Luận Văn Phép biện chứng về mâu thuẫn & vận dụng phân tích mâu thuẫn biện chứng trong nền Kinh tế thị trường

Thảo luận trong 'CNXH Khoa Học' bắt đầu bởi Thúy Viết Bài, 5/12/13.

  1. Thúy Viết Bài

    Thành viên vàng

    Bài viết:
    198,891
    Được thích:
    173
    Điểm thành tích:
    0
    Xu:
    0Xu
    Tên đề tài : Phép biện chứng về mâu thuẫn & vận dụng phân tích mâu thuẫn biện chứng trong nền KTTT định hướng XHCN ở nước ta


    ĐỀ CƯƠNG CHI TIẾT
    A. Đặt vấn đề:
    B. Nội dung:
    1. Tính tất yếu phải xây dựng nền kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa ở nước ta:
    1.1: Nền kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa.
    1.1.1: Khái niệm nền kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa.
    1.1.2: Những đặc trưng của nền kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa ở nước ta.
    1.2: Thực trạng nền kinh tế nước ta trước thời kì đổi mới.
    1.3 : Những thành tựu về kinh tế mà nước ta đã đạt được sau khi xây dựng nền kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa.
    2. Những mâu thuẫn trong quá trình xây dựng và phát triển nền kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa ở nứơc ta:
    2.1: Lí luận chung về mâu thuẫn.
    2.2: Mâu thuẫn giữa lực lượng sản xuất và quan hệ sản xuất là mâu thuẫn cơ bản trong nền kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa.
    2.3: Nền kinh tế nhiều thành phần: thực trạng và những mâu thuẫn nảy sinh, tồn tại xung quanh.
    2.3.1: Thực trạng các thành phần kinh tế nước ta hiện nay.
    2.3.2: Những mâu thuẫn xung quanh các thành phần kinh tế.
    2.4: Mâu thuẫn giữa lợi ích của người lao động và lợi ích của người thuê mướn lao động.
    2.5: Mâu thuẫn giữa lợi ích của người cá nhân và lợi ích tập thể, lợi ích xã hội.
    2.6: Mâu thuẫn giữa kinh tế thị trường và mục tiêu xây dựng con người xã hội chủ nghĩa.
    3. Phương hướng phát triển nền kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa ở nước ta.
    3.1: Mặt tích cực và tiêu cực sau khi xây dựng nền kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa ở nước ta.
    3.1.1: Mặt tích cực.
    3.1.2: Mặt tiêu cực.
    3.2: Đường lối, chính sách, mục tiêu phát triển và vai trò của Đảng
    trong nền kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa.
    3.2.1: Những bài học về quản lí kinh tế sau hơn 15 năm thực hiện việc đổi mới kinh tế.
    3.2.2: Vai trò quản lí của Nhà nước.
    3.2.3: Đường lối, chính sách, mục tiêu phát triển nền kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa ở nước ta.

    C. Kết luận:
    D. Danh mục tài liệu tham khảo:

    A. LỜI MỞ ĐẦU
    Mặc dù là một trong những nước giành được độc lập sớm ở châu Á, đã bỏ qua chế độ tư bản chủ nghĩa, tiến thẳng lên chế độ xã hội chủ nghĩa nhưng "độc lập, tự do, hạnh phúc" chỉ đến với nhân dân Việt Nam kể từ ngày 30-4-1975 khi dân ta chiến thắng đế quốc Mĩ sau nhiều năm chiến đấu. Hâụ quả từ hai cuộc chiến tranh với đế quốc Pháp, Mĩ và những tàn dư còn sót lại từ chế độ cũ đã đẩy đất nước ta lâm vào khủng hoảng ở nhiều mặt trong đó có kinh tế, đời sống nhân dân vô cùng khó khăn, cơ sở vật chất bị tàn phá, trình độ học vấn thấp, công cụ lao động còn thô sơ .Đứng trứơc tình hình này, tại Đại hội Đảng toàn quốc lần thứ VI năm 1986, Đảng ta đã quyết định đổi mới kinh tế, thay thế nền kinh tế tập trung, quan liêu, bao cấp sang nền kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa. Công cuộc đổi mới thực sự đã làm thay đổi bộ mặt đất nước, cuộc sống nhân dân được nâng cao, củng cố, nâng cao vị thế, uy tín của Việt Nam trên trường quốc tế.
    Một nhà triết học đã từng nói: "Sự phát triển của chính trị, luật pháp, triết học, tôn giáo, văn học nghệ thuật đều dựa trên sự phát triển về kinh tế". Điều đó cho thấy, kinh tế có ảnh hưởng rất lớn tới mọi lĩnh vực của đất nước. So với các nước trên thế giới, nước ta là một nước nghèo, đang trong quá trình quá độ lên chủ nghĩa xã hội. vì vây, việc chuyển đổi cơ cấu kinh tế từ nền kinh tế tập trung quan liêu bao cấp sang nền kinh tế thị trường dưới sự quản lí của Nhà nước bên cạnh những khó khăn về kinh tế, thì những mâu thuẫn giữa cái cũ và cái mới kìm hãm sự phát triển là điều không thể tránh khỏi. Do vây, việc tìm ra một hướng đi đúng đắn, cho nền kinh tế phù hợp với hoàn cảnh đất nước, phù hợp với thế giới, với thời đại là hết sức cần thiết.
    Nghiên cứu đề tài: "Phép biện chứng về mâu thuẫn và vận dụng phân tích mâu thuẫn biện chứng trong nền kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa ở nước ta" dưới góc độ triết học, trong tổng thể mối quan hệ biện chứng sẽ giúp chúng ta hiểu một cách sâu sắc hơn, bản chất hơn những vấn đề xung quanh việc phát triển kinh tế.
    Là một sinh viên năm thứ nhất, với những hạn chế về kinh nghiệm và kiến thức nên nội dung bài tiểu luận này sẽ không tránh khỏi những thiếu sót. Do đó, em mong nhận được sự nhận xét, đóng góp ý kiến của các thầy cô, để em không ngừng học hỏi, bổ xung kiến thức nhằm không ngừng hoàn thiện mình, góp một phần sức nhỏ của mình vào công cuộc xây dựng đất nước.
    Em xin chân thành cảm ơn!
     
Đang tải...