhà nước trung ương - địa phương, Hà Nội, 8/2003, tr. 1.
    10. Văn kiện Đại hội Đại biểu toàn quốc lần thứ IX - NXB. Chính trị Quốc gia, Hà Nội, 2001, tr. 33
     

    Các file đính kèm:

Đang tải...