Luận Văn Phép lặp từ vựng và lặp ngữ pháp trong thơ hữu thỉnh

Thảo luận trong 'Ngôn Ngữ Học' bắt đầu bởi Bống Hà, 29/9/13.

  1. Bống Hà

    Bống Hà New Member

    Bài viết:
    5,424
    Được thích:
    2
    Điểm thành tích:
    0
    Xu:
    0Xu
    MỞ ĐẦU
    1. Lý do chọn đề tài

    Ngôn ngữ học trong suốt quá trình phát triển luôn quan niệm câu là đơn
    vị cao nhất, hoàn chỉnh nhất. Nhà ngôn ngữ học Mĩ L. Bloomfield đã từng
    đưa ra định nghĩa: “Câu là một kết cấu mà trong phát ngôn đang xét không
    phải là bộ phận của một kết cấu lớn hơn nào” (Dẫn theo Trần Ngọc Thêm).
    Hay một nhà ngôn ngữ học Nga A.A. Refrmatskij cũng nói: “Trong ngôn ngữ
    không còn gì và không thể còn gì nữa ngoài các đơn vị: âm vị, hình vị, từ,
    câu”. Nhưng trên thực tế các lí thuyết ngôn ngữ xây dựng trong phạm vi câu
    ngày càng bộc lộ những hạn chế, không đáp ứng hết được nhu cầu của lí luận
    và thực tiễn. Chính vì thế một bộ môn mới ra đời nghiên cứu những hiện
    tượng ngôn ngữ ở lĩnh vực trên câu đó là ngôn ngữ học văn bản.
    Ngôn ngữ học văn bản là một bộ môn khá mới mẻ trong khoa học ngôn
    ngữ. Trong ngữ pháp văn bản thì tính liên kết được xem là đặc điểm cơ bản
    nhất bởi các nhà ngôn ngữ học văn bản cho rằng văn bản không phải là một
    phép cộng đơn thuần của các câu. Giữa các câu trong một văn bản có một mối
    liên hệ chặt chẽ. Bất kì một văn bản nào cũng sử dụng một hoặc hơn một
    phương thức liên kết và đôi khi còn lồng ghép, đan xen giữa các phép liên
    kết: như sử dụng phép thế để tránh lặp từ vựng, hay như trong lặp ngữ pháp
    thường có phép đối đi kèm .Ngoài ra người ta còn chú ý đến những hiện
    tượng mang chức năng liên kết như: sử dụng từ nối, song hành cú pháp, các
    hiện tượng tỉnh lược Trong số những phương tiện liến kết câu đó chúng tôi
    nhận thấy hiện tượng lặp là một hiện tượng khá phổ biến trong tiếng Việt. Nó
    không chỉ được các nhà nghiên cứu quan tâm mà các nhà thơ, nhà văn cũng
     

    Các file đính kèm:

Đang tải...