Tiểu Luận Phép biện chứng vê mối liên hệ phổ biến và vận dụng phân tích mối liên hệ giữa tăng trưởng kinh tế v

Thảo luận trong 'Triết Học' bắt đầu bởi Thúy Viết Bài, 5/12/13.

  1. Thúy Viết Bài

    Thành viên vàng

    Bài viết:
    198,891
    Được thích:
    167
    Điểm thành tích:
    0
    Xu:
    0Xu
    Mục lục

    Lời mở đầu. 1
    I) Phép biện chứng về mối quan hệ phổ biến. 2
    1) Khái niệm phép biện chứng và phép biện chứng duy vật 2
    2) Nguyên lý về mối quan hệ phổ biến. 3
    a) Khái niệm về mối liên hệ, mối liên hệ phổ biến. 3
    b) Tính chất của mối liên hệ. 4
    c) Ý nghĩa phương pháp luận về mối liên hệ phổ biến. 5
    II) Mối liên hệ giữa tăng trưởng kinh tế với bảo vệ môi trường sinh thái 6
    1) Mối liên hệ giữa tăng trưởng kinh tế với bảo vệ môi trường. 6
    2) Những tác động tiêu cực của tăng trưởng kinh tế tới môi trường. 7
    3) Những biện pháp phát triển bền vững của đất nước ta. 11
    Kết luận. 14



    Lời mở đầu
    Từ khi bắt tay vào công cuộc đổi mới năm 1986 cho tới nay, đất nước ta đã có những bước phát triển vượt bậc trên mọi phương diện về kinh tế, văn hóa, xã hội, đời sống của người dân ngày cảng được nâng cao cả về vật chất và tinh thần. Tuy nhiên, chính việc tăng trưởng kinh tế một cách nhanh chóng không đi kèm với việc bảo vệ môi trường đã khiến cho môi trường bị hủy hoại, tàn phá nặng nề. Thiên tai, lũ lụt cùng nhiều hiện tượng thời tiết bất thường diễn ra thường xuyên trong vài năm trở lại đây là hồi chuông cảnh tỉnh cho tất cả các quốc gia. Vấn đề biến đổi khí hậu đang là một vấn đề nóng bỏng đòi hỏi tất cả mọi người trên thế giới phải chung tay hành động. Chính vì thế, vấn đề phát triển bền vững ngày càng được quan tâm, trở thành yêu cầu phát triển của toàn cầu. Quan điểm phát triển nhanh và bền vững đã sớm được Đảng và Nhà nước đặt ra và đã trở thành chủ trương nhất quán trong lãnh đạo, quản lý, điều hành tiến trình phát triển của đất nước.
    Bài tiểu luận với đề tài: “Phép biện chứng vê mối liên hệ phổ biến và vận dụng phân tích mối liên hệ giữa tăng trưởng kinh tế với bảo vệ môi trường” hi vọng sẽ đưa ra một cái nhìn tổng quát về mối liên hệ, sự tác động qua lại giữa tăng trưởng kinh tế và bảo vệ môi trường. Đồng thời, tôi cũng xin trích dẫn một số giải pháp phát triển bền vững, tăng trưởng kinh tế đi liền với bảo vệ môi trường sinh thái, mong rằng nhà nước cùng các cấp, các ngành có liên quan sớm tìm ra một phương hướng phát triển bền vững cho nền kinh tế nước nhà.

    I) Phép biện chứng về mối quan hệ phổ biến
    1) Khái niệm phép biện chứng và phép biện chứng duy vật
    Trong chủ nghĩa Mác­­ – Lênin, khái niệm biện chứng dùng để chỉ các mối liên hệ, tương tác, chuyển hóa và vận động, phát triển theo quy luật của các sự vật, hiện tượng, quá trình trong tự nhiên, xã hội và tư duy.
    Biện chứng bao gồm biện chứng khách quan và biện chứng chủ quan. Biện chứng khách quan là biện chứng của thế giới vật chất, còn biện chứng chủ quan là sự phản ánh biện chứng khách quan vào trong đời sống ý thức của con người.
    Phép biện chứng là học thuyết nghiên cứu, khái quát biện chứng của thế giới thành hệ thống các nguyên lý, quy luật khoa học nhằm xây dựng hệ thống các nguyên tắc phương pháp luận của nhận thức và thực tiễn. Với nghĩa như vậy, phép biện chứng thuộc về biện chứng chủ quan nhưng đồng thời nó cũng đối lập với phép siêu hình – phương pháp tư duy về sự vật, hiện tượng của thế giới trong trạng thái cô lập và bất biến.
    Phép biện chứng duy vật: Theo Ăngghen: “Phép biện chứng là môn khoa học về những qui luật phổ biến của sự vận động và sự phát triển của tự nhiên, của xã hội loài người và của tư duy”
    Phép biện chứng duy vật là hệ thống các nguyên lý, phạm trù, quy luật cơ bản của phép biện chứng và lý luận nhận thức duy vật biện chứng. Đó là:
    ŸNguyên lý về mối liên hệ phổ biến, nguyên lý về sự phát triển;
    Các cặp phạm trù: Cái chung và cái riêng; Nguyên nhân và kết quả; Tất nhiên và ngẫu nhiên; Nội dung và hình thức; Bản chất và hiện tượng; Khả năng và hiện thực;
    ŸCác qui luật: Qui luật chuyển hóa từ những sự thay đổi về lượng dẫn đến thay đổi về chất và ngược lại; Qui luật thống nhất và đấu tranh của các mặt đối lập; Qui luật phủ định của phủ định;
    ŸLý luận nhận thức của chủ nghĩa duy vật biện chứng.
    Những đặc trưng cơ bản và vai trò của phép biện chứng duy vật
    Phép biện chứng duy vật của chủ nghĩa Mác – Lênin là phép biện chứng được xác lập trên nền tảng của thế giới quan duy vật khoa học, nghiên cứu những quy luật phổ biến nhất của sự vận động, phát triển của cả 3 lĩnh vực tự nhiên, xã hội và tư duy.
    Trong phép biện chứng duy vật của chủ nghĩa Mác – Lênin có sự thống nhất giữa nội dung thế giới quan (duy vật biện chứng ) và phương pháp luận (biện chứng duy vật ), do đó nó không dừng lại ở sự giải thích thế giới mà còn là công cụ để nhận thức và cải tạo thế giới.
    Do tính phổ biến của các quy luật mà nó nghiên cứu nên phép biện chứng duy vật cũng là phương pháp chung nhất cho việc nghiên cứu của các ngành khoa học cũng như hoạt động thực tiễn.
    2) Nguyên lý về mối quan hệ phổ biến
    a) Khái niệm về mối liên hệ, mối liên hệ phổ biến
    Đối lập phép biện chứng, quan điểm siêu hình cho rằng sự tồn tại của các sự vật và hiện tượng trong thế giới là những cái tách rời nhau, giữa chúng không có sự liên hệ tác động qua lại, không có sự chuyển hóa lẫn nhau và nếu có chỉ là sự liên hệ mang tính chất ngẫu nhiên, gián tiếp, v.v . Ngược lại, phép biện chứng duy vật cho rằng, trong sự tồn tại của các sự vật và hiện tượng của thế giới không phải là sự tồn tại tách rời và cô lập lẫn nhau, mà chúng có những mối liên hệ, tác động qua lại lẫn nhau, ràng buộc và phụ thuộc, qui định lẫn nhau, chuyển hoá cho nhau v.v .
     

    Các file đính kèm:

Đang tải...