Tiểu Luận Phép biện chứng về mối liên hệ phổ biến, vận dụng phân tích mối liên hệ giữa vấn đề tăng trưởng và c

Thảo luận trong 'Triết Học' bắt đầu bởi Thúy Viết Bài, 5/12/13.

  1. Thúy Viết Bài

    Thành viên vàng

    Bài viết:
    198,891
    Được thích:
    167
    Điểm thành tích:
    0
    Xu:
    0Xu
    MỤCLỤC

    CHƯƠNG 1: Nguyên lý về mối liên hệ phổ biến 3
    1.1. Khái niệm về mối liên hệ phổ biến 3
    1.2. Các tính chất của mối liên hệ .3
    1.2.1.Tính khách quan 3
    1.2.2.Tính phổ biến .4
    1.2.3.Tính đa dạng 4
    1.3. Ý nghĩa phương pháp luận .5
    CHƯƠNG 2: Vấn đề tăng trưởng kinh tế và công bằng xã hội ở Việt Nam hiện nay – nhìn từ góc độ phép biện chứng về mối liên hệ phổ biến .6
    2.1. Mối liên hệ giữa tăng trưởng kinh tế và công bằng xã hội .6
    2.1.1. Khái niệm tăng trưởng kinh tế và công bằng xã hội .6
    2.1.2. Mối liên hệ giữa tăng trưởng kinh tế và công bằng xã hội 6
    2.2. Tăng trưởng kinh tế và công bằng xã hội ở Việt Nam hiện nay .7
    2.2.1.Tăng trưởng kinh tế gắn với thực hiện công bằng xã hội ở Việt Nam là tất yếu khách quan .7
    2.2.2. Những thành tựu của Việt Nam đạt được .9
    2.2.3. Những hạn chế và giải pháp 14
    2.2.3.1. Những hạn chế .14
    2.2.3.2. Giải pháp 14
    KẾT LUẬN 17
    TÀI LIỆU THAM KHẢO 18




    LỜI MỞ ĐẦU

    Khi khởi xướng công cuộc đổi mới, Đảng ta và Nhà nước đã nêu rõ chủ trương kết hợp ngay từ đầu và trong từng bước giữa tăng trưởng kinh tế với công bằng xã hội. Mục tiêu hàng đầu của nước ta là xây dựng một nước Việt Nam “ dân giàu, nước mạnh, xã hội công bằng, dân chủ văn minh”.Tại Đại hội Đảng lần thứ IX, Đảng ta đã khẳng định mục tiêu : tăng trưởng kinh tế gắn liền với công bằng xã hội phải được thực hiện ngay trong từng bước phát triển nền kinh tế thị trường định hướng Xã hội chủ nghĩa.
    Vậy Đảng và Nhà nước ta đã thực hiện nó như thế nào? Tại sao trong nền kinh tế thị trường của Việt Nam bên cạnh việc tăng trưởng kinh tế thì sự phân hoá giàu nghèo ngày càng gia tăng? Phải chăng chủ trươngđề rađã không được thực hiện đúng?
    Là một sinh viên kinh tế, việc nhận thức mối liên hệ giữa tăng trưởng kinh tế với công bằng xã hội là cần thiết. Vì vậy, với những tìm tòi tài liệu và sách báo tham khảo cùng với sự hướng dẫn của giáo viên bộ môn, em đã quyết định chọn đề tài “ Phép biện chứng về mối liên hệ phổ biến, vận dụng phân tích mối liên hệ giữa vấn đề tăng trưởng và công bằng xã hội ở Việt Nam hiện nay ”. Đề tài giúp em hiểu và thấy được những chính sách, giải pháp và hướng đi đúng đắn của Đảng và Nhà nước trong quá trình đổi mới.
    Với những hiểu biết và kinh nghiệm thực tế còn hạn chế, những sai sót trong khi thực hiện sẽ là điều không thể tránh khỏi, em rất mong được những lời nhận xét và góp ý quý báu của cô giáo.


    CHƯƠNG 1: Nguyên lý về mối liên hệ phổ biến


    1.1. Khái niệm về mối liên hệ phổ biến
    Các sự vật, hiện tượng và các quá trình khác nhau của thế giới có mối liên hệ qua lại, tác động, ảnh hưởng lẫn nhau hay tồn tại biệt lập với nhau, tách rời nhau? Nếu chúng có mối liên hệ qua lại thì cái gì quy định mối liên hệ đó?
    Trong lịch sử triết học, để trả lời những câu hỏi đó đã có những quan điểm khác nhau. Trả lời câu hỏi thứ nhất, những người theo quan điểm siêu hình cho rằng các sự vật, hiện tượng tồn tại biệt lập, tách rời nhau, cái này tồn tại bên cạnh cái kia. Chúng không có sự phụ thuộc, không có sự ràng buộc và quy định lẫn nhau. Nếu có thì cũng chỉ là sự quy định bề ngoài mang tính ngẫu nhiên.
    Trái lại, những người theo quan diểm biện chứng lại cho rằng các sự vật, hiện tượng, các quá trình khác nhau vừa tồn tại độc lập, vừa quy định, tác động qua lại, chuyển hoá lẫn nhau. Chẳng hạn như sự gia tăng dân số sẽ tác động trực tiếp đến kinh tế, xã hội, giáo dục ; hay như vấn đề môi trường tác động, ảnh hưởng tới hoạt động của con người, và hoạt động của con người cũng tác động trở lại to lớn đến sự biến đổi của môi trường.v.v
    Trả lời câu hỏi thứ hai, những người theo chủ nghĩa duy tâm khách quan và chủ nghĩa duy tâm chủ quan trả lời rằng, cái quyết định mối liên hệ, sự chuyển hoá lẫn nhau giữa các sự vật, hiện tượng là một lực lượng siêu nhiên hay ở ý thức, cảm giác của con người Heghen - xuất phát từ lập trường duy tâm khách quan vạch ra rằng “ý niệm tuyệt đối” là nền tảng của mối liên hệ giữa các sự vật, hiện tượng. trong khi đó, những người theo quan điểm duy vật biện chứng khẳng định tính thống nhất vật chất của thế giới là cơ sở của mối liên hệ giữa các sự vật, hiện tượng. Các sự vật, hiện tượng tạo thành thế giới, dù có đa dạng, phong phú đến bao nhiêu thì cũng chỉ là những dạng khác nhau của một thế giới duy nhất, thống nhất - thế giới vật chất. Nhờ có tính thống nhất đó, chúng không thể tồn tại tách rời nhau, mà tồn tại trong sự tác động qua lại, chuyển hoá lẫn nhau theo những
    quan hệ xác định. Chính trên cơ sở đó, triết học duy vật biện chứng khẳng định rằng: mối liên hệ phổ biến là phạm trù triết học để chỉ sự quy định, sự tác động qua lại, sự chuyển hoá lẫn nhau giữa các sự vật, hiện tượng hay giữa các mặt của một sự vật, của một hiện tượng trong thế giới.
    1.2 Các tính chất của mối liên hệ
    1.2.1.Tính khách quan
     

    Các file đính kèm:

Đang tải...