Luận Văn Phép biện chứng về mâu thuẫn và việc phân tích mâu thuẫn giữa xây dựng kinh tế độc lập tự chủ với hộ

Thảo luận trong 'Kinh Tế Chính Trị' bắt đầu bởi Thúy Viết Bài, 5/12/13.

  1. Thúy Viết Bài

    Thành viên vàng

    Bài viết:
    198,891
    Được thích:
    172
    Điểm thành tích:
    0
    Xu:
    0Xu
    Phép biện chứng về mâu thuẫn và việc phân tích mâu thuẫn giữa xây dựng kinh tế độc lập tự chủ với hội nhập kinh tế quốc tế


    Lời nói đầu


    Trong quá trình vận động và phát triển của sự vật luôn luôn xẩy ra mâu thuẫn, đó là mâu thuẫn giữa các yếu tố trong bản thân sự vật hay mâu thuẫn giữa các sự vật với nhau. Triết học Mác-Lênin đã chỉ ra, mâu thuẫn là một tất yếu khách quan, mang tính phổ biến và có đa dạng các loại mâu thuẫn. Xác định đúng từng loại mâu thuẫn sẽ cho phép con người tìm ra được những giải pháp phù hợp, tối ưu để giải quyết mâu thuẫn, tạo điều kiện thúc đẩy sự vật phát triển. Từ lí luận mâu thuẫn, ta xem xét mối quan hệ giữa xây dựng kinh tế độc lập tự chủ với hội nhập kinh tế quốc tế.

    Toàn cầu hoá kinh tế là xu thế tất yếu khách quan trong giai đoạn hiện nay, xu thế này đang bị một số nước phát triển và các tập đoàn kinh tế tư bản xuyên quốc gia chi phối, chứa đựng nhiều mâu thuẫn, vừa có mặt tích cực vừa có mặt tiêu cực, vừa có hợp tác vừa có đấu tranh, vừa tạo ra những cơ hội cho sự phát triển nhưng cũng vừa có những thách thức đối với các quốc gia, nhất là các quốc gia đang ở trình độ kém phát triển như Việt Nam. Vì toàn cầu hoá là một xu thế, một quá trình khách quan cho nên không thể đảo ngược. Trong điều kiện thế giới ngày nay, các quốc gia không thể tẩy chay hoàn toàn toàn cầu hoá hoặc đứng ngoài quá trình toàn cầu hoá. Vấn đề đối với các quốc gia là, phải có chiến lược thích ứng và khôn ngoan để vượt qua thách thức và chớp lấy thời cơ, đồng thời phải có ý thức giữ vững chủ quyền quốc gia, độc lập dân tộc, bảo vệ toàn vẹn lãnh thổ để đưa quốc gia dân tộc mình đến chỗ phát triển và phồn vinh. Tức là phải tìm ra các giải pháp phù hợp để giải quyết tốt mâu thuẫn giữa xây dựng kinh tế độc lập tự chủ với hội nhập kinh tế quốc tế.

    Trước yêu cầu thực tế đặt ra như vậy, nên tôi đã chọn đề tài nghiên cứu "Phép biện chứng về mâu thuẫn và việc phân tích mâu thuẫn giữa xây dựng kinh tế độc lập tự chủ với hội nhập kinh tế quốc tế".

    Kết cấu bài viết gồm hai phần:

    Phần I là lí luận phép biện chứng về mâu thuẫn, trong đó đưa ra định nghĩa về mâu thuẫn, các loại mâu thuẫn và mối quan hệ giữa chúng.

    Phần II là phân tích mâu thuẫn giữa xây dựng kinh tế độc lập tự chủ với hội nhập kinh tế quốc tế; trên cơ sở đó đưa ra khuyến nghị để giải quyết một cách tốt nhất các mâu thuẫn đó.

    Chọn đề tài phù hợp với bản thân, em lập kế hoạch nghiên cứu và đã trải qua quá trình nghiên cứu khoa học thực sự, từ thu thập, xử lý thông tin đến tổng hợp và viết báo cáo. Bài tiểu luận đã phản ánh một nhãn quan khoa học của người viết về lí luận mâu thuẫn và xử lý mâu thuẫn trong thực tiễn giữa xây dựng kinh tế độc lập tự chủ với hội nhập kinh tế quốc tế. Tuy nhiên, do hạn chế về thời gian và trình độ nhận thức, bài viết không tránh khỏi thiếu sót. Em rất mong nhận được sự góp ý của các thầy cô và những người quan tâm để bài viết được hoàn thiện hơn.

    Qua bài viết này, em xin gửi lời cảm ơn đến PGS.TS Đoàn Quang Thọ và TS Phạm Văn Sinh, những người đã tận tình hướng dẫn em hoàn thành tốt bài tiểu luận này!

    Xin chân thành cảm ơn!

    Hà Nội, tháng 12 năm 2003

     
Đang tải...