Đồ Án Phép biện chứng về mối liên hệ phổ biến và vận dụng phân tích mối liên hệ giữa xây dựng nền Kinh tế

Thảo luận trong 'Kinh Tế Chính Trị' bắt đầu bởi Thúy Viết Bài, 5/12/13.

  1. Thúy Viết Bài

    Thành viên vàng

    Bài viết:
    198,891
    Được thích:
    172
    Điểm thành tích:
    0
    Xu:
    0Xu
    Đề tài: Phép biện chứng về mối liên hệ phổ biến và vận dụng phân tích mối liên hệ giữa xây dựng nền Kinh tế độc lập tự chủ với hội nhập Kinh tế quốc tế


    Mục lục

    Nội dung

    Lời mở đầu 2

    Chương I: Nguyên lý về mối liên hệ phổ biến chính là cơ
    sở lý luận của đề tài.
    1. Những khái niệm cơ bản .4
    2. Nội dung nguyên lý .4
    3. Nguyên lý về mối liên hệ phổ biến là cơ sở của quan
    điểm toàn diện và quan điểm lịch sử .5

    Chương II: Phát huy nền kinh tế độc lập tự chủ và chủ động hội
    nhập kinh tế quốc tế là đòi hỏi của thực tiễn
    1. Quan niệm về kinh tế độc lập tự chủ . 6
    2. Một số vấn đề trong xây dựng định hướng chiến lược hội
    nhập kinh tế quốc tế 7

    Chương III: Mối liên hệ giữa xây dựng nền kinh tế độc lập tự chủ
    với chủ động hội nhập kinh tế quốc tế 9

    Chương IV: Việt Nam trong tiến trình hội nhập kinh tế quốc tế
    Vấn đề và giải pháp
    1. Những thuận lợi chung .11
    2. Những khó khăn và tồn tại cơ bản . 13
    3. Phương hướng, giải pháp xây dựng nền kinh tế độc lập tự chủ
    và chủ động hội nhập kinh tế quốc tế
    3.1 Những điều kiện và giải pháp chủ yếu để đảm bảo tự chủ về
    Kinh tế 15
    3.2 Tư tưởng chỉ đạo trong hội nhập kinh tế quốc tế 15
    3.3 Những việc quan trọng cần tập trung sức thực hiện để chủ
    hội nhập có hiệu quả 16
    Thay lời kết .19

    Tài liệu tham khảo 20

    Lời mở đầu

    Xây dựng nền kinh tế độc lập tự chủ và chủ động hội nhập kinh tế quốc tế là đường lối phát triển kinh tế hoàn toàn đúng đắn và chính xác mà Đảng ta đã vạch ra trong giai đoạn hiện nay. Hai mặt đó có mối quan hệ biện chứng với nhau, bổ sung cho nhau, nhằm phát triển nền kinh tế nước ta ngày càng vững mạnh theo định hướng xã hội chủ nghĩa.

    Phép biện chứng về mối liên hệ phổ biến chính là cơ sở của việc hội nhập kinh tế quốc tế - xu hướng tất yếu của lịch sử nhân loại. Đúng như nhận định của Mác - Angghen trong tuyên ngôn của Đảng Cộng sản: "Đại công nghiệp tạo ra thị trường thế giới .Thay cho tình trạng cô lập trước kia của các địa phương và dân tộc tự cung tự cấp, ta thấy phát triển những quan hệ phổ biến giữa các dân tộc".

    Đây là một vấn đề vô cùng cấp thiết đối với nước ta khi chuyển từ một nước nông nghiệp lạc hậu sang nước công nghiệp, từ bao cấp sang cơ chế thị trường. Riêng đối với nước ta, một nước kém phát triển về kinh tế tiến lên con đường công nghiệp hoá, hiện đại hoá thì nhu cầu về vốn, công nghệ, kinh nghiệm quản lý, thị trường càng cần thiết. Để tranh thủ được những nguồn lực bên ngoài bổ sung cho nội lực, chúng ta tự giác, chủ động chọn con đường hội nhập kinh tế vì lợi ích của chính nước ta chứ không phải "chạy theo mốt", càng không phải do bất kỳ sức ép nào.

    Mở cửa, hội nhập, toàn cầu hoá là những cung bậc của quá trình tham gia của một nước vào phân công lao động quốc tế. Thực tế cho thấy, đây là một quá trình chứa đựng cả thời cơ và thách thức.Nghiên cứu vấn đề trên nhằm có cái nhìn đúng đắn và thực tế, từ đó chỉ ra những cơ hội, khó khăn, đưa ra những biện pháp nhằm giải quyết thách thức. Thời cơ là ở chỗ, bằng con đường hội nhập mới có thể tiếp cận được với những thành tựu mới nhất về khoa học, kỹ thuật và công nghệ và bằng cách đó thì các nước nghèo và chậm phát triển mới có cơ hội để vươn lên, nâng cao dân trí và cuộc sống người dân, mới tránh được tụt hậu xa hơn, mà phần lớn các thành tựu ấy, cũng như một lực lượng vật chất khổng lồ của nhân loại, nằm trong số các nước giầu. Thách thức là ở chỗ, hàng hoá rẻ từ những quốc gia có nền kinh tế phát triển hơn, có năng suất lao động cao hơn cạnh ttanh bóp chết các nền sản xuất non trẻ và lạc hậu trong nước . Nhưng tựu trung không hội nhập, hoặc đứng ngoài thì sự thua thiệt còn lớn hơn những khó khăn nảy sinh trong quá trình ấy. Không còn sự lựa chọn nào khác, các nước nghèo và đang phát triển phải vừa hợp tác, vừa đấu tranh để bảo vệ quyền lợi cho mình.

    Hiện nay tất cả các nước trên thế giới khi tham gia quá trình toàn cầu hoá kinh tế, đều khẳng định mạnh mẽ chủ quyền kinh tế của mình, ở nước ta vấn đề này càng được nhấn mạnh và được coi là một trong những nội dung chính yếu của đường lối kinh tế do Đại hội IX của Đảng đề ra: "Đẩy mạnh công nghiệp hoá, xây dựng nền kinh tế độc lập tự chủ, đưa nước ta trở thành một nước công nghiệp ."

    Như vậy, xây dựng nền kinh tế độc lập tự chủ đã trở thành chủ trương của Đảng, là nhiệm vụ quan trọng của sự nghiệp cách mạng nước ta trong thời kỳ mới. Tuy nhiên đây là vấn đề mới mẻ và phức tạp nên vẫn còn những ý kiến khác nhau, rất cần được trao đổi.

    Chính vì tính yêu cầu cấp thiết của vấn đề mà em đã chọn đề tài "Phép biện chứng về mối liên hệ phổ biến. Vận dụng phân tích mối quan hệ giữa xây dựng nền kinh tế độc lập tự chủ và chủ động hội nhập kinh tế quốc tế"

    Trước hết em xin chân thành cảm ơn sự hướng dẫn và giúp đỡ tận tình của cô giáo bộ môn triết học Nguyễn Thị Ngọc Anh đã giúp em hiểu được đề tài một cách sâu sắc, toàn diện và hoàn thành bài viết này.
     
Đang tải...