Sách Phép bỏ dấu hỏi-ngã trong tiếng việt & việt ngữ hỏi ngã tự vị

Thảo luận trong 'Sách Khác' bắt đầu bởi Thúy Viết Bài, 5/12/13.

  1. Thúy Viết Bài

    Thành viên vàng

    Bài viết:
    198,891
    Được thích:
    167
    Điểm thành tích:
    0
    Xu:
    0Xu
    PHẦN MỘT PHÉP BỎ DẤU HỎI NGÃ I. HỆ THỐNG TIẾNG VIỆT ÂM THỂ ÂM là những yếu tố đầu tiên dùng để tạo nên tiếng. Âm được chia thành hai loại: Nguyên-âm và Phụ-âm. Nguyên-âm và Phụ-âm kết hợp nhau, hiệp với Giọng, thành một tiếng có nghĩa, gọi là Từ. Nguyên-âm có thể đứng một mình trong lời nói. Phụ-âm bao giờ cũng tùy thuộc Nguyên âm. a/ NGUYÊN ÂM và PHỤ ÂM Tiếng Việt có 12 Nguyên âm: a ă â e ê i y o ô ơ u ư

    và 23 phụ âm: b, c (k), ch, d, đ, g (gh), gi, kh, l, m, n, ng (ngh), nh, p, ph, qu, r, s, t, th, tr, v, x. b/ GIỌNG (cũng gọi là THINH) Tiếng Việt có tám giọng, thành hệ thống liên hệ nhau: Bốn giọng Bổng đối chiếu với bốn giọng Trầm. Giọng Bổng còn gọi là Thanh thinh. Giọng Trầm còn gọi là Trọc thinh BỔNG: ngang, hỏi, sắc, sắc nhập[*] TRẦM: huyền, ngã, nặng, nặng nhập[*][*] Sắc nhập hoặc Nặng nhập là giọng của một Tiếng-Đôi do hai tiếng hợp lại theo Luật Thuận-thinh-âm. * Sắc nhập gồm những Tiếng-đôi mà tiếng đầu không dấu, tiếng sau mang dấu Sắc, và có c, ch, p, t, ở cuối. Ví dụ: nươm nướp, vun vút, thinh thích, rưng rức. * Nặng nhập gồm những tiếng đôi mà tiếng đầu có dấu Huyền,
     
Đang tải...