Thạc Sĩ Phép lặp từ vựng và lặp ngữ pháp trong thơ Hữu Thỉnh

Thảo luận trong 'Ngôn Ngữ Học' bắt đầu bởi Thúy Viết Bài, 5/12/13.

  1. Thúy Viết Bài

    Thành viên vàng

    Bài viết:
    198,891
    Được thích:
    173
    Điểm thành tích:
    0
    Xu:
    0Xu

    MỞ ĐẦU

    1. Lý do chọn đề tài


    Ngôn ngữ học trong suốt quá trình phát triển luôn quan niệm câu là đơn vị cao nhất, hoàn chỉnh nhất. Nhà ngôn ngữ học Mĩ L. Bloomfield đã từng đưa ra định nghĩa: “Câu là một kết cấu mà trong phát ngôn đang xét không phải là bộ phận của một kết cấu lớn hơn nào” (Dẫn theo Trần Ngọc Thêm). Hay một nhà ngôn ngữ học Nga A.A. Refrmatskij cũng nói: “Trong ngôn ngữ không còn gì và không thể còn gì nữa ngoài các đơn vị: âm vị, hình vị, từ, câu”. Nhưng trên thực tế các lí thuyết ngôn ngữ xây dựng trong phạm vi câu ngày càng bộc lộ những hạn chế, không đáp ứng hết được nhu cầu của lí luận và thực tiễn. Chính vì thế một bộ môn mới ra đời nghiên cứu những hiện tượng ngôn ngữ ở lĩnh vực trên câu đó là ngôn ngữ học văn bản.

    Ngôn ngữ học văn bản là một bộ môn khá mới mẻ trong khoa học ngôn ngữ. Trong ngữ pháp văn bản thì tính liên kết được xem là đặc điểm cơ bản nhất bởi các nhà ngôn ngữ học văn bản cho rằng văn bản không phải là một phép cộng đơn thuần của các câu. Giữa các câu trong một văn bản có một mối liên hệ chặt chẽ. Bất kì một văn bản nào cũng sử dụng một hoặc hơn một phương thức liên kết và đôi khi còn lồng ghép, đan xen giữa các phép liên kết: như sử dụng phép thế để tránh lặp từ vựng, hay như trong lặp ngữ pháp thường có phép đối đi kèm .Ngoài ra người ta còn chú ý đến những hiện tượng mang chức năng liên kết như: sử dụng từ nối, song hành cú pháp, các hiện tượng tỉnh lược Trong số những phương tiện liến kết câu đó chúng tôi nhận thấy hiện tượng lặp là một hiện tượng khá phổ biến trong tiếng Việt. Nó không chỉ được các nhà nghiên cứu quan tâm mà các nhà thơ, nhà văn cũng sử dụng như một thủ pháp nghệ thuật để tạo nên những tác động tích cực tới

    cảm quan của người đọc.Trong các nhà thơ đã từng biết đến chúng tôi nhận thấy Hữu Thỉnh là một trong những nhà thơ như thế. Ông đã sử dụng hiện tượng lặp như một thủ pháp để liên kết văn bản.

    Tác giả Hữu Thỉnh là tác giả được giảng dạy trong trường phổ thông nên việc tìm hiểu về hiện tượng lặp trong các sáng tác của nhà thơ này này là một việc hết sức cần thiết. Điều này sẽ giúp chúng ta nắm vững kiến thức cơ bản về hiện tượng lặp để sử dụng một cách đúng đắn, hiệu quả.
    Từ những lí do trên chúng tôi mạnh dạn tiến hành chọn đề tài nghiên cứu:

    Phép lặp từ vựng và lặp ngữ pháp trong thơ Hữu Thỉnh



    MỤC LỤC
    MỞ ĐẦU .3

    1. Lý do chọn đề tài . 3

    2. Lịch sử vấn đề . 4

    3. Mục đích nghiên cứu 7

    4. Nhiệm vụ nghiên cứu 7

    5. Ý nghĩa khoa học và thực tiễn của luận văn 7

    6. Phạm vi nghiên cứu của luận văn 7

    7. Phương pháp nghiên cứu 7

    8. Bố cục của luận văn 8

    Chương I .9
    CƠ SƠ LI LUÂN .9


    1.1. Môt vai net vê ngư phap văn ban (NPVB) . 9

    1.1.1. Khái niệm về văn bản . 9

    1.1.2. Khái niệm li ên kêt văn ban va môt sô khai niêm liên quan đên liên kêt văn ban . 9

    1.2. Hê thông cac phep liên kêt văn ban 11

    1.2.1. Phép lặp . 11

    1.2.2. Phép đối . 16

    1.2.3. Phép liên tưởng . 19

    1.2.4. Phép tuyến tính 22

    1.2.5. Phép thế . 24

    1.2.6. Phép tỉnh lược . 26

    1.2.7. Phép nối . 28

    1.3. Vai trò của phép lặp trong liên kết văn bản thơ . 29
    Chương 2 .32

    PHÉP LẶP TỪ VỰNG VÀ LẶP NGỮ PHÁP TRONG THƠ HỮU THỈNH
    32

    2.1. Lí thuyết về hiện tượng lặp 32

    2.1.1. Hiện tượng lặp . 32

    2.1.2. Phép lặp từ vựng . 34

    2.1.3. Phép lặp ngữ pháp . 39

    2.2. Đôi nét về ngôn ngữ thơ Hữu Thỉnh . 41

    2.3. Kết quả khảo sát và thống kê phép lặp từ vựng và lặp ngữ pháp trong thơ Hữu Thỉnh . 44

    2.3.1. Kết quả phép lặp từ vựng trong thơ Hữu Thỉnh 44

    2.3.2. Kết quả phép lặp ngữ pháp trong thơ Hữu Thỉnh . 57

    2.4. Tiểu kết . 60

    Chương 3 .62

    GIÁ TRỊ NGHỆ THUẬT CỦA PHÉP LẶP TỪ VỰNG VÀ LẶP NGỮ PHÁP TRONG THƠ HỮU THỈNH
    .62

    3.1. Giá trị nghệ thuật của phép lặp từ vựng trong thơ Hữu Thỉnh 62

    3.1.1. Lặp từ vựng góp phần tạo nên giá trị nhận thức . 62

    3.1.2. Lặp từ vựng góp phần tạo nên giá trị miêu tả . 72

    3.1.3. Lặp từ vựng tạo giá trị biểu cảm 74

    3.1.4. Lặp từ vựng góp phần tạo nên nhạc điệu cho thơ . 77

    3.1.5. Lặp từ ngữ góp phần tạo nên giá trị liên kết 79

    3.2. Giá trị nghệ thuật của phép lặp ngữ pháp . 86

    3.2.1. Lặp ngữ pháp góp phần tạo nên tính nhạc cho thơ . 86

    3.2.2. Lặp ngữ pháp góp phần tạo nên giá trị nhận thức . 90

    3.2.3. Lặp ngữ pháp góp phần tạo nên giá trị miêu tả . 97

    3.2.4. Lặp ngữ pháp tạo giá trị biểu cảm 100

    3.2.5. Lặp ngữ pháp góp phần tạo nên giá trị liên kết . 102

    3.3. Tiểu kết . 107
    PHẦN KẾT LUẬN
    TÀI LIỆU THAM KHẢO .110
     

    Các file đính kèm:

Đang tải...